Saturday, May 11 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

20 tháng 2 2022

Chinese Foreign Minister Wang Yi

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói ‘các nước lớn phải có trách nhiệm’
Hội nghị An ninh châu Âu họp thường niên ở Munich, CHLB Đức thành diễn đàn để các nước, gồm cả Trung Quốc nói về tình hình Ukraine và quan hệ với Nga.

Trung Quốc ‘nhắc nhở các nước lớn’

Phát biểu qua đường video trước Hội nghị An ninh Munich hôm thứ Bảy 19/02 Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đề nghị “các nước gánh vác trách nhiệm và làm việc vì hoà bình”.

Ông Vương yêu cầu “các nước lớn phải hành xử đúng tư cách nước lớn” để làm giảm căng thẳng quanh Ukraine.

Vị khách Trung Quốc cũng phê phán “não trạng Chiến tranh Lạnh, gây chia rẽ thế giới”- hàm ý chê trách cả Hoa Kỳ.

Thế nhưng các phát biểu này của ông Vương Nghị khiến một số trang mạng tiếng Anh đặt câu hỏi phải chăng Trung Quốc không nói gì nhiều để tỏ ra ủng hộ Nga trong vấn đề Ukraine nữa?

Tuy nhiên, hãng tin Reuters hôm 19/02 có bài phân tích cho rằng nếu Nga tấn công Ukraine và bị Phương Tây trừng phạt kinh tế, Trung Quốc có thể sẽ hỗ trợ Nga về tài chính, ngoại giao nhưng sẽ không tham gia quân sự đứng về phía Nga.

Lần đầu từ 1999, Nga không được mời dự hội nghị an ninh quan trọng này, và Tổng thống Ukraine, Nữ phó tổng thống Mỹ, Thủ tướng Anh đều có mặt cùng Tổng thư ký LHQ và nhiều lãnh đạo các nước EU.

Hội nghị có từ năm 1963 và năm nay họp từ 18 đến 20/02.

Hoa Kỳ nói sẽ trừng phạt Nga “nhanh chóng và mạnh mẽ”

Phó tổng thống Mỹ, bà Kamala Harris cảnh báo Nga “sẽ gặp phải phản ứng nhanh chóng, mạnh mẽ và đoàn kết” từ Hoa Kỳ cùng các đồng minh nếu ông Vladimir Putin tấn công Ukraine.

Bà cam kết sẽ trừng phạt Nga bằng các biện pháp kinh tế, tài chính sâu rộng ngay khi đưa quân đánh Ukraine.

US Vice-President Kamala Harris speaks at the Munich Security Conference, 19 February 2022

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,
Tại Munich, Phó tổng thống Mỹ, bà Kamala Harris cảnh báo Nga “sẽ gặp phải phản ứng nhanh chóng, mạnh mẽ và đoàn kết” từ Hoa Kỳ cùng các đồng minh
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin thì nói ông tin rằng “quân Nga đã vào vị trí sẵn sàng tấn công”.

Ukraine không nghe Mỹ và ‘cứ phó hội’

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến Munich và có bài phát biểu về tình hình nước ông dù nhận được lời khuyến cáo từ Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden là “ông nên ở nhà khi tình hình căng thẳng”.

“Tôi không nêu tên các nước bạn bè ở đây, vi ̀tôi không muốn các nước khác phải xấu hổ,” ông Zelensky nói, hàm ý phê phán một số nước không lên tiếng ủng hộ Ukraine hoặc phản đối Nga.

“Đây không phải là chuyện chiến tranh ở Ukraine mà đây là một cuộc chiến ở châu Âu.”

Nhà lãnh đạo Ukraine kêu gọi “tái cấu trúc an ninh châu Âu”, gồm phần đảm bảo an ninh cho nước ông.

Ngoại trưởng Ukraine Dymitro Kuleba tới tại Munich, hội đàm và chụp hình với các ngoại trưởng G7 ở đây.

Anh Quốc cảnh báo “đổ máu và đau thương”

Có mặt tại Munich, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói với lãnh đạo các nước tham gia hội nghị rằng chiến tranh “do Nga gây ra ở Ukraine sẽ gây ra đổ máu lớn và đau khổ cho vài ba thế hệ”.

Ông Johnson kêu gọi Phương Tây đoàn kết trước Nga.

Dự sự kiện quan trọng này, Bộ trưởng Ngoại giao Anh, bà Liz Truss nói Anh Quốc tin rằng “vụ tấn công của Nga vào Ukraine có thể xảy ra ngay tuần tới”.

Bà Truss cũng tin rằng an ninh châu Âu “tồi tệ nhất trong nhiều thập niên” vì khủng hoảng Ukraine.

Thủ tướng Johnson không nêu ra thời điểm nào nhưng nói vụ Nga “xâm lăng Ukraine ngày càng trở nên hiện thực”.

Xe tăng Ukraine tập trận - hình minh họa

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP VIA GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,
Xe tăng Ukraine tập trận – hình minh họa
Ba Lan “tự vệ và ủng hộ Ukraine”

Dự hội nghị Munich, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói nước ông sẽ quyết tâm phòng thủ, và sẵn sàng hỗ trợ quân sự thêm cho láng giềng Ukraine.

Hôm 18/02, đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Llyod Austin tới Warsaw, phía Ba Lan đồng ý đặt mua 250 xe tăng Abrams của Hoa Kỳ để phòng thủ biên giới phía Đông.

Kể từ khi khối Hiệp ước Warsaw giải tán, Ba Lan không còn sở hữu một số lượng lớn xe tăng nữa, và lại chưa có xe tăng Mỹ.

Ông Morawiecki cảnh báo rằng “sẽ là ngây thơ nếu tin rằng thỏa mãn đòi hỏi và nhượng bộ trước Nga thì sẽ có hòa bình”.

Sauli Niinisto

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto nói tình hình hiện nay quanh Ukraine giống như thời Liên Xô chuẩn bị xâm lăng nước ông năm 1939.
Ba Lan có bài học lịch sử là hồi Thế Chiến 2 là bị cả Liên Xô và Đức tấn công khi các đồng minh Anh, Pháp đã tỏ ra hòa hoãn, nhượng bộ Đế chế III của Adolf Hitler (cũng tại một hòa đàm Anh-Đức ở Munich năm 1938).

Có vẻ như nay Anh Quốc “rút kinh nghiệm” nên Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace đã nói về tình hình Ukraine “có mùi Munich 1938”.

Phần Lan “cảnh báo tình hình như thời Stalin tấn công”

Lịch sử có lặp lại hay không thì chưa rõ nhưng một số quan khách dự Hội nghị An ninh Munich đã nhắc đến thời kỳ sắp nổ ra Thế Chiến 2 ở châu Âu.

Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto nói tại hội nghị ở Munich rằng tình hình hiện nay quanh Ukraine giống như thời Liên Xô chuẩn bị xâm lăng nước ông năm 1939.

“Điều đang xảy ra ở Ukraine và ở Phương Tây nhắc lại điều đã xảy ra với Phần Lan. Stalin nghĩ hắn có thể chia một dân tộc, và xâm lăng một quốc gia rất dễ dàng. Nhưng điều ngược lại đã xảy ra [ở Phần Lan]. Nhân dân đã đoàn kết và chúng ta đang thấy chuyện tương tự ở Ukraine.”

Sau khi Đại công quốc Phần Lan bị buộc trở thành một phần của Đế chế Nga năm 1809, phải đến hơn một thế kỷ sau, năm 1917 quốc gia ít dân ở Bắc Âu mới giành lại được độc lập.

Women at the Huovinrinne garrison in western Finland

NGUỒN HÌNH ẢNH,FINNISH DEFENCE FORCES

Chụp lại hình ảnh,
Hai nữ quân nhân Phần Lan. Sống cạnh nước Nga to gấp nhiều lần, quân đội Phần Lan luôn đề cao cảnh giác
Năm 1939, Liên Xô tấn công Phần Lan nhưng gặp kháng cự mạnh và thiệt hại to lớn.

Phần Lan mất trên 25 nghìn binh sĩ nhưng giết được trên 120 nghìn quân xâm lược Liên Xô trong Cuộc chiến Mùa Đông.

Tuy thế, Phần Lan phải ký hiệp ước bất bình đẳng và mất một vùng đất lớn cho Moscow để được yên ổn.

Finnish troops along with other Western forces took part in Sweden's biggest military exercise for years in 2017

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,
Phần Lan đã tập trận cùng Thụy Điển để tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu năm 2017
Trước căng thẳng tại Ukraine ở Phần Lan nay có tiếng nói kêu gọi nước này gia nhập Nato.

Gần đây, Phần Lan đã tập trận cùng Thụy Điển để tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Sống cạnh nước Nga to gấp nhiều lần, quân đội Phần Lan luôn đề cao cảnh giác và là một trong số ít nước châu Âu vẫn không bỏ luật nghĩa vụ quân sự, nhằm đạt con số tổng 280 nghìn quân dự bị khi có biến, theo một bài trên BBC News của Maija Unkuri từ Phần Lan năm 2018.(BBC)

Share.

Leave a Reply