Saturday, May 4 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,
Tàu tuần duyên Philippines đi ngang qua tàu tuần duyên TQ ở khu vực Bãi cạn Scarborough trong đợt tập trận chung Mỹ-Philippines hồi 2019
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 17/6 cho biết nước này ủng hộ Philippines trong việc kêu gọi Trung Quốc “chấm dứt các hành động khiêu khích và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông”, Reuters đưa tin.

Tuần trước, Philippines gửi công hàm ngoại giao đến Trung Quốc để phản đối các hoạt động hàng hải của Bắc Kinh trong vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm (321 km) của Manila.

Philippines cáo buộc Trung Quốc “đánh cá bất hợp pháp”, trong khi các tàu tuần duyên Trung Quốc quấy nhiễu các tàu của Philippines làm nhiệm vụ tiếp tế.

Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết các hành động của Trung Quốc diễn ra tại bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), tên tiếng Anh là The Second Thomas Shoal, nơi cả Bắc Kinh và Manila đều tuyên bố chủ quyền và nằm cách tỉnh Palawan của Philippines 195 km.

Đây là công hàm thứ 2 trong tuần, bổ sung vào hơn 300 khiếu nại phản đối các hoạt động trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông.

“Trung Quốc không có quyền đánh bắt cá, giám sát hoặc can thiệp vào các hoạt động hợp pháp của Philippines ở đó”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines hôm 10-6 nêu.

Việc phản đối trên nhấn mạnh những thách thức mà Tổng thống Philippines mới đắc cử Ferdinand Marcos sẽ phải đối mặt. Nhà lãnh đạo này sẽ phải có hành động cân bằng trong việc theo đuổi quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Trung Quốc trong khi không nhân nhượng trước những gì mà họ coi là khiêu khích trái phép của Trung Quốc trên biển.

Tháng 11 năm ngoái, Manila đã hủy bỏ nhiệm vụ tiếp tế tại đảo san hô này sau khi ba tàu tuần duyên Trung Quốc chặn và chĩa vòi rồng vào các tàu tiếp tế.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này chia sẻ những lo ngại của Philippines.

“Những hành động này là một phần trong xu hướng khiêu khích rộng lớn hơn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với các bên tranh chấp ở Biển Đông và các quốc gia khác hoạt động hợp pháp trong khu vực” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Ned Price, cho biết.

“Mỹ sát cánh cùng Philippines trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và tự do hàng hải ở Biển Đông, được bảo đảm theo luật pháp quốc tế” – tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu.

Trước đó, nhằm thể hiện mối quan hệ quốc phòng mạnh mẽ giữa hai quốc gia trước sức ép khu vực của Trung Quốc, Mỹ và Philippines tổ chức đã cuộc tập trận Balikatan lớn chưa từng có kéo dài trong 12 ngày trên đảo lớn Luzon.

Cuộc tập trận bắt đầu từ ngày 28/3 đến 8/4, với 3.800 lính Philippines và 5.100 lính Mỹ, bao gồm nhiều nội dung, trong đó có chủ đề an ninh hàng hải, huấn luyện bắn đạn thật, chống khủng bố, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.

Các cuộc tập trận gần đây giữa các đồng minh lâu năm tập trung vào cuộc xung đột tiềm tàng ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng này.

Trung Quốc đã phớt lờ phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực La Hay, theo đó bác bỏ các đòi hỏi của nước này ở Biển Đông.

South China Sea
Chụp lại hình ảnh,Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông, dựa theo ‘Đường lưỡi bò’
Bắc Kinh đã củng cố lập trường của mình bằng cách xây đảo nhân tạo trên một số rạn san hô đang có tranh chấp và thiết lập vũ khí trên đó.

Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền từng phần đối với vùng biển này.(BBC)

Share.

Leave a Reply