Tuesday, April 30 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Bệnh nhân tiểu đường thường phải kiêng khem nhiều thứ, nhất là các món ngọt và nhiều tinh bột, để kiểm soát sự phát triển của bệnh. Chính vì vậy, người tiểu đường nên ăn gì luôn là vấn đề “nan giải”, vì không biết phải ăn gì để vừa kiểm soát bệnh mà còn không gây tăng cân.

Theo các chuyên gia, khi chọn món ăn vặt cho người tiểu đường, chỉ cần nhớ một nguyên tắc duy nhất là chọn những món nhiều chất xơ, protein và chất béo. Nguyên do là những dưỡng chất này sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, thậm chí còn giúp giảm cân nhanh nếu sử dụng đúng cách.

Vậy người tiểu đường nên ăn gì? Có thể tham khảo 5 món ăn vặt sau đây để áp dụng cho người bị tiểu đường. Kể cả khi không mắc bệnh, những món này cũng chứa ít calorie nên có thể ăn nhiều mà không gây tăng cân:

1. Yogurt kèm trái cây

Hai thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ tạo nên món ăn nhẹ tốt cho người tiểu đường. Cụ thể, trái cây giàu chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương các tế bào ở tuyến tụy – cơ quan chịu trách nhiệm giải phóng các hormone làm giảm lượng đường trong máu.

Phần còn lại, yogurt lại nhiều men vi sinh với công dụng làm giảm lượng đường trong máu, bằng cách cải thiện khả năng chuyển hóa thực phẩm chứa đường trong dạ dày. Loại thực phẩm này cũng giàu protein, ít calorie nên giúp hạ đường huyết hiệu quả. Hãy ăn cả hai cùng với nhau để tận hưởng gấp đôi lợi ích.

2. Bắp rang không bơ đường 

Món ăn vặt này cực tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì có hàm lượng calorie thấp: 8g bắp rang chỉ chứa khoảng 30 calo. Nhờ vậy mà hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm lượng đường máu và điều trị bệnh tiểu đường loại 2 .

Nhìn chung, các sản phẩm bắp rang bán sẵn đều chứa quá nhiều muối và đường, ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe. Do vậy nên mua bắp về tự làm tại nhà.

Bắp rang bơ không thêm gì tuy khó ăn nhưng lại cực tốt để kiểm soát đường huyết.

3. Trứng luộc

Chỉ cần mở tủ lạnh lấy trứng và luộc lên, bạn đã có ngaymón ăn vặt nhẹ bụng mà không gây tăng cân. Theo các chuyên viên dinh dưỡng, trứng luộc là “bạn thân” với bệnh nhân tiểu đường, chúng chứa hàm lượng protein cao có tác dụng giữ cho đường huyết không tăng mạnh sau khi ăn.

Bên cạnh đó, ăn trứng còn mang lại cảm giác no lâu, hạn chế cơn thèm ăn sau đó nên rất hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường loại 2. Mỗi khi đói, ăn một quả trứng luộc sẽ giúp hạn chế nguy cơ thừa cân và các bệnh tim mạch nguy hiểm.

4. Hạnh nhân (almond)

Theo chuyên trang sức khỏe Healthline, hạnh nhân là một món ăn vặt rẻ tiền nhưng giúp kiểm soát lượng đường trong máu cực tốt. Hạnh nhân là sự kết hợp giữa chất xơ, protein và chất béo lành mạnh – những chất đóng vai trò quan trọng kiểm soát bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hạnh nhân còn giúp giảm nồng độ insulin – hormone khiến các triệu chứng tiểu đường trở nên nghiêm trọng nếu tăng cao.

Một nắm hạnh nhân (28g) cung cấp hơn 15 loại vitamin và khoáng chất gồm 32% mangan, 19% magiê và 17% riboflavin theo lượng khuyến nghị hàng ngày. Nên ăn khoảng một nắm hạnh nhân/ngày là tốt nhất, đừng ăn quá nhiều, không tốt.

5. Táo và bơ đậu phộng

Vốn dĩ táo đã có nhiều lợi ích, cộng thêm sự kết hợp với bơ đậu phộng sẽ tạo nên một món ăn vặt hoàn hảo cho bệnh nhân tiểu đường. Táo giàu vitamin B, C và kali… trong khi bơ đậu phộng cung cấp nhiều vitamin E, magie và mangan – những dưỡng chất được đánh giá cao khi kiểm soát đường huyết .

Thêm vào đó, táo và bơ đậu phộng đều rất giàu chất xơ, giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Các chất chống oxy hóa polyphenol trong táo còn giúp bảo vệ các tế bào tuyến tụy khỏi tổn thương. Bạn có thể kết hợp ăn cả hai hoặc dùng bơ đậu phộng với các loại trái cây khác (chuối, lê…) cũng tốt.

Một số lưu ý khi chọn món ăn vặt cho người tiểu đường:

Điều quan trọng bạn cần lưu ý khi chọn đồ ăn vặt cho bệnh nhân tiểu đường là lượng carbohydrate. Những thực phẩm nhiều carbohydrate sẽ làm tăng mạnh đường huyết, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Một bữa ăn phụ của người bị tiểu đường chỉ nên chứa 15g carbohydrate, bằng một quả táo hoặc lát lát bánh mì nhỏ.

Ngoài ra, cũng nên lưu ý ba điều sau khi chọn mua đồ vặt cho người tiểu đường:

– Hạn chế những món ăn vặt nhiều đường nhưng không có dinh dưỡng, chẳng hạn như bánh, kẹo hay chocolate…

– Ưu tiên mua rau củ, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc nguyên cám vì chúng rất bổ dưỡng, giúp kiểm soát đường huyết tự nhiên.

– Khi mua đồ ăn vặt cho người tiểu đường, cần đọc kỹ thông tin và thành phần trên bao bì để chọn đúng sản phẩm ít đường, hoặc những sản phẩm phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.

(Theo Heathline, Webmd)

Người mắc bệnh tiểu đường có thể uống các loại nước nào?

Bảo Vy

Chế độ ăn uống không phù hợp có thể gây biến động đường huyết, ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát bệnh và tăng khả năng biến chứng. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường đau đầu nhất là ăn như thế nào, thậm chí một số bệnh nhân không biết uống gì khi khát. 

Đái tháo đường là một căn bệnh có yêu cầu về chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Chế độ ăn uống không phù hợp có thể gây biến động đường huyết, ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát bệnh và tăng khả năng biến chứng. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường đau đầu nhất là ăn như thế nào, thậm chí một số bệnh nhân không biết uống gì khi khát.

Bệnh tiểu đường uống nước mật ong được không?

Bệnh nhân tiểu đường có thể uống nước mật ong, nhưng họ nên uống mật ong có đường fructose. 

Trong thành phần chính của mật ong là đường fructose và glucose, mật ong tự nhiên có hàm lượng sucrose rất nhỏ, dưới 5%. 

Fructose cũng giống như glucose, là một loại đường đơn dễ tiêu hóa và hấp thu, nhưng sau khi hấp thụ sẽ không chuyển hóa trực tiếp thành đường trong máu, hơn nữa quá trình chuyển hóa của fructose không cần đến insulin nên người bệnh tiểu đường có thể uống một ít mật ong là hợp lý, nhưng cố gắng không uống mật ong có đường.

Người bệnh tiểu đường có thể uống những thức uống nào khác?

1 – Nước

Đối với bệnh nhân tiểu đường, nước lọc là thức uống tốt nhất. Bệnh nhân tiểu đường uống nhiều nước có tác dụng đào thải lượng đường dư thừa qua nước tiểu. 

Nếu bệnh nhân tiểu đường hạn chế uống nước quá mức hoặc uống không đủ nước, máu sẽ bị cô đặc, dẫn đến lượng đường dư thừa trong cơ thể và các chất cặn bã không thể đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu sẽ gây hại cho sức khỏe. Nhưng nếu kèm theo suy thận thì lại là chuyện khác.

2 – Sữa

Mặc dù sữa cũng chứa một lượng đường nhất định nhưng cực kỳ thấp, chỉ 3.4%, thấp hơn các loại rau củ quả thông thường, ít ảnh hưởng đến đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường. 

Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường có thể uống một ít sữa một cách hợp lý, mỗi ngày uống từ 1 đến 2 cốc. 

Ngoài ra, canxi và các chất dinh dưỡng khác trong sữa là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, có tác dụng nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhưng hãy nhớ uống sữa nguyên chất và không bao giờ cho thêm đường.

3 – Sữa đậu nành

Cho dù là đậu nành hay đậu làm từ sữa đậu nành thì cũng có rất nhiều lợi ích đối với bệnh nhân tiểu đường.

Đậu nành và đậu khô rất giàu hoạt chất sinh lý như oligosaccharides đậu nành, saponin đậu nành, isoflavone đậu nành, v.v. những thành phần này không chỉ có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, mà còn đóng một vai trò trong việc hạ lipid máu, đồng thời cũng có thể ảnh hưởng đến insulin và nồng độ đường huyết cao, từ đó làm phát huy tác dụng hạ đường huyết.

4 – Trà

Trà cũng là thức uống phù hợp hơn cho bệnh nhân đái tháo đường. 

 

Trong trà có nhiều chất dinh dưỡng như theophylline, vitamin, nguyên tố vi lượng… có tác dụng giải tỏa mệt mỏi, thúc đẩy quá trình trao đổi chất cũng như lợi tiểu, hạ huyết áp và hạ lipid máu. 

Ngoài ra, trà không chứa đường nên bệnh nhân tiểu đường có thể tự tin thoải mái uống, nhưng không nên cho bệnh nhân uống trà đậm đặc, nếu không có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Nếu bạn muốn đánh giá mật ong là đường fructose hay glucose, bạn có thể cho mật ong vào tủ lạnh để xem nó đã kết tinh chưa. 

Nói chung, mật ong sẽ kết tinh dưới 13°C. Phần kết tinh là glucose, và phần còn lại đường fructose. Bệnh nhân đái tháo đường có thể tự tin uống phần còn lại. Tuy nhiên nên uống ở mức phù hợp, ngày uống 1 đến 2 muỗng, uống sau bữa ăn 2 tiếng, nếu uống ngay sau bữa ăn có thể làm tăng đường huyết.

Bảo Vy

Thức uống nào tốt cho người bệnh tiểu đường?

BS Phong Lan biên dịch 
01a10.jpg
  Bạn có thể dùng trà thảo mộc , và tạo hương vị ngọt một cách an toàn với cây cỏ ngọt.   

Nếu bạn đang sống chung với bệnh lý tiểu đường, cho dù là type 1, type 2 hay tiểu đường thai kỳ, thì không chỉ thức ăn mà đồ uống hàng ngày cũng cần cân nhắc, để đường huyết duy trì ở mức tốt nhất.

Ngay cả khi bạn đang kiểm soát tốt đường huyết bằng chế độ ăn cho người tiểu đường, chế độ luyện tập và thuốc hạ đường huyết, bạn cũng cần chú ý đến thực phẩm và các loại nước uống. Tiểu đường type 1 nghĩa là tuyến tụy của bạn không sản xuất đủ insulin và bạn phải tiêm insulin vào mỗi bữa ăn. Và điều quan trọng nhất là bạn phải kiểm soát lượng thức ăn, nước uống giữa các bữa ăn.

Tuy nhiên, với những người hoàn toàn khỏe mạnh thì việc uống một loại nước có hàm lượng đường cao giữa các bữa ăn cũng làm tăng nguy cơ tiểu đường type 2 lên 25%. Bạn có ngạc nhiên không?

Người ta thường cho rằng nước ép trái cây tốt cho sức khỏe, tuy nhiên với hàm lượng cao đường fructose trong nước ép thì nguy cơ tiểu đường tăng lên. Thế nên hãy ăn trái cây nguyên cả thịt, chất xơ trong đó sẽ giúp hạ thấp đường huyết xuống. Khi dùng nước ép trái cây, chất xơ bị loại bỏ ra sẽ làm cho đường huyết của người bệnh tiểu đường tăng lên một cách nhanh chóng. Nước ép trái cây với người có bệnh tiểu đường sẽ chỉ hữu hiệu trong trường hợp hạ đường huyết, vì nó giúp làm tăng nhanh đường huyết. 

Thức uống có cồn là thứ đồ uống mà người bệnh tiểu đường nên tránh xa. Nó là một yếu tố làm hạ đường huyết. Đầu tiên, bạn sẽ bị tăng lượng đường trong máu do hàm lượng đường có sẵn trong một số thức uống loại này. Sau đó là hạ đường huyết, dẫn đến cảm giác thèm ăn, đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu, v.v. Hãy tránh hoàn toàn thức uống có cồn, hoặc giảm thiểu ít nhất có thể, chỉ nên là một hoặc hai lần một tuần.

Tiếp đó là cần lưu ý đến các loại nước ngọt đóng chai và bất kỳ loại nước ép trái cây nhân tạo nào. Tất cả chúng để có lượng đường khá cao và nên cần được loại bỏ khỏi danh sách lựa chọn. Và các loại nước uống “diet”- thức uống năng lượng thấp; mặc dù nó có lượng đường khá thấp và không phải lúc nào nó cũng làm tăng đường huyết của bạn, nhưng bạn nên cân nhắc sử dụng vì thực sự nó cũng không có vai trò tích cực nào với sức khỏe của bạn. Thậm chí còn có những nghiên cứu chứng minh rằng chúng có hại cho cơ thể.

Bệnh nhân tiểu đường thường được khuyến khích tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo, dẫn đến ăn nhiều. Lời khuyên là: Nếu bạn vẫn thèm đồ uống có đường, hãy mua cỏ ngọt stevia – một chất làm ngọt hoàn toàn tự nhiên và có thể dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng thực phẩm. Vì cỏ ngọt stevia không góp phần làm tăng lượng đường trong máu của bạn.

Sau đây là những loại thức uống lành mạnh cho người tiểu đường:

  1. Nước: Một lựa chọn hiển nhiên nhưng đúng là nó không mang lại nhiều hứng thú. Nước lọc luôn là một thức uống rất quan trọng. Bạn hãy luôn mang theo một chai nước bên mình và bạn sẽ thấy mình sẽ không bị cám dỗ để uống một thức uống có đường. Mua một bộ lọc nước chất lượng tốt cũng là một ý tưởng hay để tránh bất kỳ hóa chất không mong muốn nào trong nước của bạn.
  2. Trà thảo mộc: bạn có thể thoải mái sử dụng các loại thảo dược. Nếu bạn thích ngọt, hãy cho thêm một ít cỏ ngọt stevia vào và thưởng thức. Cả trà lẫn stevia đều không làm tăng đường huyết của bạn. 
  3. Sữa hạt hạnh nhân không đường hoặc sữa dừa: một cốc nhỏ sữa hạt hạnh nhân không đường chỉ chứa 2 gam carbohydrate, hoặc một cốc nhỏ sữa dừa chỉ chứa 1 gram carbohydrate. Cả hai đều là thức uống tốt cho người tiểu đường. Chất béo trong thành phần của chúng còn giúp hạn chế tăng đường huyết. Bạn có thể thêm ít ngũ cốc vào và thưởng thức chúng.

Để làm tăng lượng chất xơ tiêu thụ, hạ thấp lượng carbohydrate, hãy thử công thức sau. Công thức tăng cường chất béo và chất xơ an toàn này không những giúp bạn cân bằng đường huyết mà còn là một loại thức uống ngon lành, hấp dẫn.

  • 1/2 quả bơ
  • 1 muỗng canh bột cacao thô
  • 1 cốc dâu tây hoặc trái cây
  • 1 cốc sữa hạnh nhân không đường hoặc nước cốt dừa
  • bột cỏ ngọt stevia, để làm ngọt theo ý thích của bạn
  • nước lọc

Hãy cho tất cả vào máy xay sinh tố, sau đó cho thêm nước vào theo ý thích của bạn. Lắc đều trước khi uống.

Tác giả: Susanna Deering, người có niềm đam mê với dinh dưỡng và những món ăn. Cuộc hành trình của cô ấy trong lĩnh vực dinh dưỡng toàn diện đã giúp cô ấy kiểm soát bệnh tiểu đường của mình và truyền cảm hứng cho cô ấy giúp những người khác quản lý sức khỏe của họ thông qua chế độ dinh dưỡng. Để tham khảo ý kiến của Susanna và biết thêm thông tin, vui lòng truy cập nouised-life.com. Bài báo này ban đầu được xuất bản trên Natural Savvy.

Susanna Deering

BS Phong Lan biên dịch

Share.

Leave a Reply