Tuesday, May 7 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
Bài viết tổng hợp và nhận xét về kết quả chuyến đi của ông Biden do Andy Van thực hiện, và hình ảnh đầu tiên khi Biden đáp xuống đất của Saudi Arabia (từ Thiếc C. Hoàng), không khác khi Obama đáp xuống Trung cộng bằng cửa sau của Không Lực 1……
 
Lãnh tụ của một nước có thể làm cho đất nước giàu có và hùng mạnh hay nghèo nàn và bạc nhược.
 
Hình ảnh Quốc Vương nước Saudi Arabia đón tiếp Tổng Thống Biden (TT 46th) hiện tại và Tổng Thống Trump (TT 45th) nhiệm kỳ trước chứng minh đầy đủ bài học đó.
 
Thảm tím ở Saudi Arabia
 Biden được đón tiếp bằng thảm tím không có hàng quân

Trump thảm đỏ và hàng quân danh dự
Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman nhắc lại cam kết tăng công suất sản xuất dầu lên 13 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2027, và không thể tăng thêm.Tóm lại là tăng theo lộ trình từ trước và không có thay đổi gì. Nghĩa là không tăng thêm gì theo yêu cầu của Mỹ.Hiểu đơn giản là từ chối 1 cách lịch sự.Stuck out tongue closed eyes
Biden đến Saudi Arabia với tư cách là một vị tổng thống nhưng ‘phong độ đã giảm đi rất nhiều’, cựu giám đốc tình báo của vương quốc này cho biết.
(Biden arrives in Saudi Arabia a ‘much diminished president,’ the kingdom’s former intel chief says)
Andy Van
Prince Turki Al Faisal, Saudi Arabia's former intelligence chief and onetime ambassador to Washington.
Hoàng tử Turki Al Faisal, cựu giám đốc tình báo của Saudi Arabia và là đại sứ một thời tại Washing
 Thứ ba, 19/7/2022
Chuyến công du Trung Đông của ông Biden dường như không đạt được mục tiêu nào.
 
Tổng thống Mỹ Joe Biden trả lời phỏng vấn ở Nhà Trắng hôm 16/7. Ảnh: AFP.
Ông Biden thăm Trung Đông với tham vọng hạ nhiệt khủng hoảng dầu và thắt chặt quan hệ khu vực, nhưng dường như không đạt được mục tiêu nào.
 
Trước khi đặt chân đến Arab Saudi, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã biết trước sẽ đối mặt nhiều khó khăn. Ông đã bỏ qua những lời chỉ trích để đến thăm quốc gia mà ông từng tuyên bố sẽ trừng phạt vì vi phạm nhân quyền, trong khi không có gì bảo đảm nỗ lực “ngoại giao dầu mỏ” của ông sẽ giúp hạ nhiệt giá xăng tại Mỹ.
 
Tuy nhiên, ông vẫn đặt cược vào chuyến thăm Trung Đông, hy vọng có thể xoa dịu các mối quan hệ căng thẳng, tái khẳng định với các lãnh đạo Arab rằng Mỹ vẫn gắn bó với an ninh và ổn định khu vực.
 
Tổng thống Biden còn đến Arab Saudi để tìm kiếm giải pháp cho một trong những vấn đề chính trị hàng đầu của Mỹ: giá xăng dầu tăng. Tiến hành nỗ lực ngoại giao với Arab Saudi và các đồng minh khác ở Trung Đông được xem là một trong số ít lựa chọn mà ông có thể thực hiện để giảm nỗi đau lạm phát cho người Mỹ.
 
Chuyến thăm Trung Đông của ông Biden diễn ra giữa lúc giá xăng dầu cao kỷ lục, lạm phát tăng vọt ở Mỹ và trên toàn cầu, một phần do xung đột Nga – Ukraine. Giá xăng và các mặt hàng thiết yếu tăng cao đã gây bất bình với cử tri, đe dọa vị thế đảng Dân chủ của ông Biden trước thềm bầu cử quốc hội giữa kỳ vào tháng 11.
 
Nhưng sau cuộc gặp riêng với Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman và cuộc gặp Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) hôm 16/7, ông Biden lên đường trở về Washington mà không có bất kỳ thông báo chính thức nào về tăng sản lượng dầu được đưa ra.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ tướng Israel Yair Lapid tại cuộc họp ở Jerusalem hôm 14/7. Ảnh: AFP.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ tướng Israel Yair Lapid tại cuộc họp ở Jerusalem hôm 14/7. Ảnh: AFP.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman tại Cung điện Hoàng gia Alsalam ở Jeddah hôm 15/7. Ảnh: AFP.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman tại Cung điện Hoàng gia Alsalam ở Jeddah hôm 15/7. Ảnh: AFP.
Khi được hỏi về kết quả này, Tổng thống Mỹ vẫn cho rằng các lãnh đạo khu vực sẽ sớm hành động khi cuộc họp tiếp theo của OPEC+ sẽ diễn ra vào đầu tháng 8. “Tôi hy vọng sẽ thấy những bước đi tiếp theo trong vài tuần tới”, ông Biden nói sau nhiều giờ họp với lãnh đạo Arab Saudi ngày 15/7.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng Tổng thống Mỹ dường như đang quá lạc quan. Thái tử Mohammed hôm 16/7 cho biết Arab Saudi cam kết “thực hiện vai trò của mình trong lĩnh vực” an ninh năng lượng, nhưng chỉ bổ sung hơn một triệu thùng dầu ra thị trường mỗi ngày và không thể vượt mức 13 triệu thùng/ngày, do đây là mức tối đa mà Riyadh có thể khai thác.
Sau chuyến thăm, Amos Hochstein, cố vấn cấp cao về an ninh năng lượng tại Bộ Ngoại giao Mỹ, tin rằng các nước vùng Vịnh sẽ tăng sản lượng dầu sau chuyến thăm của ông Biden và giá xăng tại Mỹ có thể giảm hơn nữa, xuống mức 4 USD/gallon (1 gallon xấp xỉ 3,79 lít), sau khi lần đầu tiên trong lịch sử vượt 5 USD/gallon hồi đầu năm nay.
Tuy nhiên, Hochstein không nêu cụ thể những nước nào sẽ tăng sản lượng dầu hay tăng bao nhiêu. Chưa quốc gia vùng Vịnh nào công khai tuyên bố họ sẽ tăng khai thác dầu như tuyên bố của ông.
Một ngày sau khi ông Biden kết thúc chuyến thăm Trung Đông, Tổng thống Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Sheikh Mohamed bin Zayed Al Nahyan tới thăm Paris. Lãnh đạo quốc gia dầu mỏ này đã chọn Pháp, thay vì Mỹ, là điểm đến cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình kể từ khi nhậm chức hồi tháng 5.
Khi chọn Pháp là điểm đến đầu tiên, ông Mohamed dường như đang gửi “tín hiệu tới Mỹ rằng: chúng tôi không vội vàng đáp ứng yêu cầu của Washington bằng mọi giá”, Anne Gadel, chuyên gia về Trung Đông và Bắc Phi của viện nghiên cứu Fondation Jean Jaures tại Paris, nhận định.
Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman (phải) thảo luận với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Arab Saudi tại Jeddah, ngày 16/7. Ảnh: AFP.
Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman (phải) thảo luận với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Arab Saudi tại Jeddah, ngày 16/7. Ảnh: AFP.
Các mục tiêu khác trong chuyến thăm Trung Đông của ông Biden dường như cũng không đạt kết quả. Trong chặng đầu chuyến công du ở Israel, ông Biden liên tục tuyên bố sẽ bảo đảm Iran không sở hữu vũ khí nguyên tử và tin rằng ngoại giao vẫn là con đường tốt nhất để ngăn Tehran thực hiện tham vọng này.
Tổng thống Mỹ nỗ lực hồi sinh thỏa thuận nguyên tử Iran mà người tiền nhiệm Donald Trump đã rút năm 2018, khi ông phải đối mặt áp lực ngày càng tăng từ Israel, đồng minh chủ chốt ở Trung Đông, nhằm đưa ra kế hoạch kiềm chế Tehran. Nhưng hy vọng về một thỏa thuận đang mờ dần và Tổng thống Mỹ thừa nhận “không thể chờ đợi mãi” phản ứng từ lãnh đạo Iran.
“Tôi tiếp tục tin rằng ngoại giao là con đường tốt nhất để đạt kết quả này”, ông Biden nói hôm 14/7. “Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Israel để chống lại các mối đe dọa khác từ Iran trong toàn khu vực”.
Israel tỏ ra hoài nghi với chính sách này của Mỹ. Đứng bên cạnh ông Biden trong cuộc họp báo là Thủ tướng Yair Lapid, người đã bác bỏ khả năng đàm phán một thỏa thuận khác để ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí nguyên tử.
“Lời nói sẽ không ngăn được họ. Điều duy nhất có thể ngăn chặn Iran là cho thấy nếu họ tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân, thế giới tự do sẽ sử dụng vũ lực. Cách duy nhất để ngăn họ là đặt một mối đe dọa quân sự đáng tin cậy lên bàn đàm phán”, ông Lapid nói.
François Picard, bình luận viên của Daily Beast, cho rằng một mục tiêu nữa mà ông Biden nhắm đến trong chuyến công du Trung Đông là thuyết phục Arab Saudi ủng hộ Ukraine, đồng thời tham gia cùng phương Tây trong nỗ lực tăng sức ép với Nga.
Trong bài viết trên Global Times ngày 17/7, Zhu Weilie, giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, cho rằng ông Biden đã trở về “tay trắng” sau chuyến công du 4 ngày ở Trung Đông, không chỉ vì không đạt cam kết nào về tăng sản lượng dầu mỏ, mà còn không thể thúc đẩy các nước đoàn kết để kiềm chế Iran hay đối đầu với Nga.
Sau khi ông Biden liên tục chỉ trích Nga trước và trong chuyến đi, Ngoại trưởng Arab Saudi Faisal bin Farhan ngày 16/7 cho biết Riyadh sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác với các bên.
“Mỹ vẫn là đối tác chiến lược chính của chúng tôi, nhưng điều đó không có nghĩa chúng tôi không thể phát triển quan hệ mạnh mẽ với các nước khác trên thế giới”, ông Farhan nói. “OPEC+ (nhóm gồm OPEC và các nước xuất cảng dầu mỏ lớn, trong đó có Nga), sẽ phản ứng theo các điều kiện thị trường và sẽ tiếp tục đánh giá tình hình”.
Zhu Weilie cho rằng Mỹ rất khó gạt Nga ra khỏi Trung Đông, không chỉ bởi Moskva có hiện diện mạnh mẽ ở đó, mà còn vì nước này chia sẻ mối quan hệ năng lượng chặt chẽ với các nước trong khu vực.
“Chuyến thăm Trung Đông của ông Biden thậm chí còn gửi tín hiệu báo động đến các nước trong khu vực, khi họ lo ngại nguy cơ bị kéo vào những xung đột lớn hơn giữa các cường quốc”, Zhu nhận định.
 
Tổng Hợp Từ CNN, Times of Israel, Global Times

Share.

Leave a Reply