Saturday, April 27 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
See the source image
F 16
Pilot Flying F 16
By ALEXANDER WARD and PAUL MCLEARY
Ngày 7 tháng 3 năm 2022
Officials walk past fighter jets parked on the apron.
Một chiếc Mig-29 của Không quân Ba Lan, bên trái, chiếc F-16 của Không quân Ba Lan ở giữa và chiếc F-22 Raptor của Mỹ tại một căn cứ quân sự ở Lask, Ba Lan, vào ngày 31 tháng 8 năm 2015. | Alik Keplicz / Ảnh AP
Tổng thống Ukraine đã kêu gọi phương Tây viện trợ thêm máy bay chiến đấu để chống lại các cuộc tấn công của Nga. Tuy nhiên, lời đề nghị này đang đối mặt với nhiều trở ngại.
Trong cuộc điện đàm với các nhà lập pháp Mỹ vào cuối tuần qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã “tha thiết” kêu gọi phương Tây viện trợ phi cơ chiến đấu, nhằm đẩy lùi cuộc tấn công của Nga và duy trì quyền kiểm soát không phận, theo AP.
Đáp lại yêu cầu trên, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington đã “bật đèn xanh” cho ý tưởng này. Đồng thời, Mỹ đang “rất tích cực” xem xét đề nghị để Ba Lan, nước láng giềng của Ukraine, cung cấp chiến đấu cơ từ thời Liên Xô cũ cho Kyiv.
Tuy nhiên, Ba Lan đang tỏ ra không mặn mà với yêu cầu này, phần lớn là do những cảnh cáo của Nga. Moscow tuyên bố rằng việc trợ giúp lực lượng không quân của Ukraine sẽ bị coi là hành động tham chiến và sẽ bị trả đũa.
Theo các nguồn tin chính thức từ NATO và Liên minh châu Âu, đến nay, Ba Lan chỉ xác nhận sẽ tiếp tục đàm phán về dề nghị này.
khung hoang Ukraine anh 1
Phi cơ chiến đấu MiG-29 do Liên Xô sản xuất được điều khiển bởi không quân Ba Lan trong triển lãm hàng không ở Radom, Ba Lan, vào ngày 27/8/2011. Ảnh: AP.
See the source image
Vì sao Ukraine cần thêm chiến đấu cơ ?
Hiện nay, quân đội Ukraine đang sử dụng phi cơ chiến đấu MiG-29 và Su do Liên Xô sản xuất. Theo CNN, lực lượng không quân Ukraine đang thua xa Nga về số lượng. Moscow có số lượng máy bay nhiều gấp 10 lần Kyiv, với khoảng 1.391 chiếc.
Kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào ngày 24/2, Nga liên tục khẳng định đã triệt tiêu sức mạnh không quân và vũ khí phòng không của Ukraine, nhưng các binh sĩ Kyiv vẫn tiếp tục chiến đấu và từng nhiều lần tuyên bố bắn hạ máy bay của đối phương.
Thế nhưng, cuộc chiến càng kéo dài, Ukraine càng cần thêm máy bay viện trợ để rút ngắn sự chênh lệch lực lượng với Moscow.
Vì sao không phải là chiến đấu cơ của Mỹ?
Thay vì trực tiếp viện trợ máy bay quân sự cho Ukraine, Mỹ đã đề nghị chuyển giao thông qua một nước thứ ba. Theo đó, Ba Lan sẽ chuyển giao cho Kyiv  phi cơ chiến đấu từ thời Liên Xô cũ để nhận thiết bị hiện đại hơn từ Washington.
Nguyên nhân là lực lượng không quân Ukraine không được đào tạo để sử dụng chiến đấu cơ của Mỹ. Họ được trang bị kiến thức và có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc điều khiển các máy bay MiG-29 hoặc Su đang được các nước thành viên NATO từng thuộc Liên Xô cũ sử dụng, bao gồm Ba Lan, Bulgaria và Slovakia.
Tuy nhiên, Ba Lan không muốn mất một số lượng lớn máy bay chiến đấu mà không có sự bù đắp. Quốc gia này đang trong quá trình hiện đại hóa quân đội, trong đó máy bay F-16 do Mỹ sản xuất sẽ là trụ cột cho lực lượng không quân.
Hôm 6/3, Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ đã bật “đèn xanh” cho Ba Lan để gửi máy bay đến Ukraine.
“Chúng tôi đang tích cực xem xét các loại máy bay Ba Lan có thể cung cấp cho Ukraine, cũng như cách chúng tôi bù đắp nếu Ba Lan quyết định cung cấp chúng”, ông Blinken nói trong chuyến thăm tới Moldova, theo Wall Street Journal.
“Tôi không thể nói về khung thời gian, nhưng tôi có thể khẳng định chúng tôi đang xem xét rất tích cực”, ông Blinken tuyên bố.
Tuy nhiên, Ba Lan tỏ ra không mặn mà với đề nghị này.
“Về đề nghị gửi máy bay, tôi chỉ có thể nhắc lại rằng chưa có quyết định nào được đưa ra”, ông Piotr Mueller, phát ngôn viên chính phủ Ba Lan, cho biết.
Ông Mueller cũng bác bỏ cáo buộc rằng Ba Lan có thể đã chuẩn bị sẵn sàng các sân bay cho máy bay chiến đấu của Ukraine. Trước đó, Nga đã cáo buộc Romania và một số quốc gia khác đang tiếp nhận máy bay chiến đấu của Ukraine.
See the source image
Mig 29
See the source image
Vì sao Ba Lan dè chừng?
Ba Lan là quốc gia láng giềng, ủng hộ Ukraine cả về mặt chính trị, sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền. Quốc gia này cũng đã mở cửa biên giới cho những người tị nạn từ Ukraine khi xung đột nổ ra.
Tuy nhiên, bất chấp lập trường ủng hộ Ukraine, việc cung cấp phi cơ chiến đấu là một quyết định quan trọng và đầy thách thức đối với Warsaw.
Nga đã cảnh cáo các nước láng giềng của Ukraine không nên tiếp nhận chiến đấu cơ của nước này trên lãnh thổ của họ. Moscow sẽ coi đó là quyết định tham gia vào cuộc xung đột quân sự và có thể thực hiện các biện pháp trả đũa.
Tuyên bố của Nga được coi là một lời cảnh cáo rộng rãi đối với việc trợ giúp lực lượng không quân Ukraine.
Ba Lan có chung biên giới với Nga và có đường biên giới dài với đồng minh thân cận của Nga – Belarus. Mối quan hệ giữa Warsaw và Moscow ở mức thấp kể từ khi chính phủ cánh hữu lên nắm quyền ở Ba Lan vào năm 2015.
Chuyện gì xảy ra tiếp theo?
Ngay cả khi các nước thống nhất được việc viện trợ máy bay cho Ukraine, một trong những vấn đề chính là nơi tiếp nhận các chiến đấu cơ nếu Ba Lan đồng ý cung cấp. Những chiếc máy bay này không thể nằm trên lãnh thổ của các nước NATO.
Trong khi đó, việc Ukraine có đủ khả năng xây dựng địa điểm tiếp nhận một cách an toàn về lâu dài hay không, khi cuộc chiến vẫn đang diễn ra trên khắp lãnh thổ, là một câu hỏi chưa có lời giải.
Một vấn đề khác là cách vận chuyển máy bay đến Ukraine. Ba Lan là một thành viên của NATO, do đó các phi công Ba Lan cũng đại diện cho liên minh này. Việc các phi công Ba Lan lái máy bay đến Ukraine hay ngược lại đều có thể kéo NATO vào cuộc chiến với Moscow.
Ngoài ra, Mỹ hiện chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất máy bay chiến đấu F-16, do đó, các quốc gia đồng ý chuyển giao cho Ukraine sẽ phải đợi nguồn cung trong một thời gian.
Chiến đấu cơ F16
See the source image
Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio cho rằng việc chuyển giao máy bay sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
“(Việc cung cấp máy bay) không chỉ đơn giản là bàn giao. Chúng ta phải vận chuyển và đặt chúng ở đâu đó trên mặt đất”, ông nói.
by POLITICO
Share.

Leave a Reply