Saturday, May 11 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

 

Ba nước Baltic và nhiều quốc gia châu Âu khác vốn phụ thuộc nặng nề vào khí đốt Nga. Trong ảnh, hệ thống các đường ống dẫn khí từ Nga sang vùng Baltic.
Ba nước Baltic và nhiều quốc gia châu Âu khác vốn phụ thuộc nặng nề vào khí đốt Nga. Trong ảnh, hệ thống các đường ống dẫn khí từ Nga sang vùng Baltic. Wiki Commons

Trong bối cảnh châu Âu nói chung đang tích cực tìm cách giảm lệ thuộc vào nguồn khí đốt từ Nga, ba nước vùng Baltic – Litva, Latvia và Estonia – vừa đưa ra quyết định mạnh mẽ : chấm dứt hoàn toàn nhập khẩu khí đốt Nga. Trên Twitter, tổng thống Litva Gitanas Nauseda kêu gọi phần còn lại của Liên Hiệp Châu Âu « noi gương » các nước Baltic.

Lãnh đạo công ty Conexus Baltic Grid của Litva, chuyên về dự trữ khí đốt, thứ Bảy 02/04/2022, thông báo các nước vùng Baltic ngưng hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt từ Nga kể từ ngày 01/04/2022. Phát biểu trên đài phát thanh, chủ tịch tổng giám đốc Conexus Baltic Grid của Litva hôm qua 02/04/2022 giải thích là từ cách đây nhiều năm, chính quyền Vilnus đã ra những quyết định cho phép nước này giờ đây có thể cắt đứt hoàn toàn các quan hệ về năng lượng với Nga, quốc gia « xâm lược », mà không gặp khó khăn.

Chủ tịch tổng giám đốc Conexus Baltic Grid, ông Uldis Bariss nhấn mạnh : « Nếu chúng tôi làm được, thì phần còn lại của châu Âu cũng có thể làm được ». Theo số liệu của Eurostat, Cơ quan thống kê châu Âu, trong năm 2020, 3 nước Estonia, Latvia và Litva nhập khẩu lần lượt 93%, 100% và 41,8% khí tự nhiên từ Nga.

Từ Vilnius, thông tín viên Marielle Vitureau giải thích :

« Zero khí đốt Nga ở Litva. Đây là một quyết định không thể vãn hồi. Nhật báo kinh tế Verslo Sinios hoan nghênh quyết định chính trị này. Theo bộ trưởng Năng Lượng Litva, trước đây Litva nhập khẩu 30% khí đốt từ Nga, nhưng từ nay họ sẽ chuyển sang mua khí đốt của Mỹ và Na Uy.

Vilnius ý thức được rằng năng lượng luôn bị Nga coi là một phương tiện gây sức ép chính trị, nên Litva từ lâu nay đã khởi động việc đa dạng hóa các nguồn cung ứng. Hồi năm 2014, một tàu chở khí ga hóa lỏng LNG có tên Indépendance (Độc lập) đã được đưa vào sử dụng. Với khả năng tiếp nhận tới 5 tỷ m3 khí đốt mỗi năm, nhu cầu khí đốt của Litva sẽ được đáp ứng, đặc biệt để phục vụ hệ thống sưởi và sản xuất công nghiệp.

Vào đầu tháng 5, đường ống dẫn khí đốt giữa Litva và Ba Lan cũng sẽ đi vào hoạt động. Nhưng do nhu cầu khí đốt trong khu vực là rất lớn nên ba nước vùng Baltic đang thảo luận về việc đóng một tàu chở khí hóa lỏng khác. Đồng thời, trong những tháng qua, Litva cũng đã thúc đẩy phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời ».(RFI)

Share.

Leave a Reply