Friday, May 3 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Dẫn nhập: Tựa bài viết này là tôi “thuổng” từ bài “NHÀ VĂN, NHÀ XÍ” của tác giả Sức Mấy. Bài viết “Nhà văn nhà xí” của ông Sức Mấy (Đinh Từ Thức) rất sâu sắc và hợp tình, hợp lý. Đề nghị nhà cầm quyền CSVN nên thực thi để đất nước ta có thêm học vị…” Doctor Restroom” và “lăng Bác” được thành “Điện Xí”!

*

Cách đây mấy năm, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Cộng đã tổ chức “Ngày Thơ Việt Nam” nhưng mấy ông nhà văn, nhà thơ khác lại cứ nhất định gọi là “Ngày Dơ Việt Nam” vì ông Hữu Thỉnh cho treo ảnh “lộng kiếng” của ông ta và ông Nguyễn Khoa Điềm cùng với các nhà văn, nhà thơ tiền bối đã qua đời như Cao Bá Quát, Tản Đà… nhưng lại làm chuyện lấy râu ông nọ cắm cằm ngài kia chẳng ra làm sao cả.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, tiền nhiệm của nhà thơ Hữu Thỉnh đã từng là Bộ Trưởng Văn Hóa-Thông Tin, sau trở thanh Trưởng ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương (2001-2006). Cùng với Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm được các nhà văn, nhà thơ khác gọi là “những nhà thơ sát nhân”!

Còn nhớ cách đây 12 năm, khi biểu tình ngày 5 tháng 6 năm 2011 đã có nhiều cơ quan thông tin ngoại quốc và các bloggers từ trong nước đưa tin; trong khi đó thì Đảng và Nhà Nước ta

“lại phát huy truyền thống bịp bợm” cho rằng các cơ quan truyền thông của nước ngoài là loan tin thất thiệt!

Đặc biệt có bản tin của nhà thơ Đỗ Trung Quân (ĐTQ) viết trong facebook của ông ta kể về

“cuộc đối thoại khá căng thẳng” ở văn phòng thành đoàn giữa những người lãnh đạo của cơ quan này với các ông Lê Hiếu Đằng, Lê Công Giàu, Huỳnh Tấn Mẫm.

Theo ĐTQ, thì Lê Công Giàu là cựu Phó bí thư thường trực thành đoàn, “khét tiếng kiên cường trong tù đày.” , Lê Hiếu Đằng, “ngay cả khi giữ các trọng trách vẫn không vì phú quí vinh hoa, cứ theo lẽ phải mà tranh đấu (!)”. Huỳnh Tấn Mẫm, Tổng hội Sinh viên Sàigòn, “một người không chỉ nổi tiếng trong nước mà thành tích đấu tranh trước 1975 của ông còn làm tốn nhiều giấy mực của báo chí quốc tế”.

Theo ĐTQ thì “cuộc đối thoại có lúc khá căng thẳng. Họ là những người từng đứng cùng chiến tuyến chống Mỹ trước 1975”.

Chắc mọi người chưa quên bài hát có câu thơ rất là mất dạy:

“Quê hương là chùm khế ngọt.

Ai xa quê hương thì không lớn thành người!”

mà Đảng và Nhà nước đã cho phổ biến rầm rộ để mạt sát những người Việt tỵ nạn cộng sản.

Trong khi chính tác giả bài thơ là nhà thơ ĐTQ phải biết rõ những người Việt phải đau long mà rời bỏ quê hương, đất nước vì đã không thể sống cùng người cộng sản đã cai trị đất nước Việt Nam như là một đoàn quân ngoại nhập.

Tôi nhớ có đọc ở đâu đó, ông ĐTQ có giải thích là cái “Ai xa quê thì không lớn thành người” là do “ai đó” thêm vào chứ không phải là của ông ta. Sao không giải thích ngay sau khi bài hát bôi bác người Việt tỵ nạn được phổ biến, mà lại để khi mọi chuyện là “sự đã rồi”, mới giải thích – cứ như là chém người ta xong rồi xức thuốc!

Bài tường thuật cuộc biểu tình của ĐTQ với những lời xưng tụng Lê Hiếu Đằng, Lê Công Giàu, Huỳnh Tấn Mẫm cho mọi người thấy rõ “tư cách” của nhà thơ ĐTQ khi ông ta viết:

“Họ là những người từng đứng chung chiến tuyến chống Mỹ trước năm 1975!”

Ngay khi VC tấn chiếm Sàigòn và đem cái tên Hồ Chí Minh chó chết đặt tên cho thành phố này, nhà văn Dương Thu Hương đã đưa ra nhận xét của bà như sau: “Khi đội quân chiến thắng vào Sàigòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách lảng phí!”

Trong khi đó thì “những kẻ chống Mỹ cứu nước” như Lê Hiếu Đằng (đã quá vãng), Lê Công Giàu, Huỳnh Tấn Mẫm… hãnh diện nhận lãnh những chức vụ quan trọng trong guồng máy cai trị của VC. ĐTQ là một người trong kẽ răng còn dính hạt gạo Miền Nam lại đi làm bài thơ ca tụng “quê hương là chùm khế ngọt”; trong khi bà nhà văn Dương Thu Hương vốn là “thanh niên xung phong” trong đoàn quân “đi B” theo đường mòn Hồ Chí Minh lại “sáng con mắt ra” khi nhìn thấy những thực tế phũ phàng. Chuyện lạ là sau 42 mà những kẻ như ĐTQ, Lê Hiếu Đằng, Lê Công Giàu, Huỳnh Tấn Mẫm… cũng chỉ là những Văn Vĩ (*).

*

Cũng thời gian đó, một ông nhà thơ VC cũng đã từng đảm trách một chức vụ rất lớn trong BCT Đảng CSVN là ông nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, về cuối đời đã thú nhận là “Bây giờ thì tôi chỉ còn chường mặt trong thơ!”

Hãy nghe Nguyễn Khoa Điềm lúc đó trả lời phóng viên báo Lao Động như sau:

“Việt Nam đã bị mất mát nhiều về văn hóa do bị chiến tranh, nhưng cũng chính do chúng ta làm mất. Khi đã thiếu văn hóa, con người ta rất dễ làm điều xằng bậy. Tôi thấy, bây giờ trong ứng xử với nhau, cái gì mà con người ta có thể bày tỏ thái độ là họ bày tỏ rất thô bạn… Người ta không thích và ngại tiếp xúc với chính quyền, bởi “những người đầy tớ của dân” luôn vòi vĩnh, lạnh nhạt với dân. Đó là sự biểu hiện của một sự xuống cấp về văn hóa giao tiếp, văn hóa hành chính, ứng xử. Với một guồng máy như vậy thì làm sao đất nước phát triển khi thiếu sự tin cậy giữa chính quyền với người dân. Hiện dân chỉ đối phó với chính quyền. Tôi không rõ chúng ta điều chỉnh vấn đề này như thế nào?

… Tôi thường nói với một vài anh em, hiện tại tôi như gái đã có chồng. Mà chồng thì chỉ một thôi. Tức là dù chồng có chết đi rồi, thì tôi cũng chỉ một chồng chứ không tái giá hay léng phéng tìm đối tác. Tôi sống với xã hội này cũng như vậy. Tôi biết mình đã gắn bó, đã được nuôi dưỡng từ trong máu thịt với hệ thống xã hội, với chế độ này. Tôi luôn gắn bó một lòng, nhưng không hẳn những suy nghĩ của tôi hôm nay tôi cũng phải suy nghĩ như hôm qua cả.

Tôi phải có những suy nghĩ mới của tôi về tất cả mọi chuyện.

… Bây giờ thì tôi chỉ còn chường mặt trong thơ. Thơ thì phải cứ thật lòng mình, không thể giấu mình, không thể nói dối”.

*

Đây không phải là một bài viết tranh luận về chuyện “thơ thì phải cứ thật lòng mình, không thể giấu mình, không thể nói dối” – như nhà thơ cung đình Nguyễn Khoa Điềm đã bốc phét!

Mọi người đều biết nhà thơ Lưu Trọng Lư đã làm nhiều người rung động qua những câu thơ:

“Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức?

Em không nghe rừng thu

Lá thu kêu xào xạc

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô…”

Đến, nay thì không ai tin những câu thơ Lưu Trọng Lư viết:

“… Ngủ rồi ngủ rồi những đau buồn đêm trước

Lá vàng không lạnh lá vàng rơi Và nai vàng không ngơ ngác nữa em ơi…” là “thật lòng mình”.

Cũng như đến nay, mọi người đều cảm thấy thương hại Xuân Diệu đã “lột xác” chứng tỏ lập trường bằng cách “đốt đuốc thiêu thơ mình” qua các bài thơ:

“Mỗi lần tranh đấu gay go

Chúng con lại được Bác Hồ tới thăm.

Nghe lời Bác dạy khuyên răn,

Chúng con ước muốn theo chân của người…

Chúng con thề nguyện một lời:

Quyết tâm thành khẩn: Lột người từ đây!”

“Tôi cùng xương cùng thịt với NHÂN DÂN tôi

Cùng đổ mồ hôi cùng sôi nước mắt…”

Và chính “tiền bối” của Nguyễn Khoa Điềm là Tố Hữu, đệ nhất cao thủ nịnh bơ của chế độ VC cũng đã thú nhận là ông ta chỉ tưởng tượng, bốc phét khi làm bài thơ ca tụng trận đánh Điện Biên Phủ.

*

Có người, ngay sau khi VC tấn chiếm miền Nam đã “sáng mắt” nhận ra là mình chỉ đến… thiên đường mù; trong khi đó, đã 48 năm mà vẫn còn có những kẻ “giả đui dòm… đồ!”

Đúng là chuyện lạ thời xã nghĩa.

Về câu hỏi của ông nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: “Hiện dân chỉ đối phó với chính quyền. Tôi không rõ chúng ta điều chỉnh vấn đề này như thế nào?”, theo tôi, ông Nguyễn Khoa Điềm đã “giả đui dòm… đồ”; bởi vì Đảng và Nhà Nước của ông đã bắt giam, bỏ tù, đánh chết người dân; chứ có ai thấy “dân chỉ đối phó với chính quyền”?

“Treo cổ quan thơ trên vòm sắt

Nghển đầu dân chúng dưới nền sân”

Xin mượn hai câu thơ của blogger Nguyễn Chí Tuyến để kết thúc bài tản mạn về thơ văn thời xã nghĩa này.

(*) một nhạc sĩ rất có tài nhưng bị mù.

LÃO MÓC

 

Share.

Leave a Reply