Tuesday, May 7 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,
Từ 1999, Philippines đã đưa một nhóm nhỏ quân lính tới đóng trên một xác tàu mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây để xác quyết chủ quyền sau khi bị Trung Quốc lấy mất Đá Vành Khăn hồi 1995
Manila hôm thứ Năm lên án bằng “những lời lẽ mạnh mẽ nhất” đối với việc các tàu tuần duyên Trung Quốc phun vòi rồng vào các tàu tiếp vận của Philippines ở vùng biển có tranh chấp tại Quần đảo Trường Sa.

Tin cho hay vụ việc xảy ra hôm thứ Ba 16/11 tại Bãi Cỏ Mây, nơi có tên quốc tế là Second Thomas Shoal, mà Trung Quốc gọi là Nhân Ái Tiêu, còn Philippines gọi là Kulumpol ng Ayungin.

Ngoại trưởng Philippines Teodo Locsin nói ông đã tỏ thái độ “giận dữ, lên án và phản đối” tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila về vụ việc.

Các tàu vận tải khi đó đang trên đường tới Bãi Cỏ Mây tiếp tế lương thực cho nhóm quân nhân đồn trú trên đó, Philippines nói.

Ông Locsin đòi phía Trung Quốc phải ‘rút lui’ khỏi khu vực.

“May mắn là không có ai bị thương, nhưng các tàu của chúng tôi đã phải từ bỏ nhiệm vụ tiếp tế,” ông Locsin viết trên Twitter.

Gọi các tàu Philippines là tàu ‘công’, ý nói là các tàu dân sự, ông Ngoại trưởng tuyên bố các tàu này được bảo hộ bởi hiệp định phòng thủ chung mà Manila có với Hoa Kỳ.

Ông cũng gọi hành động của các tàu Trung Quốc là ‘bất hợp pháp’.

“Trung Quốc không có quyền chấp pháp ở bên trong và quanh khu vực này,” ông nói thêm. “Họ cần phải lưu ý điều này và phải rút lui.”

Other

NGUỒN HÌNH ẢNH,OTHER

Chụp lại hình ảnh,
Ngoại trưởng Locsin trong thông cáo ra hôm 18/11 ‘nhắc nhở’ Bắc Kinh rằng hoạt động của tàu công Philippines được bảo hộ theo hiệp ước phòng thủ chung Hoa Kỳ – Philippines
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng hai tàu vận tải của Philippines đã đi vào vùng biển gần bãi cạn “mà không được Trung Quốc cho phép”, và lực lượng tuần duyên Trung Quốc đã hành động hợp pháp để “bảo vệ chủ quyền” nước này.

Ông Triệu nói tình hình hiện thời quanh Bãi Cỏ Mây là yên ổn, hai bên đang duy trì trao đổi thông tin, nhưng từ chối xác nhận việc phía Trung Quốc đã dùng vòi rồng tấn công đối phương.

Quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh đã trở nên rất căng thẳng kể từ đầu năm nay, sau vụ hàng trăm tàu Trung Quốc được ghi nhận đã tràn vào Đá Ba Đầu (tên quốc tế là Whitsun Reef), cũng thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi Manila nói hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của mình.

Bắc Kinh nói đó là các tàu cá vào tránh bão và tránh thời tiết xấu, nhưng Manila nói đó là các tàu thuộc lực lượng dân quân biển của Trung Quốc.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,
Hình ảnh chụp từ vệ tinh hồi 2018 cho thấy Trung Quốc đã xây cất các cấu trúc kiên cố và làm một đường băng trên Đá Vành khăn
Trung Quốc từ nhiều năm nay đã có tranh chấp với các nước láng giềng về biển Đông.

Với việc đòi áp dụng Đường Lưỡi Bò tuy không có căn cứ pháp lý, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích của vùng biển giàu tài nguyên và có đường giao thông biển huyết mạch của thương mại thế giới.

Đòi hỏi của Trung Quốc đã bị Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague bác hồi 7/2016 trong vụ Manila kiện Bắc Kinh, nhưng Trung Quốc tuyên bố không chấp nhận nội dung phán quyết này.

Các quốc gia khác tuyên bố chủ quyền từng phần tại biển Đông bao gồm Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.

Trong những năm qua, Trung Quốc đã chiếm một số bãi đá trên Biển Đông từ tay Philippines, trong đó gồm bãi cạn Scarborough hồi 2012, Mischief Reef – nơi Việt Nam gọi là Đá Vành Khăn – hồi 1995.

Bắc Kinh sau đó đã bồi đắp, xây cất các cấu trúc kiên cố trên Đá Vành Khăn, và tới 2015 xây cất một đường băng cho máy bay tại đây.

Sau vụ để mất Đá Vành Khăn, Philippines đã đưa quân tới đồn trú trên một xác tàu mắc cạn tại Bãi Cỏ Mây gần đó để xác quyết chủ quyền.(BBC)

Share.

Leave a Reply