Sunday, April 28 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Vào ngày Độc Lập Ukraina, còi báo động vang lên kỷ lục 189 lần ở Kyiv

Vào Ngày Độc lập Ukraina – ngày 24 tháng 8, còi báo động đã vang lên 189 lần tại các khu vực và thành phố Kyiv, đánh dấu mức kỷ lục mới kể từ khi Nga xâm lược toàn diện Ukraina.

Tại khu vực Poltava và Kirovohrad số lần còi báo động không kích vang lên lớn nhất: 12 báo động mỗi khu vực.

Tiếp đến là Vùng Zaporizhzhia và Dnipropetrovsk – 11 lần báo động

Kỷ lục số lượt còi báo động vang lên trước đó là 109 lần vào ngày 23/4, đêm trước Lễ Phục sinh.
Theo ông Mykhailo Podolyak, cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine, Cuộc pháo kích lớn vào Ukraine nhân ngày Độc lập là biểu hiện của sự bất lực của Nga. Ông viết trên Twitter:

“Cuộc pháo kích lớn vào Ukraine nhân Ngày Độc lập là một biểu hiện khác cho thấy sự bất lực và bản chất khủng bố của những kẻ man rợ sau sáu tháng tủi hổ và thất bại. Có phải Nga vẫn chưa rõ rằng việc cố gắng đe dọa người Ukraine là một ý tưởng hoàn toàn thất bại hay không? Hãy suy nghĩ kỹ hơn về “cử chỉ thiện chí” cuối cùng … ”

Quân đội Ukraina cảm ơn du khách Nga vì vô tình tiết lộ vị trí S-400 ở Crimea

Trong những tuần gần đây, đã liên tiếp có những vụ nổ và các vụ tấn công của Ukraina ở Crimea do Nga chiếm đóng. Vào đầu tháng 8, quân đội Ukraine đã bắn tên lửa và ném bom căn cứ không quân Saky trên đảo, gây thiệt hại nặng nề cho các máy bay chiến đấu và cơ sở hạ tầng của Nga. 

Theo tờ “Thời báo Châu Á” (The EurAsian Times) ngày 24, trong cuộc tấn công liên quan, Ukraina đã phá hủy hoặc làm hư hại ít nhất 9 máy bay chiến đấu của Nga. Và âm thanh của những vụ nổ đã khiến một lượng lớn du khách Nga kinh hãi, khiến họ phải nháo nhào rời khỏi Crimea.

Nga được cho là đã triển khai hệ thống phòng không S-400 trên đảo để đánh chặn tên lửa Ukraine. Bất ngờ thay, một bức ảnh chụp một du khách người Nga mặc quần bơi đã lan truyền trên mạng xã hội, tiết lộ vị trí của S-400 và vô tình giúp ích cho Ukraine.

Sau khi quân đội Ukraine tìm ra vị trí của S-400, họ không chỉ đăng lại bức ảnh mà còn hài hước bày tỏ lòng biết ơn tới du khách Nga: “Có lẽ chúng tôi quá khắc nghiệt với du khách Nga, đôi khi họ thực sự hữu ích. Giống như anh chàng này, người đã chụp ảnh tại một vị trí phòng không gần Evpatoria / Yevpatoria trong khu vực chiếm đóng Crimea của Nga, cảm ơn bạn, hãy tiếp tục làm việc tốt!”

Forbes liệt kê 5 tổn thất về khí tài quân sự lớn nhất của ông Putin ở Ukraine

Theo tính toán của Forbes, 5 tổn thất quân sự lớn nhất nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc chiến đang diễn ra với Ukraine có tổng trị giá hơn 1 tỷ USD.

Tính toán đã xác định những tổn thất nặng nề nhất của quân đội Nga, bao gồm việc tàu chiến Moskva, soái hạm của Hạm đội Biển Đen của Nga, trị giá 750 triệu USD, bị chìm hồi tháng 4. Ukraine nói rằng họ đã tấn công và đánh chìm con tàu, mặc dù Nga nói rằng đó là do một vụ hỏa hoạn trên tàu.

Ngoài tàu Moskva, 4 thiệt hại lớn nhất khác của Nga về khí tài quân sự bao gồm:

– Máy bay Il-76 trị giá 86 triệu USD;

– Tàu tấn công đổ bộ Saratov 75 triệu USD;

– Máy bay Su-30SM 50 triệu USD; và

– Máy bay Su-34 trị giá 40 triệu USD.

Forbes tính toán rằng từ thời điểm bắt đầu cuộc chiến vào ngày 24 tháng 2 đến thời điểm kéo dài 6 tháng vào ngày 24 tháng 8, Nga đã mất 12.142 thiết bị trị giá 16,56 tỷ USD. Con số này chưa bao gồm tên lửa của Nga.

Lễ kỷ niệm sáu tháng bắt đầu cuộc chiến  thứ Tư, cũng rơi vào Ngày Độc lập của Ukraine, là một cột mốc đáng chú ý trong cuộc chiến mà một số từng người tin rằng sẽ dẫn đến chiến thắng nhanh chóng của Nga. 

Tuy vậy, Ukraine đã tận dụng vũ khí do phương Tây cung cấp, bao gồm Hệ thống Tên lửa Cơ động Cao (HIMARS) của Mỹ trong những tuần gần đây, để thực hiện các cuộc tấn công thành công nhằm vào các mục tiêu của Nga.

Trong khi Ukraine giành điểm ở những cuộc phản công này, Moscow bị cho là đã ra lệnh để lấp đầy các vị trí còn trống trong hàng ngũ của mình một cách cưỡng ép, đồng thời đưa ra các ưu đãi bằng tiền mặt cho đội quân hiện tại để thúc đẩy họ chiến đấu.

Tướng Mỹ đã nghỉ hưu Barry McCaffrey hôm thứ Hai đã tweet rằng ông Putin “đã cạn ý tưởng” và sẽ thấy mọi thứ trở nên tồi tệ hơn nhanh chóng trong cuộc chiến. Ông cũng nói rằng quân đội của Putin “hoạt động trong cái hộp” và nhìn chung tất cả “có những dấu hiệu căng thẳng nghiêm trọng do tổn thất quân sự và sự cô lập về kinh tế ngày càng tăng.”

Ngược lại với đánh giá của ông McCaffrey, Nga tiếp tục bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng thành công trong “chiến dịch quân sự đặc biệt” của mình. Ivan Nechayev, Phó Cục trưởng Cục Thông tin và Báo chí Bộ Ngoại giao Nga, cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Năm tuần trước rằng các mục tiêu của đất nước ở Ukraine sẽ đạt được.

Ông nói: “Chỉ khi [các mục tiêu của Nga] đạt được, thì mới có thể đảm bảo hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực.”

Hiện chưa rõ thiệt hại về thiết bị của Ukraine trong cuộc chiến so với Nga là bao nhiêu. Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội cho biết trong một báo cáo vào cuối tháng 6 rằng Chuẩn tướng Ukraine Volodymyr Karpenko đã ước tính một số đơn vị thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine đã bị thiệt hại tới một nửa số trang thiết bị của họ.

WFP: 345 triệu người trên thế giới có nguy cơ mất an ninh lương thực nghiêm trọng

beab9085-80fc-4390-ad93-92bc9f64158f.png

Ngày 24/8, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết, số người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng trên toàn thế giới đã tăng hơn gấp đôi, lên đến 345 triệu người kể từ năm 2019 do đại dịch COVID-19, chiến tranh và biến đổi khí hậu.

Bà Corinne Fleischer, Giám đốc khu vực của WFP nói với Reuters, trước đại dịch COVID-19, có khoảng 135 triệu người đã phải chịu đựng nạn đói nghiêm trọng trên toàn thế giới. Con số này đã tăng cao hơn nữa sau cuộc chiến tại Ukraine cũng như tình trạng biến đổi khí hậu.

Tác động của những thách thức về môi trường cũng là một yếu tố cơ bản gây mất ổn định, có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm lương thực, xung đột và di cư hàng loạt.

Bà Fleischer nhấn mạnh: “Thế giới không đủ sức chịu đựng những điều này. Hiện nay chúng tôi nhận thấy lượng di dân trên toàn thế giới tăng gấp 10 lần do biến đổi khí hậu và chiến tranh, và tất nhiên chúng cũng có mối liên hệ với nhau. Vì vậy, chúng tôi thực sự lo lắng về tác động kép của COVID, biến đổi khí hậu và chiến tranh ở Ukraine.”

Bà nói thêm, tại Trung Đông và Bắc Phi, tác động của cuộc chiến Ukraine đã gây ra những hậu quả to lớn, nhất là trước sự phụ thuộc về nhập khẩu của khu vực này, đặc biệt từ Biển Đen, vốn bị ảnh hưởng nặng do chiến tranh Ukraine.

“Yemen nhập khẩu 90% nhu cầu lương thực. Và họ nhập khoảng 30% từ Biển Đen,” bà Fleischer cho hay.

WFP đã hỗ trợ 13 triệu trong số 16 triệu người đang cần hỗ trợ lương thực, nhưng sự trợ giúp của họ chỉ đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của một nửa số người vì thiếu ngân quỹ.

Chi phí đã tăng trung bình 45% kể từ khi COVID-19 và các nhà tài trợ phương Tây còn phải đối mặt với những thách thức kinh tế lớn trước cuộc chiến ở Ukraine.

Ngay cả các nước xuất khẩu dầu mỏ như Iraq, vốn được hưởng lợi từ việc giá dầu tăng sau khi chiến tranh bùng nổ ở Ukraine, an ninh lương thực cũng đang có nguy cơ bị đe dọa.

Theo bà Fleischer, Iraq cần khoảng 5,2 triệu tấn lúa mì nhưng chỉ sản xuất được 2,3 triệu tấn lúa mì, phần còn lại phải nhập khẩu, với chi phí cao hơn. Thêm vào đó, bất chấp sự hỗ trợ của nhà nước, hạn hán nghiêm trọng và khủng hoảng nước tái diễn đang gây nguy hiểm cho sinh kế của các hộ nông dân nhỏ trên khắp Iraq. 

Châu Âu đối mặt với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 500 năm

image.png

Châu Âu đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 500 năm, thời tiết khô nóng dẫn đến cháy rừng, làm giảm năng suất cây trồng và giảm sản lượng điện, theo phân tích sơ bộ từ Trung tâm Nghiên cứu Chung (JRC) của Liên minh châu Âu. Ngay cả đến sông Po ở miền Bắc nước Ý được ví như “vua của các con sông” và là nguồn nước quan trọng đối với nền nông nghiệp nước này, nay cũng ‘trơ đáy’.

Theo các nhà khoa học, đợt hạn hán năm 2022 có thể là nghiêm trọng nhất tại châu Âu trong 500 năm qua. Hạn hán gây ra nhiều tác động khác như làm gián đoạn việc vận chuyển than ở Đức trong bối cảnh nước này mở rộng nguồn nhiên liệu thay thế cho khí đốt từ Nga.

Theo báo cáo mới nhất của Đài Quan sát Hạn hán Toàn cầu thuộc Liên minh châu Âu (EU-GDO), 47% diện tích lục địa đang trong tình trạng báo động do độ ẩm của đất bị giảm sút, 17% lục địa trong tình trạng báo động do thảm thực vật bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng cộng, khoảng 64% diện tích EU đang trong tình trạng báo động vì hạn hán.
Cũng theo GDO, từ ngày 20 cho đến ngày 30/06, hơn một nửa lãnh thổ của châu Âu và Vương Quốc Anh trong tình trạng ‘‘có nguy cơ’’ khô hạn với 51%, 44% nằm trong diện ‘‘cảnh báo’’ và 9% ở mức ‘‘báo động’’, tức mức cao nhất, theo GDO.

Mức độ cảnh báo đầu tiên là thiếu mưa: chẳng hạn như trời không đủ mưa ở miền trung nước Ý và ở vùng Campania, miền nam nước Ý.

Mức độ cảnh báo thứ hai là đất thiếu độ ẩm. Gần như toàn bộ châu Âu bị ảnh hưởng, đặc biệt là Thụy Điển, Ba Lan, Rumani, nửa phía bắc của nước Ý và Đức, Bồ Đào Nha hoặc Anh Quốc.

Mức báo động tối đa là “căng thẳng thực vật”. Báo động được đưa ra khi đất bị thiếu độ ẩm và thảm thực vật bị thâm hụt.

Nhiệt độ kỷ lục ở châu Âu trong mùa hè này đã làm gián đoạn giao thông vận tải, hàng nghìn người phải di dời và dẫn đến hàng trăm người chết vì nắng nóng. Nắng nóng cũng đã làm trầm trọng thêm các vụ cháy rừng, có sức tàn phá nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây, theo đài CNBC.

“Sự kết hợp giữa hạn hán nghiêm trọng và các đợt nắng nóng đã tạo ra một căng thẳng chưa từng có đối với mực nước trong toàn EU”, Ủy viên Đổi mới Châu Âu Mariya Gabriel cho biết trong một tuyên bố. “Chúng tôi hiện đang nhận thấy một mùa cháy rừng cao hơn mức trung bình, có tác động nghiêm trọng đến sản xuất cây trồng”.
Báo cáo cho biết: “Tình trạng hạn hán nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều khu vực của châu Âu kể từ đầu năm nay đã tiếp tục mở rộng và trở nên tồi tệ hơn kể từ đầu tháng 8”, đồng thời cho biết thêm rằng khu vực Tây Âu-Địa Trung Hải có thể sẽ trải qua thời tiết ấm hơn và khô hơn so với điều kiện bình thường cho đến khi tháng 11.

Các khu vực của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Croatia có thể tiếp tục trải qua điều kiện thời tiết “khô hơn so với bình thường”, trong khi thời tiết khô hạn ở dãy Alps có khả năng giảm bớt.

Báo cáo tiếp tục duy trì cảnh báo được đưa ra trước đó rằng gần 50% lãnh thổ EU có nguy cơ bị hạn hán. GDO cũng lưu ý rằng các con sông nhỏ và nguồn nước bị thu hẹp đang ảnh hưởng đến việc sản xuất năng lượng tại các nhà máy điện cũng như các vụ mùa.

Các nước châu Âu đã phải đối mặt với mùa hè nóng bức và khô hạn kỷ lục, trong đó miền Bắc nước Ý trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 70 năm qua khiến sông Po, được ví như “vua của các con sông” và là nguồn nước quan trọng đối với nền nông nghiệp nước này nay cũng đã “trơ đáy”.
Các khu vực hứng chịu những đợt mưa bất thường trong 3 tháng qua bao gồm các vùng của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, miền nam nước Pháp, miền Trung nước Italy, Thụy Sĩ, miền Nam nước Đức và phần lớn lãnh thổ Ukraine.

GDO cũng cho biết lượng mưa bình thường sẽ được ghi nhận tại các khu vực của châu Âu trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 song “có thể không đủ để phục hồi hoàn toàn từ mức thất thoát tích lũy trong hơn nửa năm nay”.

Căng thẳng về nước và nhiệt đã làm giảm năng suất vụ mùa năm 2022 của châu Âu, với dự báo đối với ngô ngũ cốc, đậu tương và hoa hướng dương lần lượt thấp hơn 16%, 15% và 12% so với mức trung bình của 5 năm trước.
Việc thiếu lượng mưa cũng đã ảnh hưởng đến việc xả thải của các con sông trên khắp châu Âu. Lượng nước giảm đã ảnh hưởng đến lĩnh vực năng lượng đối với sản xuất thủy điện và hệ thống làm mát của các nhà máy điện khác.

Báo cáo cho biết nguy cơ hạn hán đang gia tăng đáng kể nhất là ở Bỉ, Pháp, Đức, Hungary, Ý, Luxembourg, Moldova, Hà Lan, bắc Serbia, Bồ Đào Nha, Romania, Tây Ban Nha, Ukraine và Anh.

GDO cho biết lượng mưa vào giữa tháng 8 có thể làm giảm bớt các điều kiện khô hạn, nhưng trong một số trường hợp, nó có kèm theo giông bão gây ra thiệt hại thêm.

Chỉ số hạn hán của đài quan sát được lấy từ các phép đo lượng mưa, độ ẩm của đất và phần bức xạ mặt trời được thực vật hấp thụ để quang hợp.

Share.

Leave a Reply