Saturday, April 27 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

 

Ảnh tư liệu : Trong chuyến công du Na Uy, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (T) đã được đồng nhiệm Na Uy Ine Eriksen Soreide đón tiếp, Oslo, ngày 27/08/2020.
Ảnh tư liệu : Trong chuyến công du Na Uy, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (T) đã được đồng nhiệm Na Uy Ine Eriksen Soreide đón tiếp, Oslo, ngày 27/08/2020. AP – Heiko Junge

Na Uy hôm 19/07/2021 đã triệu tập một quan chức có trách nhiệm của đại sứ quán Trung Quốc ở Oslo, để phản đối việc tấn công tin học « không thể chấp nhận được » từ Hoa lục nhắm vào Quốc Hội Na Uy.

Ngoại trưởng Na Uy Ine Eriksen Søreide trong cuộc họp báo cho biết như trên và nói thêm : « Chúng tôi cảnh báo thẳng thừng với họ là kiểu tấn công đó không thể chấp nhận được ».

AFP ghi nhận, bảy tháng sau vụ tấn công đầu tiên được cho là từ tin tặc Nga, Quốc Hội Na Uy vào tháng Ba lại là nạn nhân của một vụ xâm nhập mới nhắm vào dịch vụ thư điện tử Exchange của Microsoft. Tin tặc khai thác các lỗ hổng của Microsoft Exchange để đánh cắp hàng loạt dữ liệu, mà tầm mức vẫn chưa được biết rõ.

Trong một thông cáo, bộ Ngoại Giao Na Uy cho biết sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, đã xác định được vụ tấn công tin học này « hết sức nghiêm trọng » vì nhắm vào « định chế dân chủ quan trọng nhất » của Na Uy, được tiến hành « từ Trung Quốc ». Tuy nhiên Oslo không tố cáo trực tiếp chính quyền Bắc Kinh.

Cũng vào ngày hôm qua, trong một chiến dịch thống nhất, Washington và các đồng minh đồng loạt lên tiếng tố cáo các hoạt động « thù địch » của tin tặc Trung Quốc, nhằm tống tiền và đe dọa an ninh của các doanh nghiệp. Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu, Anh quốc đồng thời ra thông cáo lên án Trung Quốc vì các vụ tấn công tin học ồ ạt vào Microsoft Exchange hồi tháng Ba.

Về phía đại sứ quán Trung Quốc nói rằng không được Na Uy tham vấn trước, và cho là về an ninh mạng thì nên « hợp tác » hơn là dùng « thủ đoạn chính trị », đòi hỏi phải đưa ra « những sự kiện và bằng chứng để tạo điều kiện cho nỗ lực tìm ra sự thật ». Đồng thời « cực lực phản đối các cáo buộc và vu khống vô căn cứ nhắm vào Trung Quốc ».

Hồi năm 2010, việc nhà ly khai đang bị giam cầm Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) được trao giải Nobel Hòa Bình đã khiến Bắc Kinh giận dữ, và quan hệ đôi bên đã bị đóng băng cho đến nay, dù ủy ban Nobel hoàn toàn độc lập với chính quyền Na Uy.

Share.

Leave a Reply