Wednesday, May 1 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

24 tháng 6 2022

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Sen ở Phnom Penh ngày 21/12/2021

NGUỒN HÌNH ẢNH,ALAMY

Chụp lại hình ảnh,
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Sen ở Phnom Penh ngày 21/12/2021
Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia, Phó thủ tướng Việt Nam Lê Minh Khái nhắc lại cam kết “không cho phép bất kỳ thế lực thù địch nào sử dụng lãnh thổ của mình để gây phương hại cho an ninh nước kia”.

Hôm thứ Sáu 24/6, Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia (24/6/1967 – 24/6/2022).

Phó Thủ tướng Men Sam An, Bộ trưởng Bộ Quan hệ Quốc hội, Thượng viện và Thanh tra Vương quốc Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia – Việt Nam làm trưởng đoàn sang Việt Nam thăm và tham dự.

Sáng 24/6, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cùng một số lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự Lễ kỷ niệm tại Nhà hát Lớn ở Hà Nội.

Chiều cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp xã giao bà Men Sam An.

Bà Men Sam An cũng có cuộc gặp với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Trụ sở Trung ương Đảng.

‘Không cho thế lực thù địch sử dụng lãnh thổ để gây phương hại nước kia’

Trong bài diễn văn phát biểu tại lễ kỷ niệm diễn ra ở Nhà hát Lớn, Phó thủ tướng Lê Minh Khái không quên nhắc lại việc Việt Nam mang quân sang Campuchia đánh Pol Pot, cũng như vị thế hiện tại của Việt Nam trong quan hệ với Campuchia.

“Hiện nay Việt Nam duy trì vị trí đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia. Hợp tác trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng ngày càng thực chất, hiệu quả, là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước,” ông nói.

Đáng chú ý, ông Khái nhắc lại cam kết giữa Việt Nam với Campuchia về việc hai nước thỏa thuận không cho nước khác dùng lãnh thổ để gây phương hại cho nước kia.

“Hai bên luôn khẳng định không cho phép bất kỳ thế lực thù địch nào sử dụng lãnh thổ của mình để gây phương hại cho an ninh nước kia. Biên giới hai bên đang tích cực việc phân giới, cắm mốc trên đất liền”, ông Khái nói.

Tuyên bố chung này đã được đưa ra trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới xứ Chùa tháp hồi tháng 12 năm 2021. Trong đó, hai nước cam kết không sử dụng lãnh thổ của mình để cho một quốc gia nào đặt căn cứ quân sự, làm đe dọa tới an ninh của quốc gia khác.

Dù hai quốc gia không nhắc đến bất cứ nước nào cụ thể, nhưng nhiều người Việt Nam tỏ ra lo ngại ảnh hưởng của Trung Quốc, khi mà Bắc Kinh ngày càng tăng cường đầu tư, viện trợ cho Phnom Penh, và ra sức vun đắp mối quan hệ với Thủ tướng Hun Sen.

Điển hình là việc hồi đầu tháng Sáu, báo Washington Post đăng tải thông tin Trung Quốc đang bí mật xây dựng một cơ sở hải quân ở Campuchia, cách Phú Quốc chỉ 30 km.

Trước đây, tin đồn về căn cứ này đã được công bố lần đầu vào tháng 7/2019.

Tuy vậy, vào tháng Sáu 2022, Campuchia và Trung Quốc cùng bác bỏ thông tin trên báo Mỹ rằng Trung Quốc đang xây dựng một cơ sở bí mật tại quân cảng Ream của Campuchia.

“Phát triển căn cứ hải quân Ream chỉ nhằm tăng cường khả năng của lực lượng hải quân Campuchia trong duy trì chủ quyền lãnh thổ và trấn áp tội phạm trên biển”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói.

Dự án cải tạo căn cứ hải quân cho Campuchia hay căn cứ hải quân của TQ?

Hôm 8/6, Campuchia và Trung Quốc đã động thổ dự án cải tạo căn cứ hải quân Ream thuộc tỉnh Sihanoukville.

Dự án do Trung Quốc đầu tư, bao gồm nâng cấp và mở rộng một bệnh viện, tài trợ thiết bị quân sự và sửa chữa 8 tàu chiến của Campuchia.

Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh nói: “Có những cáo buộc rằng căn cứ Ream khi hiện đại hóa sẽ do quân đội Trung Quốc độc quyền sử dụng. Không, hoàn toàn không phải như vậy.”

Nhưng giới chức phương Tây nghi ngại hai bên đang thực hiện các biện pháp đặc biệt để che giấu hoạt động.

Trang Khmer Times của Campuchia, hôm 8/6, cho hay đây là dự án cải tạo căn cứ hải quân Ream nằm trong khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc.

Ngoài giúp cải tạo và mở rộng các tòa nhà trong căn cứ Ream, Trung Quốc cũng sẽ hỗ trợ nâng cấp các tàu chiến của Campuchia, xây các cầu cảng, nâng cấp bệnh viện quân – dân y.

Một căn cứ ở Campuchia sẽ mang lại cho Trung Quốc “khả năng viễn chinh trong khu vực mà nếu không có nó, Trung Quốc sẽ không có khả năng này,” theo Richard Fontaine, giám đốc điều hành Trung tâm An ninh mới của Mỹ.

ThS Hoàng Việt cho rằng nếu Trung Quốc đặt căn cứ hải quân ở Campuchia thì sẽ đe dọa tới Việt Nam và cả ASEAN

NGUỒN HÌNH ẢNH,HOÀNG VIỆT

Chụp lại hình ảnh,
ThS Hoàng Việt cho rằng nếu Trung Quốc đặt căn cứ hải quân ở Campuchia thì sẽ đe dọa tới Việt Nam và cả ASEAN
Trả lời BBC hôm 10/6, Thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông cho rằng nếu thông tin này là đúng thì đây “rõ ràng là một mối đe dọa tới Việt Nam, toàn bộ khu vực ASEAN, và cả Mỹ”, vì “Trung Quốc có rất nhiều tham vọng trên biển, đặc biệt là Biển Đông.”

Ông Việt phân tích: “Trung Quốc đã nhiều lần đe dọa là họ có thể tấn công khu vực Trường Sa của Việt Nam. Trong trường hợp xấu nhất, nếu xảy ra đụng độ trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ có nhiều hướng tấn công Việt Nam.”

“Với một căn cứ quân sự tại Campuchia, Trung Quốc cũng thể uy hiếp các quốc gia ASEAN khác.”

“Nếu Campuchia làm việc này mà không tham vấn ý kiến của ASEAN thì điều này gây tổn hại rất nhiều tới ASEAN, đặc biệt gây tổn hại tới quan hệ hữu nghị láng giềng đã được xây đắp từ rất lâu giữa Việt Nam và Campuchia.”

“Nếu có một căn cứ quân sự tại Campuchia ở Ream như đồn thổi, Trung Quốc có thể tiến đến các tàu chiến của mình từ đó, và tới các khu vực ở eo biển rất nhanh, sẽ tạo rất nhiều lợi thế cho Trung Quốc,” ông Việt nói thêm.

Tuy nhiên, Thạc sỹ Hoàng Việt cũng lưu ý Việt Nam nên theo dõi kỹ tình hình để tránh làm tổn hại tới quan hệ hai nước.

“Còn mặt khác, trong trường hợp điều này có thật thì Việt Nam cũng phải nghĩ tới chuyện khác, trong đó bao gồm các bước phòng thủ của mình,” chuyên gia về Biển Đông kết luận.(BBC)

Share.

Leave a Reply