Sunday, April 28 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

 

Đoàn tuần hành tại Paris ngày 02/10/2021 "Chống Diệt Chủng người Duy Ngô Nhĩ".
Đoàn tuần hành tại Paris ngày 02/10/2021 “Chống Diệt Chủng người Duy Ngô Nhĩ”. © Heike Schmidt / RFI

Cuộc “Tuần hành chống diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ” ở Tân Cương do Viện Duy Ngô Nhĩ Châu Âu tổ chức đã huy động gần 2.000 người tại Paris ngày 02/10/2021. Cùng lúc, tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc Tế tung chiến dịch trên quy mô toàn cầu để lên án “những tội ác chống nhân loại” nhắm vào hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ.

Rất nhiều phái đoàn Duy Ngô Nhĩ đến từ khắp châu Âu, những nạn nhân thoát khỏi trại cải tạo đã tuần hành với nhiều nghị sĩ, các nhà bảo vệ nhân quyền từ quảng trường Bastille (place de la Bastille) đến quảng trường Cộng Hòa (place de la République) tại Paris để lên án chiến dịch trấn áp của Trung Quốc ở Tân Cương.

Đặc phái viên RFI Heike Schmidt, có mặt trong đoàn biểu tình, cho biết có rất nhiều thanh niên tham gia và kêu gọi tẩy chay sản phẩm có nguồn gốc từ lao động cưỡng bức trong các trại cải tạo ở Tân Cương:

“Người biểu tình giương những biểu ngữ như « Diệt chủng đang diễn ra, Zara đồng lõa ». Đi đầu là bà Gülbahar Jalilova mặc trang phục truyền thống mầu xanh da trời. Một tay bà cầm tấm biển lên án chính sách giam giữ hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ, tay bên kia thì gạt nước mắt.

Người phụ nữ thoát được trại cải tạo cho biết: « Tôi rất xúc động, nước Pháp phải công nhận những tội ác diệt chủng mà Trung Quốc gây ra. Tôi đã bị xiềng xích trong một năm 3 tháng và 10 ngày, tội bị tra tấn và hãm hiếp, tôi và những phụ nữ bạn tù khác. Vì họ mà tôi có mặt ở đây ».

Gabriela, 26 tuổi, mặc quần bò và đi giầy thể thao, muốn phá vỡ sự im lặng này. Cô cầm tấm biển ghi hàng chữ: « Chúng ta đừng làm ngơ ». Cô nói: « Tất cả chúng tôi được học ở trường về diệt chủng Do Thái. Người ta nói với chúng tôi là phải nhớ điều đó và không được lặp lại sai lầm. Nhưng giờ lỗi lầm đó đang xảy ra nhưng mọi người lại nhắm mắt làm ngơ ».

Giống như Gabriela, Victoria 18 tuổi, nhờ mạng xã hội đã biết được rằng hàng trăm nghìn người Duy Ngô Nhĩ đã bị biến thành nô lệ cho các thương hiệu quốc tế lớn. Cô giải thích: « Trên tấm biển của tôi ghi “Zara, Uniqlo, Nike đồng lõa diệt chủng. Hãy ngăn họ lại”. Tôi cố tránh mua sản phẩm của họ ».

Đối với cô, không có chuyện đi giầy thể thao Nike hay mặc áo phông được sản xuất từ sợi bông thu hoạch ở Tân Cương. Liên Hiệp Châu Âu đã hứa cấm bán những sản phẩm này trên thị trường châu Âu nhưng hiện giờ kế hoạch vẫn chưa thấy triển khai”.(RFI)

Share.

Leave a Reply