Saturday, May 4 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
Tàu bệnh viện USNS Mercy

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,
Tàu bệnh viện USNS Mercy gồm 1.000 giường, hoạt động từ năm 1986
Hôm nay 19/06, Tàu bệnh viện USNS Mercy thuộc Hải quân Hoa Kỳ đã cập cảng Vũng Rô, tỉnh Phú Yên. Việt Nam là điểm dừng chân đầu tiên trong chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2022 (PP22) của USNS Mercy.

Theo thông cáo từ Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM thì nhóm PP22 bao gồm Úc, Nhật Bản, Anh Quốc, và Hoa Kỳ sẽ phối hợp với Việt Nam trong các hoạt động và dự án như chăm sóc y tế, xây phòng học và quy trình ứng phó thảm họa. Ban nhạc Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ sẽ biểu diễn cùng các nghệ sỹ Việt Nam trong các chương trình giao lưu cộng đồng.

Chuyến thăm của USNS Mercy tại Việt Nam sẽ kéo dài từ 19/06 đến 03/07.

Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Hank Kim, Chỉ huy trưởng PP22 nói, “Đây là sự hợp tác thể hiện sự đoàn kết, giúp xây dựng lòng tin giữa các quốc gia và giúp chúng ta luôn sẵn sàng phối hợp hiệu quả trong các trường hợp cùng tham gia ứng phó thiên tai, hay bất kỳ sự cố thảm họa nào”.

Tàu bệnh viện USNS Mercy tại Nha Trang

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,
Hình ảnh tàu bệnh viện USNS Mercy tại Nha Trang vào ngày 17/05/2018 trong sứ mệnh 2 tuần thuộc Chương trình Đối tác Thái Bình Dương
Tàu bệnh viện USNS Mercy gồm 1.000 giường, hoạt động từ năm 1986. Là tàu bệnh viện lớn thứ 8 tại Mỹ, Mercy cung cấp tất cả dịch vụ y tế để hỗ trợ công tác giải quyết thảm họa của Mỹ và các hoạt động nhân đạo trên quy mô toàn cầu. USNS Mercy đã rời cảng tại thành phố San Diego hồi đầu tháng 5 và đã cập cảng Guam cho các hoạt động hậu cần trước khi đến Việt Nam.

Những năm gần đây, tàu bệnh viện USNS Mercy đã đến Nha Trang và Đà Nẵng. Lần gần nhất tàu thăm Nha Trang vào tháng 05/2018.

Đây là năm hoạt động thứ 17 của Chương trình Đối tác Thái Bình Dương, một chương trình nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó thảm họa và viện trợ nhân đạo đa quốc gia hàng năm có quy mô nhất được thực hiện tại Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Chương trình Đối tác Thái Bình Dương được thiết lập sau thảm họa sóng thần tháng 12/2004 ở Ấn Độ Dương khiến hon 227.000 người thiệt mạng. Cho đến nay, chương trình phát triển tập trung vào việc thắt chặt mối quan hệ giữa các quốc gia thay vì chỉ đơn thuần cung cấp chăm sóc y tế trực tiếp.

Năm 2022 là năm đầu tiên chương trình Đối tác Thái Bình Dương diễn ra với quy mô không đổi sau 2 năm 2020 và 2021 đã bị hạn chế vì đại dịch Covid. Có khoảng 800 quân nhân hiện đang hỗ trợ chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2022, bao gồm các đại diện từ Hải quân Hoàng gia Anh Quốc và Lực lượng phòng vệ của Úc.

Quan hệ Mỹ - Việt

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tại Văn phòng Chính phủ VN tại Hà Nội, hồi 25/8/2021
Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

Cho đến nay, Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman là quan chức cấp cao mới nhất của Washington đến Hà Nội. Bà Sherman đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Quan hệ Đối tác Toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Vấn đề nhân quyền ở Việt Nam cũng là một trong những nội dung thảo luận trong cuộc gặp giữa Thứ trưởng Wendy Sherman và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng các quan chức cấp cao khác vào ngày 13/06 tại Hà Nội.

Trước đó, trong khuôn khổ thượng đỉnh đặc biệt Hoa Kỳ – ASEAN được tổ chức tại thủ đô Washington DC từ ngày 12 – 13/05, Tổng thống Mỹ, Joe Biden và Thủ tướng Việt Nam, Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp tại tiệc chiêu đãi ở Nhà Trắng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và sẵn sàng cùng Hoa Kỳ thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện tiếp tục phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau.

Quan hệ Việt – Mỹ đã phát triển và đạt nhiều thành tựu trong những năm qua. Hai nước xác lập quan hệ đối tác toàn diện năm 2013 và Mỹ tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam năm 2016.

Về Tuyên bố Tầm nhìn chung giữa Hoa Kỳ và ASEAN được đưa ra sau hội nghị, Edgard D. Kagan, trợ lý đặc biệt của Tổng thống Joe Biden về Đông Á và châu Đại Dương thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, đánh giá hai nhà lãnh đạo đã có “các cuộc trò chuyện rất thẳng thắn”.

Vào ngày 23/05, tại Nhật Bản, Mỹ chính thức khởi động Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) gồm 12 nước tham gia trong đó có Việt Nam. IPEF, dù là không phải là một thỏa thuận thương mại truyền thống, nhưng chứng tỏ Mỹ sẽ tham gia nhiều hơn vào nền kinh tế của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Một số nhà phân tích nhận định, thông qua IPEF, Mỹ có thể viết lại trật tự kinh tế trong khu vực và định hình lại sức ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tại đây.

Về phần mình, Việt Nam cho biết chỉ mới tham gia thảo luận IPEF, và chưa phải là thành viên. Ngày 26/05, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng “nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ cùng các nước ASEAN và những đối tác liên quan trao đổi, làm rõ nội hàm của IPEF, tập trung vào 4 trụ cột là thương mại và chuỗi cung ứng, năng lượng sạch và cơ sở hạ tầng, thuế và chống tham nhũng.”

Quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam

Việt Nam tiếp đón tàu sân bay Theodore Roosevelt của Hải quân Hoa Kỳ.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHU.S. NAVY VIA GETTY IMAGES

Tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ đã có chuyến ghé thăm lịch sử tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam, lần đầu tiên một con tàu cỡ này đến thăm kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHGETTY IMAGES

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thăm Việt Nam và dự Hội nghị APEC.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHUS EMBASSY IN VIETNAM

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Hoa Kỳ.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thăm Việt Nam và thông báo Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kỳ. Hai nước thông qua Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHEPA

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Hoa Kỳ.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHDENNIS BRACK-POOL/GETTY IMAGES

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thăm Hoa Kỳ.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Hoa Kỳ.

Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush thăm Việt Nam và dự APEC 2006.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHAFP

Ký kết hiệp định song phương về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy và Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển.
Chú thích hình ảnhTổng Giám đốc WTO Pascal Lamy và Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển.BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHWTO

Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải thăm Hoa Kỳ.

Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực. Sản phẩm Việt Nam được giảm thuế từ mức trung bình 40% xuống trung bình 3% khi vào Hoa Kỳ.

Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton thăm chính thức Việt Nam.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHTHIERRY FALISE/GAMMA-RAPHO VIA GETTY IMAGES

Hai nước trao đổi Đại sứ. Ông Lê Văn Bang trở thành Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ và ông Douglas Peterson trở thành Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Warren Christopher khánh thành Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội khi ông có chuyến thăm chính thức đầu tiên của một ngoại trưởng Hoa Kỳ tới Việt Nam.

Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHGETTY IMAGES

Chính phủ Hoa Kỳ chính thức cho phép khách du lịch, cựu chiến binh, nhà báo, doanh nhân Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam.

Cấm vận thương mại của Hoa Kỳ, đã có hiệu lực đối với Bắc Việt Nam từ năm 1964, được mở rộng cho toàn bộ Việt Nam.(BBC)

Share.

Leave a Reply