Friday, May 10 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Chủ tịch Biden vung tiền như lá mùa thu , không vỡ nợ 

( nợ công cao ngất ngưởng ) và lạm phát mới là chuyện lạ …
Kính mời đọc …tin mới nhất hôm nay
Nguyen Liên Hương
 

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, hôm nay (5/10), cảnh

báo kinh tế nước này sẽ rơi vào suy thoái nếu Quốc hội 
không nâng mức trần nợ công trong vòng 2 tuần nữa.
“Tôi coi ngày 18/10 là hạn chót. Sẽ là thảm họa nếu không 
thanh toán các hóa đơn của chính phủ, vì chúng ta đang ở
 vào vị trí thiếu nguồn lực để thanh toán các hóa đơn của
 chính phủ”,
 bà Yellen bày tỏ trong cuộc phỏng vấn trên chương trình 
Squawk Box của CNBC. “Tôi cho rằng nó cũng sẽ gây ra 
một cuộc suy thoái”.
Hôm qua (4/10), Biden cũng đã lên tiếng cảnh báo chính phủ 
liên bang sắp phá vỡ trần nợ 28,4 nghìn tỷ USD và gây ra một 
cuộc vỡ nợ lịch sử nếu đảng Cộng hòa không hợp tác với 
đảng Dân chủ trong cuộc bỏ phiếu nâng trần nợ 
trong 2 tuần nữa.
 
Trước đó, các nghị sĩ  dẫn đầu là ông Mitch McConnell
 đã hai lần chặn dự luật nâng trần nợ.  Biden cho rằng
 hành động này là thiếu thận trọng và nguy hiểm.  
 
Bộ Tài chính hiện đang sử dụng cái gọi là “các biện pháp bất
 thường” khẩn cấp để thanh toán các hóa đơn kể từ khi đạt đến
 mức trần nợ cuối cùng hồi cuối tháng 7, cho phép Bộ này vừa
 bảo toàn tiền mặt vừa rút bớt một số tài khoản nhất định mà 
không cần phát hành trái phiếu mới. 
 
Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ mang tính tạm thời và được 
dự báo sẽ chỉ trụ được đến giữa tháng 10. 
 
Kinh tế Mỹ: Mối đe dọa về lạm phát thực sự hiện hữu
Điều gì sẽ xảy ra với kinh tế Mỹ nếu tình trạng lạm phát kèm suy thoái vẫn sẽ tiếp diễn

Lạm phát đang tăng ở Mỹ bất chấp các biện pháp kích thích 

tiền tệ, tín dụng và tài khóa lớn.
 
Kinh tế Mỹ: Mối đe dọa về lạm phát thực sự hiện hữu
Nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ và lạm phát kèm suy thoái sẽ tiếp tục hiện hữu trong trung hạn. (Nguồn: AP)

 

Lạm phát đè nặng lên người tiêu dùng Mỹ

Trong bối cảnh có nhiều ý kiến lọ ngại tình hình giá cả leo thang 
ở Mỹ  đe dọa đà phục hồi của nền kinh tế đầu tàu thế giới, Tuy
 nhiên Joe Biden khẳng định, lạm phát gia tăng hiện nay chỉ là
 tạm thời và không phải là một vấn đề lâu dài.
 
Cũng trong bài phát biểu, ông Biden nói, một trong những giải 
pháp tốt nhất để  bảo đảm nền kinh tế Mỹ phục hồi đúng
 hướng là Quốc hội “bật đèn xanh” kế hoạch chi tiêu khổng
 lồ nhằm hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng và giải quyết
 các vấn đề về biến đổi khí hậu cũng như thúc đẩy sử dụng 
năng lượng tái tạo.
 
Phần lớn kết quả này là do giá xăng dầu đã tăng cao 45,1%
 Giá thực phẩm cũng tăng 2,4% Dịch vụ ăn uống tại các nhà
 hàng tăng 4,2%.Giá ô tô đã qua sử dụng đã tăng 10,5%..
 
Mức tăng kỷ lục lớn nhất trong gần 70 năm qua , giá cả hàng
 hóa đang vượt mức tăng lương trong năm nay, điều này khiến
 gánh nặng tài chính đối với hàng triệu gia đình Mỹ ngày càng
 trở nên khó khăn hơn.
 
Phát biểu trấn an của Tổng thống Biden được đưa ra khi Lạm 
phát của Mỹ đã chạm mức cao nhất trong 10 năm qua
Đồng quan điểm, nhà kinh tế cấp cao của ngân hàng đầu 
tư Wells Fargo Sarah House cũng nhận định, áp lực lạm phát 
vẫn còn gay gắt và sẽ tồn tại trong một thời gian dài hơn.
 
Chỉ số CPI  tăng “chóng mặt” của nước Mỹ đã khiến nhiều 
người lo ngại lạm phát có thể trở nên quá nóng trong những
 tháng tới
 
Áp lực lạm phát không chỉ đè nặng người tiêu dùng mà còn có
 nguy cơ ảnh hưởng đến sự phục hồi của nền kinh tế sau đại 
dịch Covid-19. Một rủi ro là Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ
 phản ứng với việc gia tăng lạm phát bằng cách tăng lãi suất 
quá mạnh và làm chệch hướng phục hồi kinh tế.
.
 
Kinh tế Mỹ: Đã đến lúc gióng lên hồi chuông cảnh báo về lạm phát?
Nền kinh tế Mỹ  và nỗi lo lạm phát đang ngày càng gia tăng. (Nguồn: Getty Images)
Trong một phát biểu được đăng trên tờ Wall Street Journal,
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết, chính phủ Mỹ sẽ
cạn kiệt nguồn tiền mặt để tài trợ cho các hoạt động và
 thanh toán các khoản nợ vào tháng 10/2021 nếu không
tăng giới hạn nợ công.
Bà Yellen khẳng định: “Mỹ chưa bao giờ vỡ nợ. Chưa từng 
lần nào. Làm như vậy có thể sẽ dẫn đến một cuộc khủng
 hoảng tài chính lịch sử, gây thiệt hại cho tình trạng 
khẩn cấp sức khỏe cộng đồng đang diễn ra”.

 

 
 
Mỹ: Số người xin hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm mạnh, giá cả đang tiếp tục tăng. (Nguồn: 123RF)
Nếu không tăng giới hạn nợ công, chính phủ Mỹ sẽ cạn kiệt tiền mặt. (Nguồn: 123RF)

 

Moody’s Analytics dự báo, nếu Mỹ không trả được nợ và tình
 trạng bế tắc kéo dài, cuộc suy thoái tiếp theo sẽ xóa sổ gần
 6 triệu việc làm và nâng tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia này lên .
Bên cạnh đó, giá cổ phiếu sẽ giảm xuống 1/3 và 15 nghìn
 tỷ USD tài sản  gia đình có thể bị “thổi bay”.
Nhà kinh tế trưởng Mark Zandi tại Moody’s Analytics nhấn
mạnh, kịch bản kinh tế này là một trận ‘đại hồng thủy’.
Bộ Tài chính Mỹ ước tính, cơ quan này có thể hết tiền để
thanh toán các hóa đơn của chính phủ vào một thời điểm
nào đó trong tháng 10, gây ra nguy cơ vỡ nợ, trừ khi Quốc
hội nâng trần nợ.
Theo bà Yellen, nếu Mỹ vỡ nợ, niềm tin vào đồng USD với
 tư cách là đồng tiền dự trữ toàn cầu sẽ bị suy giảm. Đồng
thời, các khoản thanh toán an sinh xã hội sẽ bị tạm dừng.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ nhấn mạnh: “Điều bắt buộc là Quốc
 hội phải giải quyết giới hạn nợ. Nếu không, đây là lần đầu
 tiên trong lịch sử, nước Mỹ vỡ nợ. Niềm tin và sự tín nhiệm
sẽ bị suy giảm và đất nước có thể sẽ phải đối mặt với một
cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.
 Việc nâng trần nợ là cần thiết để ngăn chặn một sự kiện
thảm khốc đối với nền kinh tế”.
Chủ tịch Powell cũng đồng ý rằng, Mỹ sẽ phải đối mặt với những hậu quả “tàn khốc” nếu vỡ nợ.
Ông Powell nói: “Tôi nghĩ rằng, điều cần thiết là phải tăng trần nợ kịp thời để tránh các vụ vỡ nợ dưới bất kỳ hình thức nào và những tác động tiềm ẩn có thể rất nghiêm trọng”.
Cùng ngày, Dự luật chi tiêu khẩn cấp nhằm nâng mức trần nợ công và ngăn chính phủ Mỹ đóng cửa đã bị chặn lại trong cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện. Dự luật này đã qua ải Hạ viện, theo đó cấp ngân sách để chính phủ duy trì hoạt động đến tháng 12/2021 và tạm ngưng áp đặt trần nợ công đến tháng 12 năm sau.
Các nhà lập pháp Mỹ cần thông qua dự luật này từ nay đến ngày 30/9 để ngăn kịch bản chính phủ đóng cửa. Bên cạnh đó, theo Bộ Tài chính Mỹ, Quốc hội cũng cần hành động trước ngày 15/10 để nâng mức trần nợ nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ.
Ông Zandi nói: “Giá cổ phiếu sẽ cắm đầu mà rơi. Tất cả chúng ta sẽ nghèo đi ngay lập tức”.
'Bóng ma' vỡ nợ hiện hữu, kinh tế Mỹ có thể phải đối mặt với trận 'đại hồng thủy'. (Nguồn: Sohu)
Một vụ vỡ nợ có thể sẽ phủ bóng lên nền kinh tế Mỹ trong một thời gian dài sắp tới. (Nguồn: Sohu)
Nhà kinh tế trưởng của Moody’s Analytics nhận định, Mỹ có thể
 sẽ phải thực hiện chương trình trợ cấp các tài sản xấu (TARP)
 một sáng kiến do Kho bạc Mỹ tạo lập và vận hành nhằm ổn định
 hệ thống tài chính của đất nước, khôi phục tăng trưởng kinh tế
và giảm thiểu sự tịch thu tài sản để thế nợ sau cuộc khủng
 hoảng tài chính 2008.
Nếu Quốc hội vẫn không hành động để dỡ bỏ trần nợ và tình
 trạng bế tắc vẫn tiếp diễn, chính phủ liên bang buộc phải trì
 hoãn khoảng 80 tỷ USD thanh toán đến hạn vào ngày 1/11.
Quốc gia này sẽ cần phải cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ hơn nữa 
nếu cuộc khủng hoảng kéo dài đến tháng 11/2021.
Ngoài tác động tức thời đối với nền kinh tế Mỹ, một vụ vỡ nợ
 có thể sẽ phủ bóng lên quốc gia này trong một thời gian dài
 sắp tới.
Nhà kinh tế Zandi viết: “Người Mỹ sẽ phải trả giá cho sự vỡ
 nợ này trong nhiều thế hệ”.
Thanh Hảo 
Share.

Leave a Reply