Diễm Thi, RFA
Mười ngày trước khi được bầu vào chức Chủ tịch nước, ông Lương Cường với vai trò Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã đến Bắc Kinh gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và hội đàm với Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Thái Kỳ.
Tại cuộc gặp, ông Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẵn sàng cùng với Việt Nam tiếp tục duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao; đề nghị hai bên phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác, giao lưu trên kênh Đảng; triển khai tốt các cơ chế đối thoại trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh…
Báo chí hầu như không đề cập chi tiết gì khác ngoài dòng tin rất vắn tắt. Thế nhưng, với giới thạo tin, chuyến đi của ông Lương Cường sang Trung Quốc là để nhận sự đề cử và chỉ thị từ phía Trung Quốc. Trong trường hợp lãnh đạo có xuất thân từ mối quan hệ sâu sắc như thế với Trung Quốc, chúng ta khó mà mong chờ gì về một đường lối đối ngoại tự chủ của Việt Nam cũng như sự cải cách về chính trị nếu nó đi ngược lại với chủ trương khống chế Việt Nam của Trung Quốc. – LS Đặng Đình Mạnh
Việc ông Lương Cường qua Trung Quốc ngay trước khi được bầu vào chức Chủ tịch nước, được một số nhà quan sát tình hình chính trị cho rằng, có yếu tố Trung Quốc trong việc sắp xếp nhân sự thượng tầng Việt Nam.
Nhà quan sát tình hình chính trị Việt Nam, Luật sư Đặng Đình Mạnh hiện đang ở Hoa Kỳ phân tích:
“Điều này không còn là bí mật gì nữa khi tất cả các cán bộ nguồn (tức cán bộ có khả năng được cất nhắc vào các chức vụ lãnh đạo các cấp) đều bị buộc phải trải qua các khóa học kéo dài hai năm tại Trung Quốc.
Báo chí hầu như không đề cập chi tiết gì khác ngoài dòng tin rất vắn tắt. Thế nhưng, với giới thạo tin, chuyến đi của ông Lương Cường sang Trung Quốc là để nhận sự đề cử và chỉ thị từ phía Trung Quốc. Trong trường hợp lãnh đạo có xuất thân từ mối quan hệ sâu sắc như thế với Trung Quốc, chúng ta khó mà mong chờ gì về một đường lối đối ngoại tự chủ của Việt Nam cũng như sự cải cách về chính trị nếu nó đi ngược lại với chủ trương khống chế Việt Nam của Trung Quốc”.
Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, ông Lương Cường đã theo học khóa bồi dưỡng cán bộ cao cấp tại Trung Quốc trong hai năm, từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 11 năm 2013, khi còn đang là trung tướng quân đội, kiêm chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Bí thư Đảng ủy cơ quan Tổng cục Chính trị. Một năm sau, tháng 12 năm 2014 ông Lương Cường được thăng chức Thượng tướng.
Chỉ trong bốn năm, Việt Nam có đến năm vị chủ tịch nước. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột từ trần vào năm 2018, sau hai năm, 172 ngày giữ chức vụ này. Sau đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kiêm nhiệm chức vụ này trong khoảng thời gian hai năm, 164 ngày trước khi trao lại chức Chủ tịch nước cho ông Nguyễn Xuân Phúc.
Tuy nhiên Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ ở vị trí này một năm, 288 ngày trước khi phải từ chức và ông Võ Văn Thưởng được chọn vào vị trí này. Ông Thưởng cũng chỉ tại vị được một năm, 18 ngày.
Đại tướng công an Tô Lâm thay ông Võ Văn Thưởng giữ chức Chủ tịch nước, và sau đó là chức Tổng bí thư, tạo ra đồn đoán về tham vọng nhất thể hóa như thể chế chính trị Trung Quốc hiện tại. Nhưng điều đó đã không trở thành hiện thực khi vào chiều ngày 26 tháng 8 năm 2024, sau phiên họp bất thường thứ tám của Quốc hội khóa 15, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đưa ra Thông tin Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành bầu Chủ tịch nước vào tháng 10 năm 2024.
Một nhà quan sát tình hình chính trị trong và ngoài nước, Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nhận định:
“Sự xuất hiện của ông Tô Lâm trên trường quốc tế với tư cách là Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư, một vị trí như một nguyên thủ quốc gia có tầm ảnh hưởng trong các diễn đàn đa phương, đã gây lo ngại cho Trung Quốc. Với việc công khai ủng hộ quan hệ sâu sắc hơn với phương Tây, ông Tô Lâm dường như đang đi ngược lại lợi ích chiến lược của Bắc Kinh. Trung Quốc luôn tìm cách giữ Việt Nam trong quỹ đạo ảnh hưởng của mình, tránh để Việt Nam rơi vào tay các liên minh quốc tế do Mỹ lãnh đạo.
Việc ông Lương Cường lên thay Tô Lâm vào đúng thời điểm này có thể là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đã thành công trong việc cô lập phe cải cách ở Việt Nam. Trung Quốc không muốn Việt Nam tiến gần hơn với phương Tây và sẽ tìm mọi cách để duy trì ảnh hưởng của mình tại Hà Nội. Sự thay đổi nhanh chóng ở vị trí Chủ tịch nước, từ một nhân vật cải cách sang một người thân cận với quân đội và có mối liên hệ gần gũi với Trung Quốc, có thể là một phần trong chiến lược dài hơi của Bắc Kinh nhằm bảo vệ lợi ích của mình tại khu vực Đông Nam Á”.
Trung Quốc đã sử dụng ông Lương Cường, người được cho là thân cận với ông Nguyễn Phú Trọng và có mối quan hệ gần gũi với Bắc Kinh, để giữ Việt Nam nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc, theo Luật sư Vũ Đức Khanh.
Không chỉ ông Lương Cường sang Trung Quốc trước khi nhậm chức Chủ tịch nước, chuyện lãnh đạo cao cấp sang thăm Trung Quốc trước khi thăm chính thức Hoa Kỳ, cũng là điều được dư luận bàn tán.
Cụ thể, chỉ hai tuần sau khi nhận thêm chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 18 tháng 8 năm 2024, ông Tô Lâm đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên kể từ khi nhậm chức. Ông Tô Lâm miêu tả mối quan hệ song phương này là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và gọi chuyến thăm lần này là sự tái khẳng định việc đánh giá cao quan hệ với Trung Quốc của Đảng và Chính phủ Việt Nam.
Chuyến thăm Trung Quốc diễn ra chỉ một tháng trước khi ông Tô Lâm tới New York tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 và sau đó gặp gỡ Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Báo nhà nước Việt Nam cho biết mục đích của chuyến thăm Trung Quốc này là để “củng cố và duy trì ổn định trong các quan hệ song phương, lót đường cho việc giải quyết những bất đồng giữa hai bên, và đóng góp xây dựng một môi trường hoà bình và ổn định”.
Trước ông Tô Lâm, tháng 4 năm 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng sang Trung Quốc gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi sang thăm chính thức Hoa Kỳ vào tháng 7 cùng năm. Lúc bấy giờ, ông Nguyễn Minh Cần, một trong những người đầu tiên bỏ Đảng Cộng sản Việt nam, nói với RFA:
“Trước khi ông Nguyễn Phú Trọng đi sang Hoa Kỳ thì cũng phải nhớ ông đã đi qua Bắc Kinh, đã gặp tổng bí thư và chủ tịch nước Trung Quốc, thì ta thấy đường lối của Việt Nam thể hiện qua ông Nguyễn Phú Trọng và cả đoàn đại biểu là một đường lối khuất phục rõ ràng trước những bước tiến công của Trung Quốc.”
Leave a Reply