Friday, May 10 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
  • Sam Cabral
  • Phóng viên BBC News tại Washington
Image shows Nancy Pelosi

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,
Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi
Những đồn đoán về một kế hoạch thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã khiến Trung Quốc tức giận và khiến Nhà Trắng phải đau đầu về căng thẳng địa chính trị nghiêm trọng. Vấn đề này lớn tới mức nào?

Hôm 25/7, Trung Quốc cảnh báo về một “hậu quả nghiêm trọng” nếu bà Nancy Pelosi tiến hành chuyến thăm Đài Loan trong những tuần tới.

Là người thứ hai trong danh sách kế nhiệm tổng thống, bà Pelosi sẽ là chính trị gia cấp cao nhất của Mỹ đi đến hòn đảo dân chủ tự quản kể từ năm 1997.

Tuy nhiên, Trung Quốc coi Đài Loan tự trị là một tỉnh ly khai, một phần lãnh thổ mà cuối cùng sẽ hợp nhất với đại lục – và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để đạt được điều này.

Chuyến đi này nếu diễn ra sẽ không chỉ khiến Bắc Kinh tức giận, mà chính quyền Biden được cho là đã cố ngăn cản chính trị gia thuộc Đảng dân chủ bang California không thăm Đài Loan.

Tuần trước, Tổng thống Joe Biden nói với các phóng viên rằng “quân đội cho rằng đó không phải là một ý kiến hay”, nhưng Nhà Trắng đã gọi những lời lẽ phản đối chuyến đi của Trung Quốc là “vô ích và không cần thiết”.

Bộ ngoại giao Mỹ cho biết bà Pelosi không thông báo về bất kỳ chuyến đi nào và cách tiếp cận của Mỹ đối với Đài Loan vẫn không thay đổi.

Vì sao bà Pelosi muốn đến thăm Đài Loan?

Có một sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng đối với Đài Loan trong công chúng Hoa Kỳ và trong Quốc hội Hoa Kỳ.

Và trong sự nghiệp quốc hội kéo dài hơn 35 năm, bà Pelosi là một nhà chỉ trích mạnh miệng đối với Trung Quốc.

Bà đã tố cáo các hồ sơ nhân quyền của Bắc Kinh, gặp gỡ các nhà bất đồng chính kiến ủng hộ dân chủ, và cũng đến thăm Quảng trường Thiên An Môn để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ thảm sát năm 1989.

Kế hoạch ban đầu của bà Pelosi là đến thăm Đài Loan vào tháng 4/2022, nhưng đã bị hoãn lại sau khi bà có kết quả dương tính với Covid-19.

Chủ tịch Hạ Viện Mỹ đã từ chối đưa ra thông tin chi tiết về chuyến đi, nhưng tuần trước bà nói rằng điều quan trọng là “chúng tôi phải thể hiện sự ủng hộ đối với Đài Loan”.

Bỏ qua Twitter tin, 1

Cuối Twitter tin, 1

Tại sao Trung Quốc phản đối chuyến thăm?

Bắc Kinh coi Đài Loan là lãnh thổ của mình, và luôn lặp lại đe dọa sẽ sáp nhập bằng vũ lực nếu cần thiết.

Các quan chức Trung Quốc đã bày tỏ sự tức giận về những gì họ coi là hoạt động ngoại giao ngày càng tăng giữa Đài Bắc và Washington. Trong đó bao gồm một chuyến thăm bất ngờ đến Đài Loan của sáu nhà lập pháp Mỹ vào tháng 4/2022.

Hôm 25/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cảnh báo nước này sẽ thực hiện “các biện pháp kiên quyết và cứng rắn” nếu bà Pelosi tiếp tục chuyến thăm của mình.

“Và Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm cho tất cả những hậu quả nghiêm trọng,” ông Triệu Lập Kiên nói.

Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc dường như gợi ý rằng thậm chí có thể có một biện pháp quân sự để đáp trả.

“Nếu phía Mỹ nhất quyết tiếp tục tiến tới, quân đội Trung Quốc sẽ không bao giờ ngồi yên và sẽ thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài và các nỗ lực ly khai nhằm giành độc lập cho Đài Loan,” Đại tá Tan Kefei nói với tờ China Daily.

Speaker Pelosi unveils a statue of the 'Tank Man' from Tiananmen Square at a rally with Chinese dissidents in 2019

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,Bà Pelosi bên bức tượng ‘Tank Man’ từ Quảng trường Thiên An Môn tại một cuộc gặp gỡ với những người bất đồng chính kiến ở Trung Quốc vào năm 2019
Presentational grey line

Một màn đi dây bấp bênh

Phân tích của Barbara Plett Usher, phóng viên Ngoại giao

Chính sách của Mỹ đối với Đài Loan là một màn đi dây: nước này thừa nhận rằng Trung Quốc coi hòn đảo tự quản này là một phần của “một Trung Quốc”. Nhưng Mỹ phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi tình trạng dân chủ của Đài Loan bằng vũ lực và Mỹ bán vũ khí để giúp Đài Bắc tự vệ.

Màn đi dây này có vẻ bấp bênh hơn với chiến tranh Nga – Ukraine: các quan chức chính phủ Mỹ đang theo dõi các tín hiệu về những bài học mà Bắc Kinh có thể học được, nếu có, từ cuộc chiến này, để họ có thể áp dụng cho Đài Loan.

Họ cũng lo lắng về những tuyên bố và hành động ngày càng gây hấn của Trung Quốc đối với Đài Bắc, trong đó bao gồm khẳng định rằng eo biển Đài Loan không phải là vùng biển quốc tế.

Tổng thống Biden dự kiến sẽ nêu ra vấn đề về cả Nga và Đài Loan với người đồng cấp của Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần này, trong một cuộc điện đàm nhằm kiểm soát mối quan hệ phức tạp giữa hai nước.

Nhưng bóng ma về chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ trong môi trường chính trị bất hòa này có nguy cơ khiến căng thẳng gia tăng.

Các quan chức Mỹ lo ngại Trung Quốc sẽ có phản ứng quân sự, mặc dù các nhà phân tích không cho rằng Bắc Kinh sẽ sớm có hành động thôn tính Đài Loan bằng vũ lực.

Nhắc tới sự phân chia quyền lực, chính quyền Mỹ đã hạn chế công khai quan điểm của mình, nhưng một số đảng viên chủ chốt của Cộng hòa đã rất mạnh miệng. Trong một bước ngoặt bất thường mang tính chia rẽ, họ đang ủng hộ chuyến đi của bà Pelosi và thúc giục Nhà Trắng làm điều tương tự.

Presentational grey line

Chuyến thăm có thể khiến căng thẳng leo thang như thế nào?

Tại kỳ đại hội đảng vào cuối năm nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến sẽ bầu lại ông Tập Cận Bình đảm nhận nhiệm kỳ thứ ba làm chủ tịch nước, điều chưa từng có trong lịch sử.

Tổng thống Biden – lần gần nhất nói chuyện với ông Tập Cận Bình vào tháng 3/2022 – cho biết họ sẽ điện đàm một lần nữa trong vài ngày tới, về một loạt các chủ đề bao gồm Đài Loan và các “vấn đề căng thẳng” khác.

Cuộc đối thoại diễn ra trong bối cảnh các quan chức Mỹ cảnh báo về việc Trung Quốc tăng cường quân sự ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và “hành vi gây hấn và vô trách nhiệm” ở Biển Đông.

Những lời đe dọa trả đũa đối với chuyến thăm của bà Pelosi đã làm dấy lên lo ngại về phản ứng có thể xảy ra của Trung Quốc.

Khi Bộ trưởng bộ Y tế Mỹ lúc bấy giờ là Alex Azar bay đến Đài Loan vào năm 2020, các máy bay phản lực của không quân Trung Quốc đã băng qua eo biển Đài Loan – tuyến đường thủy hẹp giữa Đài Loan và Trung Quốc – trong tầm bắn của tên lửa Đài Bắc.

Tuần trước, cựu biên tập viên của tờ Global Times do chính quyền Trung Quốc kiểm soát đã đưa tin đề cập đến một “phản ứng quân sự gây sốc” có thể dành cho bà Pelosi.

“Nếu bà Pelosi đến thăm Đài Loan, máy bay quân sự của [Quân đội Giải phóng Nhân dân] sẽ đi cùng máy bay của Pelosi để tiến vào hòn đảo, thực hiện chuyến vượt biển lịch sử bằng máy bay quân sự từ đất liền lần đầu tiên,” biên tập viên Hu Xijin viết.

Share.

Leave a Reply