Friday, May 3 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
                      
Chuyện đã lâu lắm rồi. Nó vốn gốc Do Thái, là phiên dịch của đoàn Mỹ. Phải công nhận nó thông minh, ứng biến rất linh hoạt, lại rất đẹp trai, mà mới 28 tuổi. Phiên dịch của đoàn ta cũng rất xịn rồi nhưng vẫn “ngại” nó. Nó có tên Việt Nam là Hai.
Hội đàm giữa hai bên xong, đến tiệc chiêu đãi, tôi chọn ngồi bên cạnh nó. Tôi hỏi nó:
– Hai này, em học tiếng Việt ở đâu mà giỏi thế?
– Em học ở Ha – Oai 6 tháng, rồi sang Việt Nam học 4 năm rưỡi ở Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, anh ạ. Tiếng Việt em “hơi bị giỏi” đấy!
Thấy thằng Tây khoe giỏi tiếng Việt, tôi cảm thấy tự ái nhưng cũng ngầm nể nó.
Tôi bảo:– Hôm nay ăn xong, em và anh ở lại chơi với nhau chút. Anh muốn học thêm ở em một số ngôn ngữ tiếng Anh và muốn nói với em vài câu về ngôn ngữ tiếng Việt. Thấy em dịch chiều nay cho đoàn Mỹ chưa chuẩn. Nó đồng ý ngay lập tức.
Chờ cho thành viên hai đoàn lên phòng ngủ, tôi và Hai ngồi ở sảnh lễ tân. Tôi chỉ vào quầy bán đồ lưu niệm bảo nó:
– Anh thấy em giỏi tiếng Việt thế, bây giờ em hãy thử giải thích một số từ ngữ tiếng Việt. Nếu em không giải thích được thì mua tặng anh từng đồ lưu niệm kia. Ví như cái cắt móng tay, đôi tất, khăn mùi xoa… Nếu Em hỏi anh mà anh không giải thích được, anh cũng làm như thế.
  Giao kèo xong, tôi hỏi nó:
– Tiếng Anh có bao nhiêu từ có nghĩa là “ăn” ?
– Một từ.
– Tiếng Việt có bao nhiêu từ có nghĩa là ăn?
– Cũng có một từ.
–  Không, tiếng Việt có rất nhiều từ có cùng nghĩa “ăn”, như: nốc, tọng, xơihốc, chéndùng cơm
Nó lấy cuốn sổ tay trong cặp ra, ghi chép rất cẩn thận. Nó đứng lên bảo cô bán hàng lưu niệm :
– Bán cho anh cái khăn mùi xoa.
Rồi nó gấp lại, đặt trước mặt tôi. Tôi hỏi tiếp:
– Tiếng Anh có bao nhiêu từ chỉ mầu đen?
– Chỉ có một từ black (đen) thôi anh ạ.
– Vậy tiếng Việt có bao nhiêu từ chỉ mầu đen?
– Em thấy cũng chỉ có một từ “đen” thôi ạ.
– Không phải, tiếng Việt có rất nhiều từ chỉ màu đen.
 Chó đen gọi là chó mực. Mực đen gọi là mực tầuMèo đen gọi là mèo mun. Ngựa đen gọi là ngựa ô. Mắt đen gọi là mắt huyền. Quần đen của phụ nữ gọi là quần thâm… Nhiều không kể hết em ạ.
 Nó cười như nắc nẻ, lại đứng lên, mua đôi tất để xuống bàn. Tôi nói cho nó về từ “chết”, ở Việt Nam có vô số : nghẻo, tịch, đi rồi, mất rồi, từ trần, tạ thế, khuất núi, hai năm mươi, mệnh chung, viên tịch…. Nhìn nó vẻ trầm tư, tôi nghĩ thầm: “Đến hạng gạo cội ngôn ngữ tiếng Việt là Đào Duy Anh còn chưa dịch hết mọi ngôn ngữ của truyện Kiều nữa là thằng “Mắt xanh mũi lõ”. Lúc nào cũng “dương dương tự đắc” giỏi tiếng Việt, nay “bố” cho mày nhừ đòn.
– Bây giờ em giải thích cho anh câu: “Già dái non hột” xem thế nào
   Nó cắm tăm dễ đến dăm phút. Miệng lẩm bẩm:
– Dái sinh ra cùng với người, người bao nhiêu tuổi thì dái bấy nhiêu tuổi. Sao lại dái già mà hột non được?
    Thấy nó lắc đầu chịu, tôi bảo:
– Việt Nam là vùng khí hậu nhiệt đới, nhất là phía Nam, nắng nóng quanh năm, các trái cây bị rám nắng, tưởng quả nó già nhưng hạt vẫn còn non. Câu ấy được hiểu là “Già trái non hạt” Em ạ.
Đến khi tôi bắt nó giải thích câu: Làm như “Dán bùa L. mèo ” thì kể như hắn chết tửng! Nó bảo tôi là Mai phờ – rô – phéc – sơ (Giáo sư của nó).
 
  Tôi xách một túi “chiến lợi phẩm” về phòng, cứ cười thầm: “Mẹ bố mấy thằng Tây! Học được vài từ đã vội ra oai.
Cụ mày bạc đầu còn chưa hiểu tường tận chữ và nghĩa đây này. 
Quê tao “chiếu mà không có hoa thì gọi là chiếu đậu
Cháo mà không có đậu gọi là cháo hoa” thì đến
 
Cụ tổ nhà mày    cũng “bó tay” con ạ. 😆😄😅
 
Sưu tầm
Share.

Leave a Reply