Sunday, May 5 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

2022.01.06

Tướng quân đội: TPHCM không ban bố tình trạng khẩn cấp vì “sợ thế lực thù địch xuyên tạc”Trung tướng Ngô Minh Tiến và bộ đội bồng súng thời điểm TPHCM thực hiện các lệnh giới nghiêm
 Báo Chính phủ/AFP/RFA edited

Hôm 4 tháng 1 năm 2022, Cổng thông tin Điện tử của chính phủ Việt Nam tổ chức buổi toạ đàm với tiêu đề “Nhìn lại năm 2021, những chuyển hướng chiến lược”.

Buổi toạ đàm có sự tham dự của quan chức các bộ trong chính phủ, đại diện quân đội, và chuyên gia.

Điểm đáng chú ý trong buổi toạ đàm này là việc trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND, trực tiếp thừa nhận rằng nếu ban bố tình trạng khẩn cấp thì “các thế lực thù địch sẽ lợi dụng xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Ngoài ra, vị tướng này còn lý giải rằng việc đưa một lực lượng quân đội lớn nhất vào nam kể từ sau chiến tranh để chống dịch mà không ban bố tình trạng khẩn cấp, còn là vì sợ “ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư, tình cảm của người dân” và “tác động xấu đến dư luận của khu vực và quốc tế“.

Phản ứng trước thông tin trên, một luật sư giấu tên vì lý do an toàn, cho RFA biết quan điểm của ông:

Cái phát biểu của vị tướng này thể hiện cái bản chất của nhà nước Việt Nam, đó là họ không tôn trọng pháp luật. 

Bởi vì họ đã áp dụng những biện pháp trong pháp lệnh tình trạng khẩn cấp, và các biện pháp trong luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, để hạn chế quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên họ lại sẵn sàng loại bỏ đi những cái quy định, trình tự, thủ tục của pháp luật. 

Chỉ vì một cái lý do chính trị là họ sợ những thế lực phản động, hoặc họ sợ mang điều tiếng xấu. 

Họ đang thể hiện mình là một nhà nước chuyên quyền, muốn làm gì thì làm mà không bị chế tài bởi pháp luật.

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam – người dẫn chương trình của buổi tọa đàm thì cho rằng, việc ban bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng các các biện pháp hạn chế quyền con người, hạn chế đi lại theo pháp lệnh thì sẽ vi hiến và dẫn đến bế tắc về mặt pháp lý.

Trên thực tế, việc sử dụng các Chỉ thị của Thủ tướng để giới hạn quyền công dân, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội, thậm chí là trừng phạt người dân và dập tắt các tiếng nói bất đồng đã bị giới luật gia chỉ trích gay gắt vì cho rằng như vậy là vi phạm hiến pháp.

Ngoài việc thiếu tính pháp lý, trong buổi tọa đàm được thực hiện bởi cơ quan truyền thông của chính phủ, nhân vật thứ hai của Bộ Tổng tham mưu cũng thừa nhập rằng, việc áp dụng Chỉ thị còn khiến các địa phương không có cơ sở để huy động đủ nguồn lực cho việc chống dịch.

Tuy nhiên, bất chấp các bất cập trên, chính phủ Việt Nam vẫn bảo thủ với quyết sách của mình, và bản thân Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng ý thức được vấn đề,

Untitled-27.jpg

Đồng quan điểm với vị luật sư nhân quyền, nhà quan sát và bình luận chính trị Nguyễn Tiến Trung, gửi cho RFA bình luận của ông qua ứng dụng nhắn tin từ Sài Gòn:

Cá nhân tôi cho rằng tướng Ngô Minh Tiến sợ “các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc” khi chính phủ muốn ban bố tình trạng khẩn cấp, nói lên rất nhiều điều về tư duy của giới lãnh đạo. 

Thứ nhất là họ có thể đứng trên pháp luật, không cần tới pháp luật, dù pháp luật đó do chính họ đề ra và họ luôn hô hào toàn dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. 

Khi muốn không áp dụng luật thì họ có thể giải thích hết sức cảm tính, mơ hồ, và dùng Chỉ thị, tức là quyền lực của kẻ có công cụ bạo lực, để thay thế cho pháp luật.

Thứ hai là qua tiết lộ của tướng Tiến, “thế lực thù địch” nào đó rõ ràng có sức ảnh hưởng rất lớn tới người dân Việt Nam, đến mức mà một đảng cầm quyền nắm quân đội, công an trong tay mà không dám làm theo pháp luật.”

Cả hai người mà chúng tôi phỏng vấn đều nhận định rằng, việc chính quyền hành động bất chấp hiến pháp và pháp luật sẽ gây ra những hệ luỵ cho cả xã hội lẫn đảng Cộng Sản cầm quyền.

Theo vị luật sư ẩn danh thì chính quyền đã phá vỡ đi những quy tắc và quy định do họ đề ra, do đó:

Mỗi địa phương đưa ra quy định khác nhau và chính phủ dường như là bất lực. Bây giờ mỗi địa phương họ phân mảnh quyền lực ra, và mỗi địa phương gần như là một cái pháo đài, hoặc vương quốc, và chính quyền trung ương không có biện pháp nào để hạn chế những cái sự vi phạm pháp luật của chính quyền cấp xã, huyện, tỉnh. 

Chính vì vậy mà luật pháp không được tôn trọng, người dân không biết phải tuân thủ ra sao, do vậy gây ra những bất ổn xã hội lớn.

Còn ông Nguyễn Tiếng Trung thì cho rằng nếu cứ tiếp tục tình trạng này, sẽ khiến người dân “ngày càng mất niềm tin vào luật pháp xã hội chủ nghĩa”, hệ quả là dân chúng sẽ chọn cách giải quyết mâu thuẫn theo ý cá nhân chứ không phải theo pháp luật. Và như vậy thì cũng sẽ dân đến “biến loạn xã hội”.

Hôm 12/10 năm ngoái, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên cũng thừa nhận là trên thực tế thành phố trước đó đã áp dụng tình trạng khẩn cấp nhưng không ban bố.

Đặc biệt lúc đỉnh điểm của dịch bệnh, TPHCM chưa có vắc-xin nên chỉ tập trung xây dựng bệnh viện dã chiến.

Ai khỏe vượt qua, ai bệnh nằm viện, cái đó tạo ra căng thẳng cực lớn. Phải ngăn chặn nguồn lây, giữ F0 lại nhưng giữ không biết làm gì“, báo Zing thuật lại lời của ông Nên.(RFA)

Share.

Leave a Reply