Saturday, May 4 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
Countries' representatives at the 2022 Review Conference of the Parties to the Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons at the United Nations in New York on 1 August 2022

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP

Chụp lại hình ảnh,
Các nước tham gia hội nghị tại trụ sở LHQ ở New York bắt đầu từ ngày 1/8
Nga đã ngăn chặn việc thông qua một tuyên bố chung của một hội nghị LHQ về giải trừ vũ khí hạt nhân.

Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân, được 191 nước ký kết xem xét lại 5 năm một lần, nhằm mục đích ngăn chặn sự lan rộng của vũ khí hạt nhân.

Nga phản đối dự thảo cuối cùng với lý do “hết sức quan ngại” về các hoạt động quân sự xung quanh các nhà máy hạt nhân của Ukraine, đặc biệt là nhà máy Zaporizhzhia.

Hồi 2015, các nước tham gia đàm phán lại hiệp ước này cũng không đạt được thỏa thuận.

Hội nghị năm 2022, bị hoãn từ 2020 vì đại dịch Covid-19. Sau bốn tuần họp bàn ở New York, hội nghị đã thất bại trong việc đạt một tuyên bố chung.

Ngoại trưởng Úc Penny Wong nói bà “thất vọng sâu sắc” về việc không có một sự đồng thuận.

“Nga ngăn chặn tiến triển bằng cách từ chối thỏa hiệp về một đoạn văn bản được tất cả các quốc gia khác chấp nhận,” bà nói.

Đại diện của Hoa Kỳ, Đại sứ Bonnie Jenkins tại LHQ, nói phía Mỹ “rất lấy làm tiếc về kết quả này, và còn tiếc hơn về hành động của Nga đã dẫn chúng ta đến chỗ này ngày hôm nay.”

Image shows nuclear plant

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia do Nga chiếm đóng, ảnh chụp hôm thứ Hai
Nga phản đối một đoạn văn bản của dự thảo, bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về các hoạt động quân sự xung quanh các nhà máy hạt nhân của Ukraine – trong đó có nhà máy Zaporizhzhia mà Nga đã đánh chiếm trong những ngày đầu cuộc chiến.

Đoạn văn bản cũng bình luận về “sự mất kiểm soát của chính quyền Ukraine có năng lực tại những địa điểm như vậy do kết quả của các hoạt động quân sự đó, và tác động hết sức tiêu cực của chúng lên an toàn chung.”

Đại diện của Nga, ông Igor Vishnevetsky, nói dự thảo cuối cùng thiếu “cân bằng”.

“Phái đoàn của chúng tôi có sự phản đối quan trọng về một số đoạn mang tính chất chính trị trắng trợn,” ông nói. Ông cũng thêm rằng một số quốc gia khác cũng không đồng tình với dự thảo này.

Dự thảo cuối cùng cần được tất cả các nước tại hội nghị thông qua. Một số quốc gia, trong đó có Hà Lan và Trung Quốc, bày tỏ sự thất vọng rằng không có sự đồng thuận nào đạt được.

Phái đoàn Hà Lan nói họ “hài lòng với các cuộc trao đổi hữu ích,” nhưng “rất thất vọng rằng chúng ta chưa đạt được đồng thuận”.

Trong khi đó, đại sứ Trung Quốc nói mặc dù không đat được đồng thuận, quá trình bàn thảo là “sự thực thi quan trọng về an ninh chung và chủ nghĩa đa phương thực sự.”

Chiến dịch Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân Quốc tế lấy làm tiếc rằng “trong một năm mà một nước có trang bị vũ khí hạt nhân xâm lược một quốc gia không có vũ khí hạt nhân, một cuộc họp của hầu hết các quốc gia trên thế giới đã thất bại trong việc hành động về giải trừ vũ khí hạt nhân”.

Còn Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí có trụ sở ở Washington nói hội nghị này đại diện cho “một cơ hội bị bỏ lỡ để thúc đẩy hiệp ước và an ninh toàn cầu”.

Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân, được 190 quốc gia ủng hộ năm 1970, buộc các nước ký kết – trong đó có Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Quốc – phải giảm dự trữ vũ khí hạt nhân của họ và cấm các nước khác mua vũ khí hạt nhân.

Tuần trước, nhà máy Zaporizhzhia bị ngắt khỏi lưới điện, làm dấy lên lo ngại sẽ xảy ra một thảm họa phóng xạ.

Quân đội Nga chiếm và kiểm soát nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu này từ đầu tháng Ba, nhưng nó vẫn đang được nhân viên Ukraine vận hành trong điều kiện khó khăn.

Cơ quan thanh tra hạt nhân của LHQ, Cơ quan Hạt nhân Nguyên tử Quốc tế (IAEA), được trông đợi sẽ có chuyến thăm tới nhà máy này trong những ngày tới để thanh tra cơ sở hạ tầng ở đó.

Tuần trước, Nga nói họ sẽ cho phép các thanh tra của IAEA tới thị sát nhà máy.(BBC)

Share.

Leave a Reply