Tuesday, December 10 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Hôm nay, 26/11/2024, đại sứ các nước thành viên NATO và Ukraina họp tại Bruxelles sau vụ Nga bắn thử tên lửa đạn đạo vào lãnh thổ Ukraina, làm dấy lên căng thẳng giữa các nước đồng minh của Kiev với Matxcơva.

Ukraine's President Volodymyr Zelenskiy and NATO Secretary-General Mark Rutte shake hands, at the Alliance headquarters in Brussels, Belgium October 17, 2024
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky (T) và tổng thư ký NATO Mark Rutte tại trụ sở NATO ở Bruxelles, Bỉ, ngày 17/10/2024. REUTERS – Yves Herman
AFP cho biết, cuộc họp của Hội đồng NATO – Ukraina, một cơ chế được thành lập vào năm 2023 để tạo thuận lợi cho đối thoại giữa Kiev và Liên minh Bắc Đại Tây Dương, được tổ chức theo yêu cầu của Kiev, nhằm thảo luận về « tình hình Ukraina ».

Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh ngày 21/11, Nga oanh kích Ukraina bằng tên lửa đạn đạo tầm trung đời mới nhất và không mang đầu đạn hạt nhân, đồng thời tuyên bố sẽ có các cuộc không kích kiểu này nếu Ukraina sử dụng tên lửa phương Tây bắn vào lãnh thổ Nga. Tổng thống Vladimir Putin còn đe dọa trả đũa những nước cung cấp cho Ukraina các loại vũ khí như thế, cho rằng xung đột đã mang tính chất « toàn cầu ».

Ngay ngày hôm sau vụ bắn thử tên lửa của Nga, Ukraina đã kêu gọi các nước đồng minh phương Tây cung cấp thêm cho Kiev nhiều hệ thống phòng không tối tân hơn, vào lúc Matxcơva khẳng định tên lửa « Orechnik » là loại khó thể bắn chặn.

Theo ghi nhận của AFP, các nhà ngoại giao của NATO tỏ ra thận trọng về kết quả cuộc họp. Đại sứ của Liên minh sẽ tái khẳng định vũ khí mới này của Nga sẽ không ngăn cản các nước thành viên « tiếp tục hậu thuẫn Ukraina ».

Căng thẳng gia tăng vào lúc các nước đồng minh của Mỹ tại châu Âu quan ngại là với việc Donald Trump trở lại Nhà Trắng, Washington có thể sẽ ngừng hỗ trợ quân sự cho Kiev và đạt một thỏa thuận với Matxcơva gây bất lợi cho Kiev.

Trong bối cảnh đó, nhật báo Pháp Le Monde dẫn nhiều nguồn tin cho biết Pháp và Anh Quốc đang thảo luận về khả năng gởi binh sĩ và các tập đoàn quân sự tư nhân đến Ukraina. Hôm 22/11, ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot, trả lời phỏng vấn đài BBC, kêu gọi các nước đồng minh phương Tây « không nên vạch ra các lằn ranh đỏ » trong việc hậu thuẫn Ukraina.(RFI)

Share.

Leave a Reply