Sunday, May 5 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Thế giới nói gì về sự ra đi của Thiền sư Nhất Hạnh?

23/01/2022
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến tham dự một thời kinh tại chùa Vĩnh Nghiêm, thành phố Hồ Chí Minh, trong lần về Việt Nam hồi năm 2007

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến tham dự một thời kinh tại chùa Vĩnh Nghiêm, thành phố Hồ Chí Minh, trong lần về Việt Nam hồi năm 2007

Các hãng thông tấn của Mỹ, Anh, Pháp cho đến các tờ báo lớn trên thế giới đều đưa tin về sự ra đi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và nhấn mạnh đến vai trò của ông trong việc truyền bá chánh niệm đến phương Tây cũng như vai trò phản chiến của ông trong cuộc chiến Việt Nam – điều khiến ông phải trả giá là bị cả hai chính quyền của Việt Nam Cộng hòa và Cộng sản cấm cửa.

Trong thông điệp chia buồn, Đức Đạt Lai Lạt Ma viết: “Tôi đau buồn biết tin người bạn và là người huynh đệ trong Chánh pháp của tôi – Hòa thượng Thích Nhất Hạnh đã viên tịch. Tôi gửi lời chia buồn đến các môn đệ của Ngài ở Việt Nam và trên toàn thế giới.

Bằng thái độ phản đối ôn hòa đối với cuộc chiến Việt Nam, sự ủng hộ đối với Martin Luther King và trên hết là tâm huyết của Ngài khi truyền đạt đến mọi người không chỉ làm sao mà chánh niệm và từ bi giúp đem đến an lạc mà còn làm sao mà mỗi cá nhân nuôi dưỡng sự an lạc thân tâm có thể đóng góp cho nền hòa bình thật sự trên thế giới, Hòa thượng đã sống một cuộc đời thật sự có ý nghĩa.”

Trang web của Đại sứ Quán Mỹ tại Hà Nội đăng thông cáo của bà Marie Damour, Đại biện lâm thời, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, về sự ra đi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Thông cáo viết: “Trong hơn 60 năm qua, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người thầy, nhà lãnh đạo tinh thần được yêu mến và là người tranh đấu không mệt mỏi cho hòa bình của đất nước ông và khắp thế giới. Những bài giảng của ông, nhất là đưa chánh niệm vào cuộc sống thường nhật, đã làm giàu thêm cuộc sống của vô số người dân Mỹ.

Nhiều quan chức Mỹ, trong đó có Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink, đã vinh dự được gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Lòng từ bi và tâm huyết của ông về đa nguyên tôn giáo đã để lại ấn tượng sâu sắc cho những người từng gặp ông. Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được nhớ đến như là một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo nổi bật và có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Bằng những lời dạy và các tác phẩm thơ văn, di sản của ông sẽ sống mãi đến các thế hệ mai sau.”

Thượng nghị sỹ Mỹ Mazie Hirono, đại diện bang Hawaii, viết trên Twitter: Tôi có vinh dự được gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh ở Việt Nam hồi năm 2019. Những lời giảng của Ngài về Từ bi và Chánh niệm sẽ tiếp tục soi sáng thế giới. Mong Ngài yên nghỉ.

Tài khoản Twitter của Trung tâm Martin Luther King Junior đăng tấm ảnh chụp nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng của Mỹ ngồi cạnh Thiền sư Thích Nhất Hạnh với dòng chữ: “Chúng tôi tôn vinh cuộc đời và ảnh hưởng nhân bản, toàn cầu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một đồng minh của Mục sư King, người qua đời hôm thứ Bảy. Đây là tấm ảnh chụp hai người tại một cuộc họp báo ở Chicago vào năm 1966. Martin Luther King đã đề cử Thiền sư cho giải Nobel Hòa bình năm sau đó.”

Con gái Martin Luther King, bà Bernice King cũng đăng trên Twitter tấm ảnh cha bà chụp chung với Thiền sư Thích Nhất Hạnh và viết: “Cha tôi cùng với người bạn và đồng minh của ông ấy, Thích Nhất Hạnh, người qua đời trong tuần này. Tôi tôn vinh và vinh danh cuộc đời và ảnh hưởng toàn cầu vì hòa bình của ông.”

Hãng tin Mỹ AP có một bản tin dài điểm lại thân thế và sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, gọi ông là ‘thiền sư được tôn kính vốn đã giúp khai phá khái niệm Chánh niệm ở phương Tây và Phật giáo dấn thân ở phương Đông’.

AP dẫn lại lời trần tình của Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho Mục sư Martin Luther King về các vụ tự thiêu của tăng ni Phật tử miền Nam chống chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm: “Tôi đã nói rằng đó không phải là tự sát, bởi vì trong hoàn cảnh khó khăn như ở Việt Nam, rất khó để cất lên tiếng nói. Do đó, đôi khi chúng tôi phải tự thiêu để người ta lắng nghe tiếng nói của mình cho nên làm như vậy là hành động bi mẫn, hành động yêu thương chứ không phải hành động tuyệt vọng.”

Hãng tin này dẫn lời một học giả Thái Lan có tên là Sulak Sivaraksa nhận xét rằng ở xã hội Việt Nam trong những năm 1950 và 1960 ‘hỗn loạn và khủng hoảng’ cho nên ‘Thiền sư ở trong hoàn cảnh khó khăn – ma chướng một bên và biển sâu thăm thẳm một bên – Cộng sản một bên, CIA một bên. Trong hoàn cảnh đó, Ngài đã rất chân thật với tư cách một nhà hoạt động, một hòa thượng tham thiền, một nhà thơ, và một ngòi bút sáng rõ’.

“Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Phật giáo có nghĩa là tỉnh thức – ý thức được những gì xảy ra trong thân, tâm và thế giới xung quanh. Nếu anh tỉnh thức, anh không thể làm gì khác hơn là hành động một cách đầy tình thương để giúp xoa dịu nỗi đau mà anh nhìn thấy xung quanh,” Sulak Sivaraksa nói thêm.

Hãng tin này lưu ý rằng cả chính quyền Bắc Việt, từ sau 1975, và Việt Nam Cộng hòa, vào năm 1966, đều cấm Thiền sư về nước, khiến ông trở thành ‘chim mất tổ’.

Nhắc lại hoạt động phản chiến của Thiền sư, hãng tin Anh Reuters dẫn lại những gì ông viết vào năm 1975: “Tôi đã nhìn thấy quân cộng sản và quân chống cộng bắn giết, tàn hại lẫn nhau chỉ vì bên nào cũng tin rằng mình nắm chân lý.”

“Tiếng nói của tôi đã bị chìm trong tiếng bom đạn, súng cối và tiếng la hét.”

Reuters dẫn lời hòa thượng người Hàn Quốc Haenim Sunim, người từng làm phiên dịch cho Thiền sư khi ông đến thăm Hàn Quốc, mô tả Thiền sư là người ‘trầm tĩnh, tập trung và bác ái’.

“Ngài giống như một cây thông lớn để che chở cho nhiều người dưới những tán cây với những bài giảng vi diệu của Ngài về Chánh niệm và Từ bi. Ngài là một trong những người đáng kinh ngạc nhất mà tôi đã từng gặp.”

Theo Reuters thì trong bối cảnh thế giới đang chao đảo vì đại dịch COVID-19, quan niệm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh về Tỉnh thức và Thiền định có thêm sức hút mới. Hãng tin này dẫn lại câu nói của Thiền sư: “Nếu chúng ta tin rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, chúng ta mới có thể chịu được những thống khổ ngày nay.”

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại rằng chính vì phản chiến mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh phải sống lưu vong ở Pháp gần 40 năm. Đến khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, ông đã giúp đỡ những đồng bào ông vượt biển tìm đường tị nạn. “Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã cứu được trên 800 thuyền nhân sau khi ông thuê hai con tàu lớn,” AFP viết.

Hành động đó nằm trong khái niệm ‘Phật giáo dấn thân’ mà ông sáng tạo ra, bởi vì ông tin rằng ‘ngồi trên bồ đoàn để thiền định không là không đủ’, và khái niệm này ‘đã trở thành hòn đá tảng của nhiều trường phái Phật giáo hiện đại’.

Hãng tin này dẫn lời Giáo sư Anjali Vats giảng dạy tại Khoa Luật, Đại học Pittsburgh, Hoa Kỳ, rằng Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời bà và giúp bà ‘trở thành được như ngày nay’.

Trong bản tin về sự viên tịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, New York Times đã mô tả ông là ‘một trong những thiền sư có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới, truyền bá thông điệp về chánh niệm, từ bi và bất bạo động’; ‘cây bút, nhà thơ sung sức, nhà giáo và nhà hoạt động hòa bình’.

Tờ báo này dẫn lại những gì ông từng viết: “Sinh và diệt chỉ là những khái niệm. Chúng không thực sự tồn tại. Đức Phật đã dạy rằng không có sinh, không có diệt, không có đến, không có đi… không có bản ngã thường trụ – đó là do chúng ta nghĩ như vậy mà thôi. Nếu hiểu như vậy thì chúng ta không còn bị sợ hãi nữa và có thể tận hưởng cuộc sống.”

Theo New York Times, sau năm 1975, ông vẫn tiếp tục thái độ phản chiến. Trong một bài giảng ở Hà Nội hồi năm 2008, ông nói về cuộc chiến Iraq như sau: “Chúng ta biết rằng máy bay, súng đạn không thể loại bỏ được những suy nghĩ sai lầm. Chỉ có ái ngữ và lắng nghe thấu cảm mới có thể giúp con người sửa chữa sai lầm. Nhưng các nhà lãnh đạo không được học như vậy, họ chỉ dựa vào duy nhất sức mạnh quân sự để diệt trừ khủng bố.”

Tờ báo này nhắc lại hồi năm 2013 ông được hãng khổng lồ công nghệ Google mời đến trụ sở của họ ở Thung lũng Silicon để thuyết giảng. Khi đó, ông đã đem thông điệp về suy ngẫm tĩnh lặng ra nơi tuyến đầu của kỷ nguyên công nghệ.

“Chúng ta có cảm giác rằng chúng ta bị ngộp với thông tin,” ông nói với các nhân viên Google. “Chúng ta không cần nhiều thông tin như vậy.”

Và ông nói: “Đừng có tìm kiếm giải pháp bằng cái đầu đang suy nghĩ. Không suy nghĩ mới chính là chìa khóa thành công. Đó là lý do tại sao những lúc mà chúng ta không làm việc lại là lúc làm việc rất hiệu quả nếu chúng ta biết cách sống trong từng khoảnh khắc.”

Hãng truyền thông Anh BBC nói rằng Thiền sư Thích Nhất Hạnh thường được gọi là ‘người cha của phép chánh niệm’.

BBC lưu ý ông đã viết trên 100 cuốn sách được dịch ra hơn 40 thứ tiếng và cuốn sách mới nhất của ông được xuất bản hồi tháng 10 năm 2021.

Một trong những tờ nhật báo hàng đầu của Pháp là Le Figaro gọi Thiền sư Thích Nhất Hạnh là ‘một trong những nhà sư có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới’. Tờ báo này cho rằng chính nhờ có 40 năm phải sống lưu vong mà ông đã có thể phổ biến khái niệm ‘Chánh niệm’ đến với thế giới phương Tây và nó đã có sức hút đối với những ngôi sao như Oprah Winfrey hay Gwyneth Paltrow và có sức ảnh hưởng đối với nhiều ông chủ các hãng công nghệ ở Silicon Valley.

Đài Phát thanh Quốc tế Pháp RFI có bài tường thuật của thông tín viên Frédéric Noir từ thành phố Hồ Chí Minh với tựa đề ‘Việt Nam khóc thương sự ra đi của Hòa thượng có tầm ảnh hưởng Thích Nhất Hạnh’.

Đài này đã phỏng vấn một người dân ở thành phố Hồ Chí Minh và một người dân ở Hà Nội. Hai người này đều bày tỏ sự đau buồn trước sự ra đi của Thiền sư, cho rằng ông đại diện cho những giá trị phổ quá như sự khiêm nhường, sự rộng lượng và lòng thấu cảm và rằng nhờ học theo ông mà họ có được cuộc sống an lạc, hạnh phúc.

 

Apostles of Peace

Dr. Martin Luther King at a conference with Thich Nhat Hanh

 https://plumvillage.org/articles/apostles-of-peace/

Thich Nhat Hanh has often spoken of his close friendship with Dr Martin Luther King Jr., and how since King’s death, he has dedicated his life to realise their shared dream of building a “Beloved Community”.

“I remember,” said Thich Nhat Hanh, “the last time I met Dr King, we spoke about community-building. Unfortunately King was killed not long after that, and I vowed to myself, that even in exile, I would redouble my efforts, and put all my energy into the practice of building the Beloved Community we had discussed together.”

We hope you enjoy this article by Arica L. Coleman on the relationship between Thich Nhat Hanh and Dr Martin Luther King Jr..

Exactly One Year Before His Death Martin Luther King Denounced the War in Vietnam

“I am sure that since you have been engaged in one of the hardest struggles for equality and human rights, you are among those who understand fully, and who share with all their heart, the indescribable suffering of the Vietnamese people. The world’s greatest humanists would not remain silent. You yourself cannot remain silent.”—Letter from Thich Nhat Hanh to Dr. Martin Luther King Jr., 1965.

On April 4, 1967, Dr. Martin Luther King Jr. stood before a crowd of 3,000 anticipating listeners gathered at the Riverside Church in the City of New York. King was no stranger to Riverside Church, known for its national and global activism since opening its doors in 1930. For almost a decade, the civil rights leader’s visits to the Neo-Gothic edifice was an annual event; but this evening was different as King’s message was a departure from domestic issues about race and economic inequality. Instead he addressed the most pressing foreign policy issue of the day: the war in Vietnam.

Read the rest of the article on George Washington University’s History News Network.

Related Article: Martin Luther King on the Power of Love

 

Việt Nam : Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch ở tuổi 95

Đăng ngày: 22/01/2022 – 14:01

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và các gia đình phật tử trong một ngày lễ hội của Phật Giáp ở thiền viện Làng Mai, Thènac, Dordogne, Pháp, ngày 06/08/2004 AFP – DERRICK CEYRAC

Anh Vũ

 

 

3 phút

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tu sĩ Phật giáo có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam và thế giới đã viên tịch lúc 00 giờ ngày 22/01/2022 tại chùa Từ Hiếu,

thành phố Huế, ở tuổi 95, theo thông báo của Tăng đoàn Làng Mai tại Pháp.

Chùa Từ Hiếu là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh bắt đầu nghiệp tu hành cách đây 80 năm. Ông sinh năm 1926 tại làng Thành Trung, huyện Quảng

 Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong một gia đình có 6 anh chị em. Tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo, 16 tuổi xuất gia đi tu đến năm 25 tuổi trở

 thành nhà sư Nhất Hạnh.  

Từ năm 1960, sư ông đã theo học tại đại học Princeton, Hoa Kỳ và giảng dạy thần học nhiều năm ở đại học Cornell Columbia. Năm 1966 nhà

 sư lập ra dòng tu Tiếp Hiện đồng thời thành lập nhiều thiền viện ở nhiều nước để truyền bá triết lý đạo Phật. Đây là quãng thời gian mà phương

 Tây biết đến vị tu sĩ Phật giáo này như một nhân vật tích cực hoạt động phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam.

Sau Hiệp định Paris được ký kết 1973, ông ở lại Pháp và lập ra Tu viện Làng Mai ở vùng Dordogne, tây nam nước Pháp, tiếp tục hành đạo,

 tu thiền, thuyết giảng đạo Phật và đã thu hút được đông đảo những thành phần tôn giáo, chính trị khác nhau ở Pháp cũng như nhiều nước khác.

Quan hệ của Thiền sư với chính quyền Việt Nam cũng trải qua nhiều thăng trầm, bị nhiều nghi kỵ, thậm chí nhà sư có lúc còn bị những cáo buộc

 vu khống về chính trị. Sau bốn chục năm hoạt động Phật giáo ở nước ngoài, năm 2005, thiền sư được chính quyền Việt Nam cho phép về thăm

 quê hương.

Sau đó, nhà sư tiếp tục các hoạt động tu tập và phổ biến đạo Phật, chủ yếu ở ngoại quốc. Năm 2014, thiền sư Thích Nhất Hạnh bị tai biến mạch

 máu não. Sau khi được điều trị sức khỏe tương đối ổn định tại Pháp, năm 2018, thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về chùa Từ Hiếu, Huế, tịnh dưỡng

 cho đến ngày cuối cùng cuộc đời trần thế.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh không chỉ nổi tiếng là một triết gia Phật Giáo có kiến thức uyên thâm ghi dấu ấn với khái niệm « Phật giáo dấn thân »,

theo đó đưa giáo lý Phật giáo vào đời sống xã hội, bao gồm cả chính trị, mà còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu. Trong cả

 cuộc đời tu hành của mình, thiền sư đã để lại hơn 100 đầu sách về đạo và đời, bao gồm các lĩnh vực từ tôn giáo, tu tập, thiền, nghệ thuật sống, quan

 hệ xã hội… trong đó có hàng chục tác phẩm đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và được độc giả quốc tế đón nhận.

Ở phương Tây, Thích Nhất Hạnh được đánh giá là một trong những thiền sư có ảnh hưởng nhất thế giới, một nhà triết học, thần học truyền bá những

 thông điệp từ bi, nhân bản để xóa bỏ hận thù, đã được nhiều cộng đồng lắng nghe.

Rất đông các hãng truyền thông quốc tế ngày hôm nay 22/01, đưa tin về sự ra đi của thiền sư Thích Nhất Hạnh với sự ngưỡng mộ một con người đã

 có nhiều đóng góp cho Phật giáo và hòa bình thế giới.

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh – tang lễ tĩnh lặng của người khởi xướng ‘Phật giáo dấn thân’

22 tháng 1 2022

Thích Nhat HanhNguồn hình ảnh, Getty Images

Theo thông tin từ Làng Mai, lễ nhập kim quan thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ diễn ra vào sáng 23/1.

Tang lễ sẽ diễn ra trong 7 ngày theo hình thức một khóa tu im lặng.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch lúc 00:00 giờ ngày 22/01, năm 2022, ở tuổi 95, theo giờ Việt Nam, ở chùa Từ Hiếu, Huế, theo thông tin từ Tăng đoàn Làng Mai.

“Trong suốt thời gian đó, kính xin quý vị đến thăm viếng cùng thực tập chung với chúng tôi – tâm niệm cúng dường – để cho toàn bộ tang Lễ Tâm Tang được diễn ra trong sự im lặng, trang nghiêm, thanh tịnh, tĩnh lặng và nhẹ nhàng”- theo Tu viện Vườn Ươm – Làng Mai.

“Sau Lễ Trà Tỳ, Xá Lợi sẽ được an vị tại Tổ Đình Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai khắp nơi trên thế giới mà không cần phải xây tháp,” vẫn theo thông báo của Làng Mai.

Phật từ chùa Từ Hiếu tại Huế, Việt Nam và tăng thân Làng Mai trên khắp thế giới hiện đang chuẩn bị cho tang lễ thiền sư.

Nguồn hình ảnh, Fairfax Media Archives/Getty Images

image.png


Thiền sư Thích Nhất Hạnh tới thuyết giảng tại Sydney, Úc tháng 10/1966

Ngày 22/1, bà Marie Damour, Đại biện lâm thời, Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam đã gửi ‘lời chia buồn sâu sắc trước sự viên tịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh’.

Thông cáo viết: “Trong hơn 60 năm qua, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một người thầy, nhà lãnh đạo tinh thần được yêu mến và là nhà hoạt động không mệt mỏi vì hòa bình cho đất nước của mình và trên khắp thế giới. Những lời giảng dạy của ông, đặc biệt là về việc đưa chánh niệm vào cuộc sống hàng ngày, đã làm phong phú thêm cuộc sống của rất nhiều người Mỹ.

“Nhiều quan chức Hoa Kỳ, trong đó có Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink, đã vinh dự được gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Lòng từ bi và tâm huyết của ông đối với đa nguyên tôn giáo đã để lại ấn tượng sâu sắc cho những người ông từng gặp.

“Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được nhớ đến như là một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo nổi bật và có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Thông qua những lời dạy và tác phẩm văn chương của ông, di sản của ông sẽ còn lưu truyền mãi cho các thế hệ mai sau.”

Người khởi xướng ‘Phật giáo dấn thân’

Truyền thông quốc tế ngày 22/1 tràn ngập thông tin về sự ra đi của thiền sư Thích Nhất Hạnh cùng những đóng góp quý báu của ông cho Phật giáo và hòa bình thế giới.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn ngồi thiền trước Nhà thờ Trinity ở Quảng trường Copley, Mỹ ngày 15/9/2013. Khi gió tạt vào micro lúc thiền sư đang giảng, Sư huynh Pháp Nguyên giơ chiếc nón lá lên để che chắn

Trang New York Times viết về thiền sư Thích Nhất Hạnh:

“Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã lưu vong khỏi Việt Nam sau khi phản đối chiến tranh vào những năm 1960 và trở thành một tiếng nói hàng đầu trong phong trào mà ông gọi là “Phật giáo dấn thân”, áp dụng các nguyên tắc Phật giáo vào cải cách chính trị và xã hội.”

Vào thập niên 1960, trong cuốn sách “Hoa sen trong biển lửa”, thiền sư Thích Nhất Hạnh đưa ra khái niệm ‘Phật giáo dấn thân’. Theo đó, ông áp dụng những lời dạy của đức Phật cùng thiền định để làm vơi bớt những khổ đau trong xã hội, trong môi sinh và trong chính trường, theo trang Phật giáo.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh giải thích:

“Khi còn ở Việt Nam, những nhà sư trẻ tuổi chúng tôi đã chứng kiến nỗi đau khổ do chiến tranh gây ra. Bởi vậy, chúng tôi mong mỏi đưa đạo Phật vào xã hội. Điều này chẳng dễ dàng gì bởi xã hội truyền thống không trực tiếp hình thành Phật giáo dấn thân. Chúng tôi phải tự làm lấy. Đó là lý do Phật giáo dấn thân ra đời.

“Phật giáo phải gắn liền với cuộc sống thường nhật, với nỗi đau của bạn và những người xung quanh. Bạn phải học cách giúp đỡ một đứa trẻ bị thương trong lúc duy trì hơi thở chánh niệm. Bạn phải giữ cho bản thân khỏi lạc lối trong hành động. Hành động phải đi cùng thiền,” vẫn theo trang Phật giáo.

Triết lý này được thể hiện sâu sắc qua cuộc đời của thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Lên tiếng phản đối chiến tranh

Từ đầu thập niên 60, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã bắt đầu viết và lên tiếng phản đối chiến tranh, theo New York Times.

Năm 1964, ông xuất bản bài thơ ‘Lên án’ (Condemnation) – (tạm dịch) – trên một tuần báo Phật giáo. Bài thơ có đoạn:

“Bất cứ ai đang nghe, hãy là nhân chứng của tôi:

Tôi không thể chấp nhận cuộc chiến này.

Tôi không bao giờ có thể, tôi sẽ không bao giờ.

Tôi phải nói điều này một nghìn lần trước khi tôi bị giết.

Tôi giống như con chim chết vì người bạn đời của nó,

rỉ máu từ chiếc mỏ gãy của nó và kêu lên:

“Hãy coi chừng! Quay lại và đối mặt với kẻ thù thực sự của bạn

– tham vọng, bạo lực hận thù và tham lam.”

Bài thơ khiến ông được gọi là “nhà thơ phản chiến”, và ông bị tố là một nhà tuyên truyền thân Cộng sản.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh lưu trú tại Pháp khi chính quyền miền Nam Việt Nam không cho phép ông trở về sau khi ký kết Hiệp định Hòa bình Paris năm 1973.

Mãi đến năm 2005, chính quyền Cộng sản Việt Nam mới cho phép ông về giảng dạy, thực hành và đi du lịch.

Trong một cuộc nói chuyện tại Hà Nội năm 2008, ông nói rằng cuộc chiến tranh Iraq là kết quả của sự sợ hãi và hiểu lầm, trong đó bạo lực sinh ra bạo lực.

Ông nói: “Chúng ta biết rất rõ rằng máy bay, súng và bom không thể xóa bỏ những nhận thức sai lầm. Chỉ có lời yêu thương và sự lắng nghe từ bi mới có thể giúp mọi người sửa chữa những nhận thức sai lầm. Nhưng các nhà lãnh đạo của chúng ta không được đào tạo theo kỷ luật đó, và họ chỉ dựa vào lực lượng vũ trang để loại bỏ khủng bố.”

Nhà đấu tranh dân quyền, Mục sư Martin Luther King Jr. đã đề cử thiền sư Thích Nhât Hạnh cho giải Nobel Hòa bình năm 1967, nhưng giải thưởng không được trao cho bất kỳ ai vào năm đó.

“Cá nhân tôi không biết có ai xứng đáng hơn vị sư hiền lành đến từ Việt Nam này,” Mục sư King viết cho Viện Nobel ở Na Uy. “Những ý tưởng của ông ấy về hòa bình, nếu được áp dụng, sẽ xây một tượng đài cho chủ nghĩa đại đoàn kết, cho tình anh em thế giới, cho nhân loại.”

‘Cái chết không có thật’

Năm 2018, thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Huế, miền Trung Việt Nam, sống những ngày cuối cùng tại chùa Từ Hiếu, nơi ông xuất gia khi còn là một thiếu niên.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh bác bỏ khái niệm về cái chết. Ông viết trong cuốn sách ‘Không diệt, không sinh. Đừng sợ hãi: “Chúng không có thật”.

“Đức Phật dạy rằng không có sinh; không có diệt; không có tới; không có đi; không có giống nhau; không có khác biệt; không có bản ngã vĩnh cửu; không có sự hư vô. Chúng ta thì chỉ nghĩ là có mọi điều này.”

Ông viết, sự hiểu biết đó có thể giải phóng mọi người khỏi nỗi sợ hãi và cho phép họ “an hưởng cuộc sống và trân trọng cuộc sống theo một cách mới”.

_______________________________
Còn dưới đây là bài viết phơi bày sự thật mà toàn dân miền nam Việt Nam đều biết một phần nào về Thiền sư Thích Nhất Hạnh phản chiến và bịa đặt về việc không quân Mỹ ném bom giết chết 300,000 người dân thị xã Bến Tre, đòi Mỹ rút quân mà không đòi cộng sản Bắc Việt rút quân
Thời Việt Nam Cộng Hoà y đã từng vu khống và tuyên bố láo khoét Mỹ ném bom giết 300.000 ( ba trăm ngàn) dân thị xã Bến Tre năm Mậu thân… nhiều tài liệu lịch sử đã minh chứng rằng trong thời điểm đó ( 1968 ) thị xã Bến Tre chỉ có 70 ngàn dân… ��
Khi sư ông Thích Nhất Hạnh vu khống cho Mỹ ném bom giết 300,000 (ba trăm ngàn) dân thị xã Bến Tre năm Mậu Thân, tôi đã minh chứng rằng trong thời điểm đó (1968) thị xã Bến Tre chỉ có 70 ngàn dân, nếu bị Mỹ giết hết, cũng không đào đâu ra tới con số 300 ngàn. Sư ông Nhất Hạnh giữ thái độ im lặng từ ngày đó đến nay, không hề xin lỗi, không hề đính chính như bất cứ một người nào có tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng. Sự im lặng của sư ông khiến tôi đi từ thất vọng tới buồn bã và khinh bỉ. Phải chăng đó một trong nhưng lý do đã khiến cho sư TTT đã lột áo nâu, trục xuất Thích Nhất Hạnh ra khỏi chùa Bảo Quốc ở Huế năm xưa, và thông tri cho tất cả các chùa “không nên chứa chấp” TNH?
Nay nhân đọc lại bài của Tôn Nữ Như Không, tôi xin chuyển tới quí vị để tường. Tôi không có lời bàn nào thêm. Lòng tôi lịm tắt u sầu! (nhn)
. NAM MÔ MỘT BỒ DAO GĂM.
Người viết: TÔN NỮ NHƯ KHÔNG
Một việc chúng tôi rất ngại và cố né là viết đụng tới các vị tu hành. Một phần là vì lý do thực tế. Ðó là viết đụng tới một vị nào đó thì tất sẽ có kẻ bênh người chống, mà những kẻ đã nhắm mắt bênh các vị tu hành thì khủng khiếp lắm, họ sẽ bênh theo kiểu “thánh chiến”, chứ không nghe phân trần phải trái. Một phần là vì bản thân chúng tôi, cũng giống như quý vị, đều giữ lòng tôn kính và kỳ vọng đặc biệt vào các vị lãnh đạo tinh thần.
Nhưng trong đời, có lúc cũng đành phải làm một vài chuyện chẳng đặng đừng, đã có gan cầm bút thì mình không thể làm ngơ trước sự giả trá quá lộ liễu, và sự bất công có khả năng dẫn tới sự tàn phá quá lớn lao. Nhất là nếu sự giả trá bất công đó lại đến từ một vị tu hành có ảnh hưởng lớn như Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Nói tới Thiền sư Thích Nhất Hạnh có lẽ phần đông người Việt Nam đều nghe danh, và đối với phần đông người Việt Nam và người ngoại quốc, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã xuất hiện như một người đạo cao, đức trọng. Chính vì cái hình ảnh đạo cao, đức trọng này, cộng với tài tổ chức, tài thuyết pháp và tiền rừng, bạc biển, mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh có khả năng góp phần gây ảnh hưởng tốt hay xấu trên dư luận thế giới về một vấn đề nào đó.
Nói cách khác, nếu cái tâm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đúng là tâm Phật thì thật phúc cho nhiều người, còn nếu cái tâm của Thiền sư chỉ là một bồ dao găm thì thật là họa cho chúng sinh!
Tại sao hôm nay chúng tôi lại buồn lòng phải thưa chuyện với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, với Phật tử và với mọi người Việt Nam một cách thẳng thắn? Xin thưa: vì Thiền sư Thích Nhất Hạnh lại vừa làm thêm một chuyện động trời.
Sau khi nước Mỹ bị bọn khủng bố tấn công tàn bạo, và trong khi nước Mỹ gạt nước mắt để cương quyết đứng lên cùng cả thế giới ngăn chặn những đợt khủng bố kế tiếp, đồng thời truy lùng bọn khủng bố có tổ chức quy mô và có khả năng tiêu diệt nền văn minh nhân loại bằng những thứ vũ khí độc hại nhất, thì Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã cấp tốc tổ chức một buổi thuyết pháp tại một nhà thờ ở New York và đã chi một số tiền kếch sù để đăng quảng cáo buổi thuyết pháp này trên một tờ báo có ảnh hưởng rất lớn ở nước Mỹ là tờ The New York Times.
Nếu đây chỉ là một bài thuyết pháp kêu gọi hòa bình, hay dạy dỗ người Mỹ biết cách kềm giữ để sự giận dữ không biến thành một cuộc trả thù bừa bãi, thì chúng tôi vẫn sẵn lòng lắng nghe, cũng như chúng tôi đã lắng nghe nhiều vị giáo chủ thuộc mọi tôn giáo đã lên tiếng cầu nguyện cho thế giới được hòa bình, đồng thời kêu gọi chính phu? Mỹ hãy sáng suốt và tự chế trong công tác truy lùng những thủ phạm gây tội ác, nhất là khuyến khích thăng tiến sự đối thoại, cảm thông và tôn trọng lẫn nhau để làm căn bản chung.
Bài thuyết pháp được mở đầu bằng tám câu thơ, xin tạm dịch:
Tôi bụm mặt trong hai bàn tay
Không, tôi không khóc
Tôi bụm mặt trong hai bàn tay
Để sưởi ấm nỗi cô đơn
Trong bàn tay bảo vê.
Trong bàn tay nuôi nấng
Trong bàn tay ngăn cản
Hồn tôi đừng bỏ tôi một mình trong cơn giận dữ.
Bài thơ thật tuyệt vời, nhưng là sự tuyệt vời khởi đầu cho một âm mưu gian dối!
Bởi vì ngay sau đó, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói với cử tọa Mỹ rằng bài thơ đã được làm trong cuộc chiến tranh Việt Nam, khi Thiền sư nghe tin thị xã Bến Tre với 300,000 ngàn dân đã bị máy bay Mỹ bỏ bom phá hủy, chỉ vì có 7 quân du kích đã bắn vài loạt đạn súng phòng không lên trời rồi bỏ chạy. Vụ phá hủy thị xã Bến Tre ấy đã làm Thiền sư đau đớn vô cùng.
Bịa. Bịa trắng trợn và ác ý!
Gian. Gian trơ trẽn và ác độc!
Viết tới đây, tôi phải bụm mặt tôi vào hai bàn tay, để sưởi ấm nỗi cô đơn thất vọng của tôi, và để ngăn cản hồn tôi đừng bỏ tôi một mình trong cơn giận dữ.
Bởi vì chuyện bịa không ngượng mồm và gian dối không ngượng mặt này đã không đến từ một người tầm thường, mà đến từ một Thiền sư được nhiều người tán tụng. Ðây cũng không phải là lần bịa chuyện gian dối đầu tiên của Thiền sư Thích Nhất Ha.nh. Hồi còn chiến tranh Việt Nam, để kích thích phong trào phản chiến, Thiền sư đã bịa chuyện nhìn thấy trực thăng Mỹ sà xuống đồng ruộng bắt gái quê đem đi hiếp. Sau đó có người hỏi rằng chuyện ấy đã xảy ra ở tỉnh nào, xã nào, Thiền sư đã không trả lời. Những chuyện gian dối này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh chỉ bịa với người ngoại quốc, mặt khác Thiền sư thừa biết rằng nếu bịa trước cử tọa Việt Nam thì Thiền sư sẽ bị lật mặt nạ ngay. Muốn phân tích chuyện bịa trắng trợn mở đầu cho bài thuyết pháp hôm 25 tháng 9 vừa qua, thiết tưởng nên chép lại đây nguyên văn lời Thiền sư Thích Nhất Hạnh thuyết pháp bằng tiếng Mỹ: I wrote this poem during the Vietnam war after I heard about the bombing of Ben Tre city. The city of 300,000 was destroyed because seven guerrillas shot several rounds of unsuccessful anti-aircraft gunfire and then left. My pain was profound.
Người Việt Nam mình đọc đoạn thuyết pháp này thì chỉ cười khẩy, vì hiểu là chuyện bịa trắng trợn. Ai cũng biết rằng chẳng có một toán chỉ 7 quân du kích nào mà có súng phòng không. Mà giả sử có anh du kích nào gặp hên lượm được khẩu súng phòng không do ai đó đánh rơi ở dọc đường mà bắn lên trời đi nữa, thì máy bay Mỹ cũng chẳng đủ bom và đủ tàn ác để phá sạch (destroy) thị xã Bến Tre với 300,000 dân. Chứng minh rõ ràng nhất là thị xã Bến Tre vẫn còn đó, người Bến Tre vẫn còn đây, trong và ngoài nước, để làm chứng cho sự bịa đặt gian dối ác ý này.
Bây giờ, nếu có ai lại đặt câu hỏi rằng chuyện Mỹ bỏ bom phá sạch thị xã Bến Tre với 300,000 dân ấy xẩy ra ngày nào, tháng nào, năm nào, thì lại một lần nữa Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng chỉ – lầm lì – nhắm mắt – ngồi thiền – im lặng! Nhưng như đã nói ở trên, đối tượng tuyên truyền của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong bài thuyết pháp đắt tiền vừa qua là người Mỹ. Mà người Mỹ, khi nghe lời thuyết pháp từ một Thiền sư với dáng dấp khoan thai, giọng nói từ bi như vậy, thì họ tin lắm. Họ chẳng biết Bến Tre ở đâu. Lẫn trong giọng thuyết pháp từ bi đều đều là hình ảnh của một thành phố với 300,000 người đàn bà, đàn ông, người già, trẻ thơ vô tội bị giết sạch. Cái câu cố ý lấp lửng. All the city of 300,000 was destroyed có hậu ý và tác dụng gây mặc cảm phạm tội vô cùng khủng khiếp. Ðể phá hủy cả một thành phố như vậy, máy bay Mỹ phải lồng lộn như bầy qụa, máu tóe, thịt văng, khói lửa ngút trời. Người Mỹ rùng mình vì sự tàn ác. Của ai? Của máy bay Mỹ? Của chính phu? Mỹ! Phút chốc, cái hình ảnh hai chiếc máy bay bị quân khủng bố cho lao vào tòa nhà Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ở New York biến mất trong đầu người nghe. Bởi vì sự tàn ác của bọn không tặc nào có thấm gì so với sự tàn ác của Mỹ? Một tòa nhà bị phá hủy làm sao so sánh được với cả thành phố? Vài ngàn người chết làm sao so sánh được với con số 300,000 người? Cử tọa Mỹ nghe thuyết pháp trực tiếp và người đọc báo Mỹ rũ xuống với mặc cảm phạm tội. Một màn phù thủy tài tình! Đối tượng của sự kinh tởm và oán ghét được chuyển từ quân khủng bố sang quân đội Mỹ và chính phu? Mỹ. Mục đích của bài thuyết pháp đã thành công! Sự bịa chuyện gian dối đã được đền bù!
Cái hậu ý ác độc được che dấu bằng nụ cười tươi nở búp sen. Cái Tâm Dao Găm được khép kín trong hai con mắt nhắm ngồi thiền. Bài thơ có lẽ vừa mới được làm chưa ráo mực, được nói dối là đã làm hồi chiến tranh Việt Nam để làm tiền đề cho một lời nói dối khác có tính cách vu vạ ác độc, nhằm mục đích phá hủy chính nghĩa và lòng tự tin của những nạn nhân vừa bị tai họa khủng bố giáng xuống. Ác thật ác! Ðộc thật độc!
Tại Hà Nội, T.N. Hạnh được tiếp đón linh đình, rùm beng (!) nặng phần trình diễn, trong chuyến về VN sau nhiều chục năm đi công tác ở nước ngoài.
Ác ấy, độc ấy vừa được phun ra từ cửa miệng của một Thiền sư, được phóng ra từ tâm của một Thiền sư! Người Việt Nam nói chung và người Phật tử Việt Nam nói riêng không thể giữ im lặng đồng lõa với cái ác độc bội phản này. Với cái tâm dao găm phảng phất mùi thiền, trong quá khứ Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đâm những nhát chí tử vào ý chí chiến đấu tự vệ của người miền Nam Việt Nam. Nay cũng với cái tâm dao găm phảng phất mùi thiền ấy, cộng với danh tiếng và thế lực tiền tài lớn hơn xưa. Thiền sư Thích Nhất Hạnh bằng sự biạ đặt gian dối ác ý, đang âm mưu hạ gục ý chí chiến đấu của người Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố gian nan khốc liệt này. Ác! Ác quá! Người Việt Nam chúng ta thuộc mọi tôn giáo không thể đồng lõa vì nếu chúng ta im lặng thì cái tâm dao găm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đâm một nhát thấu được qua hai con tim: con tim người Mỹ với mặc cảm phạm tội ác chiến tranh và con tim của người Việt chúng ta với mặc cảm đồng lõa với sự bịa đặt gian dối ác độc. Chúng ta cần hiệp lực chữa cái ác độc do một Thiền sư Việt Nam gây ra. Xin đề nghị ba việc:
Thứ nhất, xin kính bạch Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc 26 năm, kẻ gây chiến là đảng Cộng Sản Việt Nam đã thắng, nạn nhân là cả dân tộc Việt Nam đã thua, thế mà tới bây giờ Thiền sư vẫn còn trường kỳ mai phục để tiếp tục bịa những chuyện động trời một cách ác ý và có tính toán như vầy, thế thì xin hỏi: Thiền sư là ai? Thiền sư là ai mà cứ mỗi lần nước Mỹ đang lâm chiến hay sắp sửa lâm chiến thì Thiền sư lại mượn mùi thiền để bịa chuyện nhằm gây mặc cảm phạm tội chiến tranh trong dân chúng Mỹ, với mục đích thúc đẩy hoặc vực dậy phong trào phản chiến trói tay chính phu? Mỹ hành động? Trong quảng cáo trên báo The New York Times, Thiền sư tự giới thiệu là một a peace maker. Tạm dịch là người xây dựng hòa bình. Kính bạch Thiền sư, hòa bình không thể xây dựng bằng cái tâm gian dối – ác độc – và phản bội! Cái tâm dao găm cũng không phải là cái tâm của một Thiền sư. Phản chiến có hai mặt tích cực và tiêu cực. Rất tiếc, qua hành động, Thiền sư đã và đang hiện hình là một người phản chiến với cái nghĩa tiêu cực. Thiền sư đã và đang khoác áo thiền, mượn danh yêu hòa bình, để giả đò can gián bằng cách ôm cứng nạn nhân cho thủ phạm hung hăng đánh gục. Với thủ đọan gây mặc cảm phạm tội ác chiến tranh trong lòng những nạn nhân vừa bị khủng bố, Thiền sư cũng đã đích thực là một thành phần khủng bố! Nguy hiểm hơn cả những tên khủng bố lái máy bay đâm vào tòa nhà Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, vì sự khủng bố của Thiền sư nhằm đánh gục tinh thần và ý chí chiến đấu chống khủng bố của những người nghe Thiền sư thuyết pháp và đọc quảng cáo của Thiền sư trên báo.
Thứ hai, chúng tôi xin thưa chuyện với người Việt Nam, đặc biệt là người Bến Tre. Chúng ta biết đây là một bịa đặt ác ý bởi một vị lãnh đạo tinh thần Việt Nam. Chúng ta xấu hổ. Nhưng xấu hổ không đủ, chúng ta cần góp phần giải độc cái bịa đặt ác ý này. Đối tượng rải độc của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người Mỹ, nên đối tượng giải độc của chúng ta cũng phải là người Mỹ. Chúng ta cần thông báo cho chính phu? Mỹ và các cơ quan truyền thông Mỹ về sự kiện gian dối và hậu ý ác động này.
Thứ ba, chúng tôi xin các hội đoàn và đặc biệt là các vị Luật sư cùng nghiên cứu, để một mặt đặt vấn đề với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một mặt đặt vấn đề với báo The New York Times. Chúng ta là những người sống có lý và có tình. Chúng ta không thể im lặng đồng lõa với sự gian dối lọc lừa và âm mưu phản bô.i. Ðây là vấn đề lương tâm và cũng là liên quan tới cái sống cái chết của chúng ta, không hề nhuốm một tí màu sắc tôn giáo nào.
Xin trân trọng kính chào,
TÔN NỮ NHƯ KHÔNG, Wednesday, July 30, 2003
_______________________________

NHẤT HẠNH: “THIỀN SƯ VỌNG NGỮ”

– LÃO MÓC –     

Như mọi người đều biết, không phải đến ngày 11 tháng 9 năm 2001, thiền sư Nhất Hạnh đã bất chấp tội vọng ngữ là một trọng tội của Phật giáo khi bịa chuyện vì 7 du kích Việt Cộng từ dưới đất bắn lên mà máy bay Mỹ đã ném bom thiêu hủy 300.000 nóc gia tại thị xã Bến Tre trong biến cố Tết Mậu Thân, để, từ đó tuyên truyền là nước Mỹ bị quả báo khi bọn khủng bố Al Quaeda dùng phi cơ đánh sập 2 tòa nhà cao tầng tại New York, mà ngay từ khi hoạt động phản chiến cùng với John Kerry  và cô đào hát Jane Fonda, ông thiền sư “ăn chay, ngủ mặn” này đã “láo thiên, láo địa, láo từ Sịa láo tới Đông Hà, láo ra Bến Hải, láo luôn ra hải ngoại.”

Nhưng vì sao mà thiền sư Nhất Hạnh phải nói láo như thế? Chuyện rõ như ban ngày là thiền sư Nhất Hạnh đã làm theo yêu cầu nếu không muốn nó là lệnh của VC. Xin mời độc giả đọc các trích đoạn trong “Hồ Sơ Vụ Nhà Nước CSVN Đàn Áp Tu Viện Bát Nhã” được đăng tải trên tuần báo Việt Tide số 230 ra ngày 9-10-2009 như sau:

“Cuối thập niên 90, Thiền sư Nhất Hạnh ngỏ ý được về Việt Nam thăm viếng và truyền đạo. Lộ trình chuyến đi hoằng pháp cùng nội dung những bài thuyết pháp từ tháng 3 đến tháng 4 năm 1999 qua ba thành phố Hà Nội, Huế, Sàigòn, đã được đệ trình Bộ Văn hóa Nhà nước VN. Nhưng không hiểu vì cớ gì Hà Nội lại bãi bỏ chuyến đi vào phút chót. Mãi đến năm 2004, có thể do sự vận động của một nhân sự trong nhóm Giao Điểm nên năm 2004, nhà nước VN mới ngỏ lời mời thiền sư về nước và qua năm 2005, thiền sư mới thực hiện được chuyến đi này” (Bài đã dẫn).
Như chúng tôi đã trình bày trong bài “Thiền Sư Nhất Hạnh: Kẻ Đánh Đu Với Tinh”: Chính Thượng Tọa Đức Nghi là “con tinh” mà thiền sư Nhất Hạnh đã đánh đu:

“Năm 1998, Thượng tọa Đức Nghi cũng đã qua Làng Mai thăm viếng, vận động tài chánh để xây dựng chùa Bát Nhã và năm 2001 thì qua tu viện Lộc Uyển vào để tìm hiểu thêm về mô thức sinh hoạt và tu học của Làng Mai. Thượng tọa cũng muốn các đệ tử của mình tìm hiểu về pháp môn Làng Mai nên đã gửi các vị đệ tử lớn qua Làng Mai tu học như thầy Thích Đồng Đạo, Thích Đồng Châu (2001-2003), Thích Đồng Trung và Thích Đồng Từ (từ 11-2005 cho đến nay).

Năm 2003, 2004, Thượng tọa (Đức Nghi) cũng đã bảo trợ về mặt pháp lý cho những khóa tu 5 ngày tổ chức tại Bát Nhã do các giáo thọ Làng Mai về thăm quê hương giảng dạy . Thượng tọa đã ngỏ ý với các vị giáo thọ lúc ấy là nếu Làng Mai bằng lòng, Thượng tọa sẽ xin bảo lãnh để các vị có thể ở Việt Nam mỗi năm 6 tháng phụ trách việc giảng dạy cho đồng bào Phật tử địa phương.

Năm 2005, trong chuyến về Việt Nam và hoằng pháp lần thứ nhất của Thiền sư nhất Hạnh, Thượng tọa (ĐN) đã thỉnh mời thiền sư và tăng thân Làng Mai lên thăm tu viện Bát Nhã và Thượng tọa đã tuyên bố cúng dường tu viện Bát Nhã cho thiền sư Nhất Hạnh.” (Bđd).

Việc xây dựng tu viện Bát Nhã sau đó được thực hiện từ tháng 3 năm 2005 đến tháng 1 năm 2008. Chi phí mua đất và xây dựng từ 20-4-2005 đến 11-3-2008 là 14 tỉ 162 triệu đồng tiền Việt Nam do phật tử trong và ngoài nước đóng góp. Nhưng…như chúng tôi đã trình bày: “Ngày 18-6-2008, Thiền sư Nhất Hạnh lại lên tu viện Bát Nhã nói chuyện với các đệ tử với đề tài “Thầy căn dặn”. Nhưng sau đó Thượng tọa Đức Nghi đem cắt đầu, cắt đuôi bài nói chuyện này để chỉ còn lại 5 phút và cho là thiền sư (NH) đã coi thường nhà cầm quyền và giáo hội Phật Giáo địa phương, vi phạm quy chế Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 

Ngày 1 tháng 9 năm 2008, Thượng tọa Đức Nghi đã gửi Bản Kiến Nghị tới 3 nơi: Hội đồng trị sư Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Ban Trị sư Tỉnh hội Phật Giáo Lâm Đồng và Ban Đại diện Phật Giáo thị xã Bảo Lộc mà nội dung có những đoạn như sau:

“Cách đây trên 3 năm, con đã nhiệt tình bảo lãnh để Làng Mai tu tập tại tu viện Bát Nhã.

Được Giáo Hội Trung ương cho phép, văn thư số 212 ngày 22-5-2006, Ban Tôn Giáo

Chính phủ cho phép, văn thư số 525 ngày 7-7-2006.

Ban đầu con cứ tưởng Làng Mai tôn trọng Giáo hội Phật Giáo Việt Nam và Nghị định 22 của Ban Tôn giáo Chính phủ, cứ tưởng tôn trọng lời đề nghị của con tại Làng Mai 2006, lời đề nghị của con tại chùa Từ Hiếu năm 2007, lời đề nghị của con tại tu viện Bát Nhã năm 2008.

Cả 3 lần trực tiếp gặp Sư ông Làng Mai để nói lên thực trạng của tu viện Bát Nhã. Giáo hội Làng Mai chưa được phép sinh hoạt tại Việt Nam, con chỉ đứng đơn xin tu theo pháp môn Làng Mai tại tu viện Bát Nhã. Nên mọi việc xảy ra con chịu trách nhiệm trước Giáo Hội và Nhà Nước. Con muốn tương lai tu viện Bát Nhã sẽ lên tới 1.000 tu sinh, nhưng những lời đề nghị của con lên Sư ông và quý vị giáo thọ không ai lắng nghe cả. Đã 3 năm qua, con đã hơn 10 lần bị kiểm điểm vì vi phạm Hiến chương Giáo Hội và Nghị định 22 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ.

… Kể từ hôm nay, ngày 01 tháng 09 năm 2009, con xin rút lại tất cả những văn thư con xin phép cho Làng Mai tu tập. Con không bảo lãnh, không chịu trách nhiệm mọi việc sẽ xảy ra của Làng Mai tại tu viện Bát Nhã trong thời gian tới.” (Bđd).

Trước việc “con tinh” Đức Nghi lòi đuôi, Thiền sư Nhất Hạnh vào ngày 9-9-2009 đã viết một thư tay cho “ông đệ tử truyền đăng” này, có đoạn như sau:

Tôi có đọc thư Thầy viết gởi đề ngày 1-9-2008 (kiến nghị), và thấy thương Thầy quá. Tội nghiệp cho thầy. Thầy đã bị áp lực của những thế lực bảo thủ và tham nhũng lâu ngày, và Thầy cũng đã nói với tôi như thế, và bây giờ Thầy muốn nửa đường bỏ cuộc. Trong Giáo Hội và trong Chính Quyền cũng có nhiều thành phần cương trực và trong sạch, các vị này cũng đã từng bị lao đao và khó khăn thế nhưng họ đã không bỏ cuộc. Tôi nghĩ Thầy nên đứng dậy và can đảm tiếp tục con đường đã đi.

Hiện giờ có khoảng 400 người tu trẻ đang tu học nghiêm chỉnh ở Bát Nhã, đó là một trong những chúng xuất gia thường trú có tầm vóc lớn ở quê hương. Tôi tin chắc là cả chính quyền và Giáo Hội đều không muốn cho một chúng tu học như thế bị giải tán và tan rã. Phật tử trong nước và ngoài nước đã từng yểm trợ và nuôi cho tu viện lớn lên cũng không muốn cho một chúng tu học như thế bị giải tán và tan rã. Điều này chắc Thầy cũng đã thấy rõ, bởi vì nếu có sự giải tán và tan rã xảy ra thì sẽ có tai tiếng lớn cho đất nước và cho Phật giáo Việt Nam” (ngưng trích).

Và, như mọi người đều biết, “Ngày 29-10-2008, ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ đã tố cáo: ba lần về VN, tăng thân Làng Mai từ Pháp đã tấn phong giáo phẩm mà không thông qua GHPGVN, đề cập sai lệch vấn đề chính trị trong nước, đưa lên mạng một số tin tức sai sự thật tại Việt Nam, vi phạm luật pháp Việt Nam”.

Và cuộc đàn áp tại tu viện Làng Mai đã xảy ra trong khi Sư ông Nhất Hạnh, sư bà Chân Không và các đệ tử từ nước ngoài qua đều đã cao bay xa chạy!

Trong khi các tăng, ni bị đàn áp, lăng nhục dã man tại tu viện Làng Mai thì, Thiền sư Nhất Hạnh ngồi yên ở Làng Mai lại tiếp tục giở trò “ngoa ngôn, ngụy ngữ”:

Thân gửi các con thầy ở Bát Nhã, Từ Hiếu và khắp nơi,

Thầy đang ngồi ở thất Ngồi Yên, xóm Thượng, Làng Mai, viết cho các con…

… Cái ngày mà thầy nghe tin họ xông vào cư xá Rừng Phương Bối, quăng liệng đồ đạc  và xô ngã những người họ gặp và đi lên lầu ba nơi các con đang ngồi thiền và trì niệm danh hiệu Quan Thế Âm trong tư thế bất động, không hề tìm cách chống trả và phản ứng, là thầy biết các con đã làm được như thầy trông đợi, và không có lý do gì nữa để thầy phải lo lắng cho các con.

… Thầy biết các con của thầy không lo lắng, và các con biết thầy cũng không lo lắng. Các con chỉ cần ngồi thật yên bên đó, cũng như thầy và các anh chị em chỉ cần ngồi thật yên bên này, thì thế nào SẤM CŨNG LẶNG, MÂY CŨNG TAN (do Lão Móc viết hoa). Năng lượng im lặng của chúng ta là năng lượng của hiểu và thương, đây là thứ IM LĂNG HÙNG TRÁNG, đây cũng là thứ IM LẶNG SẤM SÉT.”

Thiền sư Nhất Hạnh đúng là “tổ sư Bồ Đề” của trường phái vọng ngữ. Một mặt dùng ngoa ngôn, ngụy ngữ “trấn an” đệ tử nào là “im lặng hùng tráng, im lặng sấm sét”, chỉ cần “ngồi yên thì sấm cũng lặng, mây cũng tan”; một mặt lại dùng bút hiệu viết thư khẩn cầu với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và viết thư gửi nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước “che chở cho những mầm non xanh tốt của tương lai không để cho bị giẫm nát bởi bạo hành”.

Dù Thiền sư Nhất Hạnh giở đủ trò ngoa ngôn, ngụy ngữ, hăm he đủ điều, “đệ tử truyền đăng” Đức Nghi cũng như Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cóc có “khe”. Rốt cuộc, rõ ràng Thiền sư Nhất Hạnh là kẻ “buôn Phật, bán tăng, ni!”

Nam Mô A Di, từ nay đừng tin chi Nhất Hạnh!
*

Trong đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Hà Nội năm 2008, rất nhiều Phật tử  ngỡ ngàng khi nghe một “ông Hoà Thượng” từ Hoa Kỳ về dự đại lễ trả lời phỏng vấn của một phóng viên truyền hình là Đảng và Nhà Nước bây giờ rất cởi mở và rất tôn trọng tư do tín ngưỡng [sic!]. Tuyên bố một cách “giảo ngôn” như thế nhưng ông Hoà Thượng này không ở lại trong nước để hưởng tự do tôn giáo mà lại quay đầu về Hoa Kỳ để tiếp tục lừa bịp những Phật tử cả tin, nhẹ dạ và tiếp tục sự nghiệp tuyên truyền cho VC.

Cũng như nhiều người trong nước lẫn hải ngoại ngỡ ngàng khi nghe Hoà Thượng Thích Quảng Độ kêu gọi biểu tình tại gia!

Thật đúng là thời mạt pháp!

__________________________________________

Học giả, thiền sư đáng kính ?

Ông Thích Nhất Hạnh vừa qua đời và khá nhiều bài viết bày tỏ niềm tiếc thương, ca ngợi công đức của ông lúc sinh thời. Người thì cho rằng PGVN vừa mất đi một thiền sư trí tuệ kiệt xuất, kẻ thì cho rằng nhờ ông TNH mà tin rằng trên đời còn có sự bất tử. Đại khái toàn là những lời có cánh, nếu hương hồn ông TNH mà nghe được chắc cũng khoái! 
 
Người Việt mình ưa chủ trương NGHĨA TỬ NGHĨA TẬN! Dù cho lúc sinh thời, một cá nhân có làm điều tầm bậy, thì khi qua đời rồi, người ta cũng xí xóa, không nhắc tới nữa! Điều đó cũng tốt, nêu lên được cái tâm rộng lượng mà con người nên có.
 
KHÔNG NHẮC TỚI NỮA thì được, nhưng CA NGỢI MỘT TÊN TỘI PHẠM BẰNG NHỮNG LỜI CÓ CÁNH thì chỉ có những thằng trí não có vấn đề hoặc bị tâm thần phân liệt mới xử sự như thế!
 
Cá nhân tôi mãi mãi không quên được những gì mà ông TNH đã làm, khi quân dân MNVN đang gồng mình chiến đấu chống lại dã tâm xâm lược thô bạo của tập đoàn CS Hà Nội.
 
Những ai từng trưởng thành trong thời chiến tranh VN đều biết rằng Giáo Hội PGVNTN, mà cụ thể là KHỐI ẤN QUANG, là những thành phần NỐI GIÁO CHO GIẶC. Ba ông THÍCH nổi bật vào lúc đó là THÍCH TRÍ QUANG, THÍCH NHẤT HẠNH và THÍCH ĐÔN HẬU.
 
Trong ba ông Thích này, theo cái nhìn của tôi, Thích Nhất Hạnh là một kẻ NGUY HIỂM BẬC NHẤT đối với nỗ lực chống cộng của quân dân MNVN.
 
Thích Trí Quang quậy cho nền trị an của VNCH nát bét bằng cách xách động thanh niên Phật tử, sinh viên, học sinh xuống đường chống chính quyền trong cái gọi là BẢO VỆ ĐẠO PHÁP. Nhưng nói cho cùng, dù sao lực lượng an ninh của VNCH vẫn kiểm soát được hoạt động của Thích Trí Quang trong tầm tay.
 
Thích Đôn Hậu nối giáo cho giặc, khi trực tiếp tham gia vào lực lượng CS xâm chiếm Thành Phố Huế vào đầu xuân Mậu Thân 1968, mà kết quả thê thảm là hơn 5000 người dân Huế vô tội bị lũ CS, và tay sai như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v. sát hại một cách dã man bằng những phương tiện còn tệ hơn thời Trung Cổ.
 
Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu là những con bài ngửa, địch ta rõ ràng, dễ đối phó hơn nhiều nếu so với Thích Nhất Hạnh! 
Bằng văn tài và bằng khả năng ảnh hưởng giới trẻ, TNH đưa quan niệm thiên tả vào trong những bài thuyết giảng, hay trong tác phẩm văn học một cách khéo léo. TNH núp lùm, ăn hạt gạo của MNVN nhưng lòng dạ thì hướng về bên kia vĩ tuyến 17 và tự nguyện làm cán bộ tuyên truyền ngoại vận cho Hà Nội.
 
Năm 1966 Thích Nhất Hạnh ra ngoại quốc trong chuyến đi gọi là VẬN ĐỘNG HÒA BÌNH CHO VIỆT NAM. Tại Mỹ, TNH rất nổi tiếng là một tiếng nói PHẢN CHIẾN và quen thân với Martin Luther King, John Kerry, Jane Fonda v.v. Toàn là những nhân vật mà VÕ NGUYÊN GIÁP tuyên bố rằng “KHÔNG CÓ NHỮNG NGƯỜI NHƯ JOHN KERRY, THÍCH NHẤT HẠNH, JANE FONDA THÌ MIỀN BẮC KHÔNG THỂ CHIẾN THẮNG MIỀN NAM”
 
Chống chiến tranh là điều tốt vì chiến tranh mang lại đau thương, mất mát, chia lìa cho người dân cả nước! 
 
Có thể nói không sợ lầm rằng chỉ có thằng LÁI SÚNG mới khoái chiến tranh chứ người bình thường ai cũng mong được sống trong cảnh thanh bình êm ả.
 
Nhưng ông THÍCH NHẤT HẠNH chống chiến tranh VN theo kiểu rất bất lương của ông! 
 
Ông ta qua Mỹ và tới diễn đàn LHQ, ra sức ca ngợi Hà Nội là lực lượng yêu chuộng hòa bình và đầy thiện chí, còn VNCH là lực lượng hiếu chiến, gây bao tội ác bất nhân! Trong khi thực tế thì hoàn toàn ngược lại.
 
Dân Mỹ nhiều người đâu có biết nước Việt Nam nằm ở chỗ nào trên bản đồ thế giới! Họ chỉ biết chính phủ họ viện trợ cho VNCH chống cộng và con cháu họ từng ngày hy sinh ở đó. Thế mà họ nghe Thích Nhất Hạnh tuyên bố chính thể VNCH toàn là hiếu chiến, tham nhũng, sợ chết v.v. Thử hỏi người dân Mỹ sẽ nghĩ thế nào?
 
VNCH hoàn toàn dựa vào viện trợ của Mỹ để chống cộng, thế mà Thích Nhất Hạnh đâm một nhát lút cán như thế, khiến cho quần chúng Mỹ nổi lên chống chính phủ, đòi rút quân GIs Mỹ ra khỏi VN, chấm dứt chiến tranh. Hay nói khác đi, TNH đã giúp trói tay VNCH cho thằng CS Hà Nội khốn kiếp tha hồ dẫm đạp, giết hại.
Sau năm 1975, TNH tưởng bở sẽ được CSVN trả công nô tài bội hậu, nhưng đối với thằng CS, Thích Nhất Hạnh chỉ là miếng chanh hết nước, chỉ chờ ngày yên vị trong thùng rác! Sự thật đã chứng minh đúng như thế!
 
Thích Nhất Hạnh là thiền sư minh triết ư? Là học giả ư? 
 
Xin lỗi bạn nhé, lời thật mất lòng! Trong con mắt của tôi, ông ta chỉ là một tên giả hình với đầu óc cực kỳ tham si, đầy dục vọng. Chẳng những thế, ông ta còn là một tên nói láo có hạng. Năm 1968, khoảng 5000 người dân Huế vô tội bị CSVN sát hại, ông TNH không hề tố cáo lũ sát nhân CS một tiếng, vậy mà năm 2001, ông đăng đàn tại New York, tố cáo một cách bịp bợm rằng vào năm 1968 – 1969, máy bay khu trục Mỹ đã bắn rockets xuống Thành Phố Bến Tre, giết chết 300000 người dân vô tội ở đó? Toàn là bố láo.
 
Đó, học giả, thiền sư đáng kính của bạn đó! Thật là ngán ngẩm!
 
Huỳnh Hậu
 
Share.

Leave a Reply