Friday, May 3 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Mời đọc bản tin VNExpress

Đại hội đồng LHQ yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine

Đa số thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 2/3 bỏ phiếu lên án chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine và yêu cầu rút quân.

Phiên họp khẩn ngày 2/3 được triệu tập bởi Hội đồng Bảo an LHQ diễn ra tại New York, Mỹ. Lần gần nhất Hội đồng Bảo an triệu tập phiên họp khẩn tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là vào năm 1982.

141 trong số 193 thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết lên án chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. Có 5 thành viên bỏ phiếu chống và 35 thành viên bỏ phiếu trắng, trong đó có Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Nga, Syria và Belarus nằm trong nhóm 5 nước bỏ phiếu chống.

Ngoài lên án chiến dịch quân sự Nga tại Ukraine, nghị quyết còn “yêu cầu Nga lập tức rút tất cả lực lượng quân sự khỏi lãnh thổ Ukraine, trong đường biên giới được quốc tế công nhận, toàn diện và vô điều kiện”.

Nghị quyết của Đại hội đồng không mang tính ràng buộc đối với thành viên Liên Hợp Quốc nhưng có khả năng tác động chính trị.

Đại hội đồng LHQ bỏ phiếu lên án chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine ngày 3/3. Ảnh: Reuters.

Đại hội đồng LHQ bỏ phiếu lên án chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine ngày 3/3. Ảnh: Reuters.

Phát biểu trong phiên họp khẩn, Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield cáo buộc Nga gây thiệt hại đối với nhiều cơ sở hạ tầng dân sự, trong đó có hệ thống cấp nước và khí đốt cho hàng triệu người. Bà cho rằng chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine cũng có dấu hiệu leo thang gây ảnh hưởng đến dân thường.

Trong khi đó, Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia phủ nhận thông tin Nga nhắm đến mục tiêu dân sự. Ông cảnh báo nếu Đại hội đồng thông qua nghị quyết, tình hình Ukraine có thể leo thang nghiêm trọng hơn.

“Thông điệp của Đại hội đồng đã rõ: Chấm dứt những hành động thù địch ở Ukraine ngay lập tức. Ngừng bắn. Mở cửa cho đối thoại và ngoại giao ngay lúc này. Toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine phải được tôn trọng theo đúng Hiến chương Liên Hợp Quốc”, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói về kết quả bỏ phiếu.

“Chúng ta không được bỏ phí một giây phút nào nữa. Tác động thảm khốc của xung đột đã rõ. Tình hình người dân Ukraine đang rất nguy cấp và còn có nguy cơ tồi tệ hơn. Đây là một quả bom nổ chậm”, ông cảnh báo.

Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ngày 24/2, đặt mục tiêu chính thức là “phi vũ trang và phi phát xít hóa Ukraine”. Sau hơn 6 ngày triển khai chiến dịch, lực lượng Nga đến nay đã kiểm soát được Berdyansk, thành phố duyên hải ở đông nam Ukraine. Nga cũng tuyên bố kiểm soát Kherson ở miền nam nước này nhưng Ukraine bác bỏ.

Lực lượng Nga đang tăng cường bao vây các thành phố lớn khác của Ukraine, trong đó có thủ đô Kiev và Kharkov ở phía đông bắc.

Điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 28/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh một giải pháp hòa bình chỉ khả thi “khi lợi ích an ninh hợp pháp của Nga được tính đến vô điều kiện”, bao gồm “công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea, hoàn thành nhiệm vụ phi quân sự hóa và phi phát xít hóa nhà nước Ukraine, cũng như đảm bảo trạng thái trung lập của Kiev”.

Hai nước đang tiến vào đàm phán với Belarus là nước trung gian tổ chức. Phái đoàn Nga cho biết vòng đàm phán thứ hai dự kiến diễn ra trong ngày 3/3, khi đoàn đại diện từ Kiev đến nơi. Nga cam kết sẽ mở hành lang an toàn cho phái đoàn Ukraine di chuyển đến Belarus.

Các điểm giao tranh tại Ukraine. Đồ họa: NY Times. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Các điểm giao tranh tại Ukraine. Đồ họa: NY Times. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Share.

Leave a Reply