Monday, May 6 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

 

Lính Hoa Kỳ huấn luyện binh sĩ Ukraina cách sử dụng tên lửa M141 Bunker Defeat Munition (SMAW-D) tại khu huấn luyện quân sự Yavoriv, ​​gần Lviv, miền tây Ukraina, 30/01/2022.
Lính Hoa Kỳ huấn luyện binh sĩ Ukraina cách sử dụng tên lửa M141 Bunker Defeat Munition (SMAW-D) tại khu huấn luyện quân sự Yavoriv, ​​gần Lviv, miền tây Ukraina, 30/01/2022. AP

Một ngày trước khi mở ra phiên họp về cuộc khủng hoảng Ukraina tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, hôm qua, 30/01/2022, Nga tuyên bố muốn có những mối quan hệ « bình đẳng » với Hoa Kỳ, đồng thời tố cáo phương Tây là nguồn cội căng thẳng trong vấn đề Ukraina.

Trên đài truyền hình, lãnh đạo ngoại giao Nga Serguei Lavrov tuyên bố : « Chúng tôi muốn có những quan hệ tốt đẹp, công bằng, tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng với Mỹ, cũng như với bao nước khác trên thế giới. ». Cũng theo ông Lavrov, Nga « không muốn ở trong một thế mà an ninh đất nước thường xuyên bị xâm phạm » như khả năng Ukraina gia nhập khối NATO.

Ngoại trưởng Nga khẳng định Matxcơva sẽ tiếp tục tìm kiếm « những bảo đảm mang tính ràng buộc về mặt pháp lý », có quan tâm đến « những lợi ích chính đáng » của nước này. Ông Lavrov cho biết Nga sẽ gởi đến các nước thành viên của khối NATO và Tổ chức Hợp tác An ninh tại châu Âu (OSCE) « một đề nghị chính thức, thúc đẩy những nước này nêu rõ bằng cách nào họ sẽ thực thi các cam kết không tăng cường bảo đảm an ninh gây tổn hại an ninh cho nước khác ».

AFP lưu ý, những phát biểu này của lãnh đạo ngành ngoại giao Nga được đưa ra vào lúc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hôm nay có cuộc họp để bàn về cuộc khủng hoảng Ukraina.

Trước nguy cơ nổ ra một cuộc xâm chiếm, Kiev hôm qua kêu gọi Matxcơva rút quân trú đóng ở biên giới giữa hai nước và tiếp tục đối thoại với phương Tây nhằm hạ nhiệt căng thẳng. Trong khi đó, Washington và Luân Đôn đe dọa các đòn trừng phạt mới, trong số này, đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 đi từ Nga sang Đức hay cấm các hoạt động giao dịch bằng đô la là những biện pháp đang được nhắm đến.

Từ cuối năm 2021, Nga bị tố cáo dồn hơn 100 ngàn quân ở biên giới để chuẩn bị cho một cuộc xâm lăng Ukraina. Những cáo buộc cho đến giờ vẫn luôn bị Matxcơva bác bỏ. Nga còn yêu cầu Mỹ và phương Tây phải có những bảo đảm bằng văn bản cho an ninh nước Nga như từ chối cho Ukraina gia nhập khối NATO và chấm dứt mở rộng khối NATO sang phía Đông. Đòi hỏi chính yếu này của Nga đã bị Mỹ bác bỏ trong tuần qua một văn bản hồi đáp.

Trước tình thế bế tắc này, các nước phương Tây, đi đầu là Mỹ lần lượt thông báo tăng viện binh sĩ và vũ khí đến các nước Đông Âu láng giềng với Ukraina, và cũng là thành viên khối NATO.

Share.

Leave a Reply