Friday, May 3 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
August 14, 2022
LONDON, Anh (NV) – Bên cạnh các vấn đề thường thấy như kinh tế, lạm phát… trong các cuộc bầu cử ở nhiều quốc gia trên thế giới, từ Anh sang Úc tới Mỹ, đang có thêm một vấn đề khác đó là “mối đe dọa Trung Quốc,” theo AP hôm Chủ Nhật, 14 Tháng Tám.

Một thí dụ điển hình là hai chính trị gia đang giành chức thủ tướng Anh, bà Liz Truss và ông Rishi Sunak, trong cuộc tranh luận trực tiếp truyền hình tháng qua đã tìm cách chứng minh rằng mình mới là người có lập trường cứng rắn nhất đối với Trung Quốc.

Hàng không mẫu hạm Trung Quốc ở Hồng Kông. (Hình minh họa: Anthony Wallace/AFP via Getty Images)

Đây là sự khác biệt rõ ràng với chính sách của Thủ Tướng Boris Johnson là tìm cách duy trì sự thân thiện với Trung Quốc.

Nhiều quốc gia từ nhiều năm nay luôn phải cân bằng đầu tư và thương mại với Trung Quốc, nền kinh tế lớn hàng thứ nhì thế giới, đối với sự bành trướng thế lực quân sự ngày càng hung bạo của quốc gia này, bên cạnh các quan tâm về vi phạm trầm trọng nhân quyền, gián điệp thương mại.

Chiều hướng hiện nay là phải cứng rắn hơn với Trung Quốc, như thấy từ các phản ứng ở Mỹ, Âu Châu, Nhật và Úc sau khi Trung Quốc mở các cuộc tập trận đầy khiêu khích tiếp theo chuyến thăm Đài Loan của Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi hồi tuần qua, cùng là báo động của các cơ quan tình báo Tây Phương về nỗ lực do thám gián điệp và can dự của Bắc Kinh vào vào nội tình chính trị nhiều quốc gia trên thế giới.

Ông Andreas Fulda, giáo sư đại học University of Nottingham, chuyên gia về Trung Quốc, nói rằng các chính trị gia Anh nay có cái nhìn “rõ ràng hơn về Trung Quốc,” so với các quốc gia láng giềng Châu Âu.

Giáo sư Fulda nói rằng “Anh chú ý kỹ hơn về những gì xảy ra ở Úc và cuộc tranh luận ở Anh hiện nay về đe dọa của Trung Quốc đã đi sớm hơn là ở lục địa Châu Âu.” (V.Giang) [kn]

Share.

Leave a Reply