Monday, October 7 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Cách tiếp cận và đưa tin của báo chí Việt Nam về chuyến công du của ông Putin có sự khác biệt với nhiều tờ báo quốc tế

Chụp lại hình ảnh,Cách tiếp cận và đưa tin của báo chí Việt Nam về chuyến công du của ông Putin có sự khác biệt với nhiều tờ báo quốc tế

Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Việt Nam được báo giới không chỉ trong nước mà cả quốc tế quan tâm. Cách tiếp cận và đưa tin về sự việc cũng có sự khác biệt.

Trong những ngày vừa qua, khi viết về chuyến thăm của ông Putin, nhiều tờ báo trong nước và cơ quan ngôn luận của chính quyền tập trung vào mối quan hệ truyền thống lâu dài giữa Việt Nam và Nga, cũng như những hợp tác kinh tế, quốc phòng giữa hai nước.

Ngày 19/6, báo Nhân dân, cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã đăng tải bài viết của chính ông Putin với nhan đề “Nga và Việt Nam: Tình hữu nghị được thử thách qua thời gian”.

Trong bài viết, ông Putin đã cảm ơn “lập trường cân bằng” của Việt Nam về cuộc chiến ở Ukraine.

Trong bài viết ngày 17/6 trên Reuters đưa tin về chuyến thăm của ông Putin tới Việt Nam, người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết:

“Không có quốc gia nào nên cho Putin một nền tảng để thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược của ông ta và nếu làm vậy là cho phép ông ta bình thường hóa những tội ác của mình”.

“Nếu ông ta có thể đi lại tự do, điều này có thể bình thường hóa những vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế.”

Quốc tế ‘đánh giá cao’?

Ngày 20/6, báo Tiền phong đã có bài viết phản ánh lại nội dung của nhiều tờ báo quốc tế về chuyến thăm Việt Nam của ông Putin. Tuy nhiên, khi trích bài báo của Reuters, bài viết trên báo Tiền Phong đã lược bỏ đi các phần đánh giá tiêu cực, chỉ trích dẫn các đánh giá tích cực.

Cụ thể như sau:

Mở đầu bài viết, báo Tiền Phong đề cập một số đánh giá tích cực trong một bài báo ngày 18/6 của Reuters.

Bài viết mà tờ báo của Trung ương Đoàn đề cập có nhan đề “Treated as a pariah by the West, Putin set for warm welcome in Vietnam”, tạm dịch là “Bị phương Tây khinh ghét, ông Putin được chào đón nồng nhiệt ở Việt Nam”.

Dù nhan đề có phần “phương Tây khinh ghét”, bài báo trên Tiền Phong chỉ trích dẫn nội dung liên quan tới sự “chào đón nồng nhiệt” của người dân Việt Nam dành cho ông Putin.

Theo bài viết của Reuters, ở một đất nước bị lãnh đạo Cộng sản kiểm soát chặt và nơi tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói rằng quyền tự do ngôn luận bị hạn chế nghiêm ngặt, ông Putin ít khả năng phải đối mặt với những lời chỉ trích công khai.

Bài viết trên báo Tiền Phong đã bỏ qua ý này.

Nội dung liên quan tới việc ông Putin bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) truy nã cũng bị bỏ qua.

Cần lưu ý rằng Việt Nam không phải là quốc gia thành viên của ICC. Do đó, Việt Nam không có trách nhiệm bắt giữ ông Putin khi ông ấy đặt chân đến Việt Nam.

Bên cạnh đó, bài viết trên Reuters còn có ý như sau:

“Tương tự Moscow, Hà Nội kiểm soát chặt chẽ nội dung đưa tin của các phương tiện truyền thông trong nước.

“Các nhóm vận động phương Tây cho rằng quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam đang bị hạn chế nghiêm trọng.”

Bài viết trên báo Tiền phong sau đó còn trích dẫn thêm các đánh giá tích cực mà bỏ qua các đánh giá tiêu cực trên một số trang báo khác như Channel NewsAsia (Singapore), Al Jazeera, Bloomberg, Tass của Nga.

Nếu chỉ đọc báo Tiền Phong, người đọc có thể nghĩ rằng “báo chí quốc tế” đánh giá rất cao quan hệ Việt Nam-Nga cũng như chuyến thăm của ông Putin. Trên thực tế, các đánh giá của báo chí nước ngoài nói chung rất đa chiều, bao gồm cả tích cực, tiêu cực lẫn những đánh giá rất gay gắt.

Chụp lại video,Ông Putin đang quyền lực hơn bao giờ hết?

Giáo sư Alexander L Vuving từ trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nhận định với BBC News Tiếng Việt ngày 18/6 như sau:

“Sự biểu lộ của người dân Việt Nam đối với tổng thống Putin sẽ là thứ mà chính quyền kiểm soát rất ngặt nghèo. Thành ra người nào mà thích Nga và hoan hô Putin thì sẽ được thoải mái.

“Thế nhưng những người không thích Putin mà thậm chí là muốn phản đối thì sẽ không có đất để thể hiện được cái chuyện đó.”

Bên cạnh Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Hàn là một trong số ít “bạn bè” của Nga ở châu Á.

Hàng chục ngàn cán bộ và chuyên gia ở Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh đang giữ những trọng trách quan trọng trong bộ máy của đảng và nhà nước.

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam luôn gọi quan hệ Việt Nam – Nga là “quan hệ truyền thống đồng chí, anh em”, luôn xem Nga là “một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu của mình”.

Trong khi đó, nhiều người dân Việt Nam vẫn có tình cảm tốt đẹp với Liên Xô trước đây và nước Nga ngày nay và cũng có một giới hâm mộ ông Putin.

Quốc tế nêu những gì?

Tổng thống Vladimir Putin là nguyên thủ quốc gia đầu tiên ông Tô Lâm đón tiếp với tư cách chủ tịch nước

NGUỒN HÌNH ẢNH,MANAN VATSYAYANA/AFP/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Vladimir Putin là nguyên thủ quốc gia đầu tiên ông Tô Lâm đón tiếp với tư cách chủ tịch nước

Nếu nhìn sang báo chí quốc tế thì ngoài những khía cạnh trên, người đọc có thể thấy được nhiều khía cạnh khác.

Trong bài viết ngày 19/6 trên báo Al Jazeera, bà Lê Thu Hường, Phó Giám đốc Chương trình châu Á, Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group), nói rằng quan hệ giữa Việt Nam và Nga “sâu đậm” hơn, chứ không chỉ là đối tác an ninh quốc phòng.

“Họ từng ở cùng một phía của lịch sử, họ chia sẻ cùng một lý tưởng chống lại chủ nghĩa tư bản và đế quốc phương Tây. Di sản của lý tưởng chung này vẫn đang tồn tại,” bà nói.

Ngày 17/3, Reuters đã đưa tin về chuyến thăm của ông Putin tới Việt Nam. Theo đó, Mỹ đã gay gắt phản đối việc này.

Việc Mỹ lên tiếng phản đối một lần nữa được nhắc tới trong một bài viết ngày 20/6 trên Financial Times.

Tuy nhiên, bài viết này cũng cho rằng đường lối ngoại giao “cây tre” của Việt Nam đã thành công khi liên tục đón tiếp Mỹ, Trung Quốc và giờ là Nga.

Ngày 18/6, giáo sư Tiến sĩ Ian Storey, học giả của Viện ISEAS (Singapore), nêu đánh giá với BBC News Tiếng Việt:

“Suy cho cùng, Mỹ hiểu rằng Việt Nam có mối quan hệ lâu bền với Nga và theo thời gian, mối quan hệ của Hà Nội với Moscow sẽ trở nên kém quan trọng hơn, đặc biệt là quan hệ quốc phòng giữa hai nước.”

Bài viết nói trên của Financial Times dẫn lời ông Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu cao cấp về chính trị thuộc Viện Nghiên cứu ISEAS (Singapore), nói rằng chuyến thăm lần này có thể sẽ “có lợi cho ông Putin hơn là cho Việt Nam” khi thể hiện rằng vẫn còn quốc gia đang chào đón ông.

Liên quan đến vấn đề này, giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm, đã nêu nhận định với Reuters:

“Chuyến thăm của ông Putin tới Bắc Hàn và Việt Nam nhằm thể hiện rằng các nỗ lực cô lập Nga từ phương Tây đã không thành công, rằng Nga vẫn có đối tác ở châu Á.”

Bài viết ngày 20/6 trên trang Fulcrum của Viện nghiên cứu ISEAS cho rằng “Truyền thông Nga khả năng cao là sẽ quảng cáo chuyến thăm lần này là một chiến thắng ngoại giao trước Mỹ nhằm đánh tiếng rằng Việt Nam chưa hoàn toàn chuyển sang phe Mỹ.”

Ngoài ra, tác giả bài viết đánh giá rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể coi việc đón tiếp ông Putin là một thành tựu của đường lối ngoại giao “cây tre”.

Theo cuộc khảo sát thường niên năm 2024 của ISEAS, Nga xếp gần cuối bảng về tầm quan trọng chiến lược với khu vực ASEAN.

Chụp lại video,ÔNG PUTIN THĂM VIỆT NAM: CÓ KÝ THỎA THUẬN VŨ KHÍ MỚI?

Ngoài các yếu tố chính trị, Việt Nam được cho là sẽ tìm kiếm một thỏa thuận vũ khí với người bạn lâu năm vì các khí tài từ thời Liên Xô đã lỗi thời, bất chấp việc này sẽ khiến Mỹ phật lòng.

Liên quan tới vấn đề này, Giáo sư Vuving cho rằng:

“Vấn đề buôn bán vũ khí thì tôi nghĩ là sẽ không có trong công bố chính thức của chuyến thăm, nhưng chắc chắn sẽ được nói trong bí mật, vì Việt Nam rất cần vũ khí của của Nga để mà bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.”

Bài báo ngày 20/6 trên South China Morning Post (SCMP) dẫn lời ông Chris Miller, giáo sư tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts (Mỹ), rằng Nga đã đưa nhiều vũ khí, vốn được dự tính để xuất khẩu, tới chiến trường ở Ukraine.

Khả năng cung cấp vũ khí của Nga cho Việt Nam cũng được nhắc tới trong bài viết nói trên của trang Fulcrum.

Theo bài viết này, đang có một dấu hỏi về khả năng của Nga, sau khi ngành công nghiệp nước này phải tìm kiếm “hỗ trợ từ Trung Quốc, Triều Tiên và Iran để duy trì cỗ máy chiến tranh của mình tại Ukraine.”

Share.

Leave a Reply