Friday, May 3 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Việt Nam đang khuyết chức danh chủ tịch nước sau khi ông Võ Văn Thưởng mất chức

Chụp lại hình ảnh,Việt Nam đang khuyết chức danh chủ tịch nước sau khi ông Võ Văn Thưởng mất chức

Kỳ họp thường kỳ sắp tới của Quốc hội khóa 15 là kỳ họp thứ 7, được ấn định vào ngày 20/5.

Nhiều nhà quan sát đã nhận định với BBC rằng chức danh chủ tịch nước có thể chính thức được đưa ra để Quốc hội Việt Nam xem xét trong kỳ họp này nếu không có cuộc họp bất thường nào khác diễn ra trước thời điểm 20/5.

Hiện chức danh chủ tịch nước cần phải sớm được công bố, trong bối cảnh Việt Nam đang ra sức trấn an các nước và làm nhẹ sự nghi ngại của các nhà đầu tư nước ngoài về tính bất ổn chính trị khi chỉ trong hơn một năm đã có hai chủ tịch nước bị mất chức.

Kỳ họp Quốc hội lần này bắt đầu từ ngày 20/5 đến 28/6 tại Hà Nội trong hai đợt. Đợt 1 từ ngày 20/5 đến ngày 8/6. Đợt 2 từ ngày 17/6 đến ngày 28/6.

Theo thông tin được công bố, nội dung họp gồm điều chỉnh tiến độ 1 dự án luật, bổ sung 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết, xem xét dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, thành phố Đà Nẵng…

Tới nay, Quốc hội khóa 15 của Việt Nam đã họp 6 kỳ họp thường kỳ và 6 kỳ họp bất thường.

Vào ngày 20/3, ông Carl Thayer, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales, nhận định với BBC News Tiếng Việt ngay sau khi có tin ông Võ Văn Thưởng rời ghế chủ tịch nước:

“Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức Chủ tịch nước. Thông thường có kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 và tháng 10. Và chúng ta có thể phải đợi từ nay đến tháng 5 để Ban Chấp hành Trung ương đạt sự đồng thuận và sau đó Quốc hội sẽ bầu chủ tịch nước.”

Kỳ họp bất thường lần thứ 6 Quốc hội khóa 15 hôm 21/3 đã xem xét miễn nhiệm chức vụ chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa 15 đối với ông Võ Văn Thưởng.

Trước đó một ngày, vào ngày 20/3, ông Võ Văn Thưởng đã được Trung ương Đảng đồng ý cho thôi các chức vụ trong Đảng và Nhà nước, bao gồm chức chủ tịch nước.

Quy trình bầu chủ tịch nước?

Sau khi ông Nguyễn Xuân Phúc bị miễn nhiệm chức chủ tịch nước vào tháng 18/1/2023 thì ông Võ Văn Thưởng đã nhậm chức chủ tịch nước chưa đến hai tháng sau đó, vào ngày 2/3/2023.

Ông Thưởng đã làm chủ tịch nước theo một quy trình Đảng quyết, Quốc hội bầu như sau:

Vào ngày 1/3/2023, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 đã họp để xem xét và cho ý kiến về công tác cán bộ.

Tại cuộc họp này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Ngày 2/3/2023, ông Võ Văn Thưởng đã chính thức tuyên thệ sau khi được Quốc hội bầu trong kỳ họp bất thường.

Theo quy trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình đề cử để Quốc hội bầu chủ tịch nước.

Sau khi được bầu, chủ tịch nước sẽ tiến hành tuyên thệ nhậm chức.

Đấy là quy trình chính thức. Trên thực tế, các sắp xếp trong Đảng Cộng sản Việt Nam được coi là quyết định và việc bỏ phiếu tại Quốc hội là bước hợp pháp hóa sự sắp xếp ấy của Đảng.

Ứng viên sáng giá nào?

Hàng trên: bà Trương Thị Mai, ông Vương Đình Huệ. Hàng dưới: ông Phan Văn Giang, ông Tô Lâm.
Chụp lại hình ảnh,Hàng trên: bà Trương Thị Mai, ông Vương Đình Huệ. Hàng dưới: ông Phan Văn Giang, ông Tô Lâm.

Theo Quy định 214-QĐ/TW, để đạt tiêu chuẩn làm chủ tịch nước, cá nhân cần tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên. Ứng viên cũng cần là đại biểu Quốc hội.

Các ứng cử viên hàng đầu cho vị trí chủ tịch nước được cho là Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang.

Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học National War College (Mỹ) nhận định với BBC vào ngày 20/3 rằng nếu tân Chủ tịch nước là Đại tướng Tô Lâm thì ấn tượng “nhà nước công an trị” của Việt Nam càng đậm đà.

“Tôi nghĩ chúng ta phải xét đến bối cảnh Chỉ thị mật 24, do Bộ Chính trị Việt Nam công bố hồi tháng 7, gần đây đã bị rò rỉ. Tài liệu này đã nêu quan ngại của Bộ Chính trị về nguy cơ xảy ra cách mạng màu, diễn biến hòa bình, và tầm quan trọng của đàn áp, không chỉ nhằm vào giới bất đồng chính kiến mà còn những đối tượng tình nghi khác, xét về mặt hệ thống là nhằm vào xã hội dân sự. Điều này giống tư tưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc.”

“Chúng ta cũng nên nói đến sự thống trị của quân đội trong nền chính trị của Việt Nam, đó là sự thống lĩnh của Bộ Công an với Tô Lâm giữ vai trò lãnh đạo. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng là một cựu sĩ quan tình báo trong Bộ Công an. Có hai ủy viên Bộ Chính trị khác cũng có xuất thân từ Bộ Công an. Nếu tính ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính, thì trong số 14 ủy viên Bộ Chính trị hiện nay đã có đến 4 người là quan chức trong Bộ Công an. Đây là một điều rất đáng lưu tâm đối với người dân Việt Nam.”

Một người từng được coi là ứng viên sáng giá là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Tuy nhiên, một số diễn biến gần đây có thể làm giảm khả năng này.

Giáo sư Zachary Abuza cho rằng Bộ trưởng Quốc phòng – Đại tướng Phan Văn Giang cũng là một ứng viên cho chiếc chế chủ tịch nước, người mới có một nhiệm kỳ Bộ Chính trị.

Chiến dịch “đốt lò” chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn đang tiếp tục nóng khi trong 15 tháng qua, hai phó thủ tướng, hai chủ tịch nước và một thành viên bộ chính trị khác đã bị buộc phải từ chức.

Số lượng ủy viên Bộ Chính trị giảm từ 18 xuống còn 14 trong vòng hai năm qua. Hàng loạt bí thư, chủ tịch tỉnh đã bị bắt giữ trong thời gian gần đây.

Dự báo, lò của ông Trọng sẽ tiếp tục “đỏ lửa” ít nhất là từ đây cho tới trước Đại hội Đảng lần thứ 14 vào đầu năm 2026.

Giới quan sát nhận định rằng có thể chiến dịch “đốt lò” sẽ được các phe nhóm lợi dụng để triệt hạ đối thủ và giành lợi thế về mình, khi mà công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng 14 đang được tiến hành.

Vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn đang được dư luận đặc biệt quan tâm vì mức độ nghiêm trọng và vì có những nhận định cho rằng có liên quan đến sự kiện Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bị miễn nhiệm hồi tháng 3.

Mới đây nhất, Chủ tịch Tập đoàn Thuận An, ông Nguyễn Duy Hưng, bị bắt kéo theo hàng loạt dự án của tập đoàn này bị rà soát. Một số cán bộ tỉnh Bắc Giang cũng đã vướng vòng lao lý với cáo buộc liên quan đến Thuận An.

Đã có những đồn đoán trên mạng xã hội về khả năng tập đoàn này vào lò đồng nghĩa sẽ có “củi” mới vào lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong thời gian tới.

Share.

Leave a Reply