Sunday, May 5 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

7 tháng 6 2022

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,
Một đài kỷ niệm về tình hữu nghị Nhật-Đài được đặt tại Đài Bắc hồi 2021
Tờ Hoàn cầu Thời báo chỉ trích cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vì ông kêu gọi Nhật Bản, Mỹ và các đồng minh khác “tạo ra tình thế buộc Trung Quốc từ bỏ việc chiếm Đài Loan bằng vũ lực”.

Tờ Taiwannews trích phát biểu của ông Shinzo Abe tại hội nghị chuyên đề Axios Outlook lần thứ 13. Cụ thể, ông Abe nói rằng điều quan trọng là phải tạo ra một tình huống khiến Trung Quốc từ bỏ mục tiêu quân sự chiếm Đài Loan.

“Do đó, các đồng minh trong khu vực cần phải xây dựng năng lực để phòng thủ hoặc ngăn chặn Trung Quốc tấn công Đài Loan và thể hiện ý chí làm như vậy,” ông nói.

Cựu thủ tướng chỉ ra rằng Nhật Bản cần tăng cường khả năng phòng thủ và tăng khả năng răn đe, với cốt lõi là liên minh Nhật-Mỹ. Đồng thời, ông cũng đề xuất chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản ít nhất phải chiếm 2% GDP. Ông cho rằng mỗi quốc gia cần đảm nhận trách nhiệm quân sự tùy theo khả năng kinh tế của mình.

Kênh truyền thông của Trung Quốc Đại lục cũng trích những cảnh báo của các chuyên gia về việc Nhật Bản “đang hồi sinh chủ nghĩa quân phiệt”, nói thêm rằng Tokyo đang “đùa với lửa về vấn đề Đài Loan, và đang leo thang đối đầu và gây ra bất ổn trong khu vực”.

Quan hệ Nhật Bản – Đài Loan

Cũng như nhiều quốc gia khác, Nhật Bản không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan.

Tuy nhiên, việc gần gũi về mặt địa lý với hòn đảo cùng sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ Nhật – Đài đã có những bước đột phá dưới thời cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.

Năm 2017, Nhật Bản chính thức đổi tên cơ quan đại diện của quốc gia này ở Đài Loan, từ Hiệp hội Giao lưu Nhật Bản thành Hiệp hội Giao lưu Nhật Bản – Đài Loan, nhằm thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ song phương.

Mới đây nhất, Nhật Bản quyết định lần đầu tiên sẽ gửi một nhân viên quân sự đang tại nhiệm tới Đài Loan làm việc tại Hiệp hội, sớm nhất là bắt đầu từ hè này, truyền thông Nhật loan tin hôm thứ Bảy 4/6.

Từ trước tới nay, Nhật chỉ cử một cựu sĩ quan đã nghỉ hưu tới văn phòng ở Đài Bắc. Quyết định gửi sĩ quan đang tại ngũ cho thấy Tokyo đang muốn thúc đẩy việc thu thập tin tức giữa lúc căng thẳng ở eo biển Đài Loan đang ngày càng tăng.

Ngay lập tức, các chuyên gia Trung Quốc nói việc này có thể sẽ biến Đài Loan thành một trung tâm tình báo mới chống lại Bắc Kinh, Hoàn cầu Thời báo tường thuật.

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thậm chí còn nhận xét rằng “bất kỳ tình huống khẩn cấp nào đối với Đài Loan cũng có nghĩa là tình trạng khẩn cấp đối với Tokyo.”

Trong diễn tuyên bố chung giữa cựu Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 4/2021, hai quốc gia nhắc đến tầm quan trọng của hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan. Động thái chưa từng có tiền lệ này nhằm nhấn mạnh vị thế chiến lược của Đài Loan trong khu vực.

BBC
Chụp lại hình ảnh,Tần suất máy bay PLA xâm phạm vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Đài Loan ngày càng nhiều, bất chấp sự răn đe của Mỹ
Vào tháng 7/2021, Nhật Bản lần đầu tiên đề cập đến tầm quan trọng của sự ổn định của eo biển Đài Loan trong báo cáo quốc phòng hàng năm của mình. Tài liệu tham khảo tương tự về Đài Loan cũng xuất hiện trong sách xanh ngoại giao 2022 của Nhật Bản.

Tới thời đương kim Thủ tướng Fumio Kishida, khi vừa nhậm chức vào tháng 9/2021 cũng báo hiệu một lập trường quyết đoán hơn trước thái độ lấn lướt của Trung Quốc đối với Đài Loan tự trị, cho thấy Nhật sẽ cân nhắc các lựa chọn và chuẩn bị cho “các kịch bản khác nhau”, đồng thời tái khẳng định mối quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ, theo Reuters.

Khi đến London công du hồi tháng 5/2022, ông Fumio Kishida cùng người đồng cấp Boris Johnson cũng nêu bật mối quan ngại của quốc tế về ý định của Trung Quốc đối với Đài Loan.

Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh “Ukraine có thể là Đông Á vào ngày mai” và nói:

“Chúng ta phải cho thấy có những hậu quả của cuộc tấn công và bạo lực của Nga. Một ‘lập trường kiên quyết’ về Ukraine sẽ giúp đảm bảo hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan, vốn là “nền tảng cho sự ổn định của xã hội quốc tế,” ông Kishida khẳng định.

Bên cạnh đó, một số quan chức cấp cao Nhật Bản đã công khai gọi Đài Loan là “quốc gia”. Điều này đã chọc giận Bắc Kinh khi Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một tỉnh ly khai, rốt cuộc sẽ cần phải trở lại là một phần của Trung Quốc.

Thách thức an ninh, kinh tế

Ngày càng có nhiều sự công nhận ở Nhật Bản rằng việc Trung Quốc chiếm đóng Đài Loan về cơ bản sẽ thách thức an ninh của nước này.

Nếu Trung Quốc bố trí lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) tại Đài Loan, quân đội của họ sẽ chỉ cách Đảo Yonaguni, điểm cực tây của Nhật Bản, 110 km.

Kết cục như vậy sẽ đẩy Nhật Bản vào thế cam go trong việc bảo vệ Yonaguni, quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) và Okinawa với lo ngại rằng Trung Quốc sẽ coi quần đảo Senkaku là một phần của “tỉnh Đài Loan ly khai”.

Chính vì thế, sự ủng hộ của Nhật Bản đối với Đài Loan không chỉ giới hạn trong diễn ngôn chính trị mà còn đi kèm với các hoạt động thực tiễn nhằm tăng cường khả năng phòng thủ để nhanh chóng ứng phó với bất kỳ tình huống nào xảy ra ở eo biển Đài Loan.

Tháng 12/2021, một nguồn tin giấu tên của chính phủ Nhật Bản cho biết Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và quân đội Hoa Kỳ đã lên kế hoạch cho hoạt động quân sự chung trong trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra ở Đài Loan, được hiểu là Trung Quốc sẽ tấn công, hãng thông tấn Kyodo News của Nhật Bản đưa tin.

Theo kế hoạch phác thảo, Nhật Bản sẽ cho phép Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ lập căn cứ tấn công tạm thời, ở giai đoạn đầu của tình huống khẩn cấp, trên quần đảo Nansei (còn gọi là quần đảo Ryukyu) trải dài từ tỉnh Kagoshima và Okinawa của Nhật Bản đến Đài Loan, Kyodo News cho biết.

BBC

Tờ Council on Foreign Affair bình luận: “Sự sáp nhập thành công Đài Loan của Trung Quốc cũng sẽ làm suy yếu an ninh kinh tế của Nhật Bản. Đài Loan là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Nhật Bản, và nếu Trung Quốc kiểm soát Đài Loan, nước này sẽ có thể hạn chế khả năng tiếp cận thị trường đó của Nhật Bản.”

Hơn 40% thương mại hàng hải của Nhật Bản đi qua Biển Đông; Với quyền kiểm soát đối với Đài Loan và các cơ sở quân sự của nước này trên khắp Biển Đông, Trung Quốc sẽ có thể buộc các tàu biển bị ràng buộc với Nhật Bản đi các tuyến đường kém hiệu quả hơn, gây tổn hại cho nền kinh tế Nhật Bản.

BBC

Ngoài ra, Trung Quốc có thể sẽ giành quyền kiểm soát đảo Pratas – tức đảo Đông Sa (hiện do Đài Loan quản lý). Đây là hòn đảo chiến lược tiếp giáp với lối vào Biển Đông từ Biển Philippines, Trung Quốc có thể củng cố sức mạnh của họ trên huyết mạch hàng hải quan trọng này.

Cuối cùng, do sự gần gũi của Đài Loan với các phương pháp tiếp cận các cảng của Nhật Bản, trong thời chiến, Trung Quốc có thể đe dọa nền kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu của Nhật Bản.

Cùng ý kiến, chuyên gia Sean King, phó Chủ tịch công ty tư vấn Park Strategies ở New York, Hoa Kỳ nói với BBC:

“Nếu Bắc Kinh chiếm được Đài Loan, sẽ phá vỡ cái gọi là “Chuỗi đảo đầu tiên”, để cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có thể tiếp cận tự do và phát triển sức mạnh ở các phần rộng lớn của Thái Bình Dương, thậm chí có thể đe dọa các căn cứ quân sự ở xa của Mỹ như Guam và Hawaii.”

“Đây sẽ là bước lật ngược thế cờ, với chiến lược “chống tiếp cận/chống xâm nhập”, Bắc Kinh có thể chặn đứng sự tiếp cận và đẩy lực lượng Mỹ lẫn Nhật Bản vào khu vực Biển Đông. Đây sẽ là điều tồi tệ với Việt Nam.”(BBC)

Share.

Leave a Reply