Thursday, May 2 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI :9/9/2022

Vì đâu mà Ukraine chuyển từ ‘thân Trung Quốc’ sang ‘thân Đài Loan’?

Tờ Nikkei Asian Review ngày 8/9 cho hay, các hành vi đe dọa của Bắc Kinh đối với Đài Loan vô hình trung đã làm gia tăng tình cảm ‘thân Đài Loan’ của Ukraine. Điều này sẽ làm sâu sắc thêm mối bang giao giữa hòn đảo và Ukraine, có thể dẫn đến những tác động địa chính trị to lớn.

Bài báo cho biết, kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, Bắc Kinh đã duy trì một “cán cân ngoại giao đáng xấu hổ”, mà Ukraine gọi là “trung lập thân Nga”, có nghĩa là ủng hộ Nga trong khi cố gắng không xa lánh Ukraine. Tuy nhiên, chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và phản ứng sau đó của ĐCSTQ đã tác động đáng kể đến cả chính phủ và dư luận Ukraine.

Bài báo nói rằng truyền thông Ukraine, những người có ảnh hưởng và quan chức đã nhận thấy tình thế của Đài Loan, điều này cũng gây được tiếng vang lớn trong toàn xã hội Ukraine. Tất cả người dân Ukraine bắt đầu ủng hộ Đài Loan, khiến ngày càng có nhiều thành viên Quốc hội nước này quan tâm đến vấn đề Đài Loan và nghiên cứu khả năng hợp tác với hòn đảo. Bởi vì Đài Loan và Ukraine đang ở trong hoàn cảnh tương tự trong việc chống lại chế độ độc tài.

Bài báo viết: “Kyiv dường như đang trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển dịch từ thân Trung Quốc sang thân Đài Loan, một bước ngoặt quan trọng có thể gây ra những ảnh hưởng to lớn về địa chính trị”.

Trên thực tế, trong hơn sáu tháng qua, Trung Quốc đã từ chối chỉ trích Nga về hành động xâm lược Ukraine và duy trì mối quan hệ chặt chẽ Nga-Trung. Quân đội Trung Quốc đã tham gia cuộc tập trận chung ở Viễn Đông do Nga đăng cai hồi tháng 9. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng sẽ đến thăm Kazakhstan vào tuần tới, nơi ông sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin. Động thái này đã làm dấy lên dư luận chống Trung Quốc ở Ukraine.

Ông Oleksandr Merezhko, chủ tịch Ủy ban đối ngoại quốc hội Ukraine và lãnh đạo Nhóm hữu nghị Đài Loan, cho biết trên Twitter vào ngày 8/9, “Nếu Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận chung với Nga – quốc gia xâm lược Nga và diệt chủng người Ukraine – thì họ không thể tuyên bố là “Đối tác chiến lược” của Ukraine”.

“Đối tác của một nước xâm lược không thể đồng thời là đối tác chiến lược của Ukraine”.

Trái ngược với cách tiếp cận của Trung Quốc, Đài Loan nhanh chóng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với cuộc xâm lược của Nga và tổ chức nhiều cuộc mít tinh ủng hộ Ukraine ở Đài Bắc. Sau khi Nga xâm lược Ukraine, Đài Loan đã quyên góp được hơn 12 triệu USD ủng hộ nước này.

Ông Yurii Poita, một chuyên gia về quan hệ Ukraine-Trung Quốc, cho biết Đài Loan không được biết đến nhiều hay hiểu rõ về Ukraine trước khi xâm lược, nhưng hình ảnh của hòn đảo đã tăng lên nhanh chóng trong sáu tháng qua.

Ông Poita cho hay, người dân Ukraine ngày càng quan tâm và biết ơn Đài Loan vì đã hỗ trợ nhân đạo và tài chính cho Ukraine, bao gồm cả việc tái thiết các thành phố và cơ sở y tế của Ukraine. Xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai, đặc biệt là liên quan đến sự thất bại của “Đối tác chiến lược” Trung Quốc, ngày càng có nhiều chuyên gia Ukraine bắt đầu tin rằng mối quan hệ giữa Ukraine và Đài Loan cần phải được củng cố một cách nghiêm túc.

Bà Inna Sovsun, thành viên của Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Ukraine lấy ví dụ về Litva. Năm ngoái, khi Litva tuyên bố sẽ mở văn phòng đại diện tại Đài Loan, Bắc Kinh đã ngay lập tức tung đòn trả đũa kinh tế nhằm vào các cơ quan chức năng Vilnius. Tuy nhiên, Lithuania đã không lùi bước, và quan hệ ngoại giao và kinh tế của họ với Đài Loan đã phát triển ổn định.
Bà Sovsan mong đợi những tiến triển tương tự trong quan hệ Ukraine-Đài Loan, bao gồm cả việc mở văn phòng đại diện Ukraine tại Đài Bắc.

Tờ Liberty Times đưa tin, nhà lập pháp Đài Loan Claire Wang Wanyu là Phó chủ tịch Hiệp hội Dân biểu Đài Loan-Ukraine, nói rằng, “Ngoài việc chia sẻ các giá trị chung như dân chủ, nhân quyền và tự do, Đài Loan và Ukraine còn phải đối mặt với mối đe dọa về một nhà nước toàn trị phi lý. Mặc dù tình huống này không phải là lựa chọn của chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ lùi bước!”.

Tướng Mỹ công bố hiệu suất ‘hủy diệt’ của HIMARS ở Ukraina

Các lực lượng vũ trang Ukraine đã hạ hơn 400 mục tiêu của Nga với sự hỗ trợ của hệ thống tên lửa HIMARS của Mỹ. Điều này đã được Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Mark Milley, cho biết trong một cuộc họp tại căn cứ Ramstein.

Theo Reuters, vị tướng này nói: “Chúng tôi đang quan sát những thành công thực sự của Ukraine trong việc sử dụng các hệ thống này, những thành công có thể đo lường được. Ví dụ, người Ukraine đã bắn trúng hơn 400 mục tiêu với sự hỗ trợ của HIMARS, chúng đã có tác động hủy diệt rất lớn”.

Các hệ thống HIMARS đầu tiên được đưa vào trang bị cho quân đội Ukraine vào tháng 6. Với sự trợ giúp của Hệ thống phóng nhiều tên lửa Mỹ, Ukraine tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 80 km, đặc biệt đã làm nổ tung nhiều kho đạn, sở chỉ huy, trung tâm hậu cần và đường tiếp tế của Nga. Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng họ coi bất kỳ mục tiêu nào của Nga trên lãnh thổ Ukraine, đặc biệt là ở Crimea, là mục tiêu hợp pháp của họ.

Tổng cộng, Hoa Kỳ đã cung cấp cho Ukraine 16 hệ thống HIMARS.

“Người Ukraine đang sử dụng từng hệ thống tên lửa có độ chính xác cao với độ chính xác và hiệu quả kinh hoàng”, một nguồn tin của Ngũ Giác Đài nói với Washington Post.

Các nhà chức trách Mỹ nghi ngờ các báo cáo của Matxcova về việc phá hủy các hệ thống này. Các quan chức Tòa Bạch Ốc lưu ý rằng các nhà chức trách Nga tuyên bố đã hạ được nhiều HIMARS hơn số đã được gửi đến Kyiv, vậy nên các tuyên bố của Nga không đáng tin cậy.

Tên lửa Hellfire của Mỹ đang tới Ukraina khi chiến trường quan trọng ở Kherson đang nóng lên

Các tên lửa Hellfire do Mỹ sản xuất đang được Na Uy gửi tới Ukraine trong bối cảnh lực lượng vũ trang của nước này đang thúc đẩy chiếm lại thành phố Kherson và khu vực do Nga chiếm đóng xung quanh nó.

Bộ Quốc phòng Na Uy cho biết hôm thứ Năm: “Na Uy sẽ tặng các tên lửa Hellfire cho Ukraine. Khoản quyên góp này bao gồm khoảng 160 tên lửa, bệ phóng và các đơn vị dẫn đường. Ukraine cũng sẽ nhận được thiết bị nhìn ban đêm được lấy từ kho của Lực lượng Vũ trang Na uy”.

Tên lửa Hellfire của Na Uy do Lockheed Martin của Mỹ sản xuất. Khoản quyên góp được đưa ra trong bối cảnh Lực lượng vũ trang Ukraine đang chiến đấu với các lực lượng Nga khi họ cố gắng giành lại quyền kiểm soát Kherson từ những người chiếm đóng. Người Nga đã chiếm đóng khu vực này ngay sau khi cuộc tấn công vào Ukraine bắt đầu vào cuối tháng Hai.

Phát biểu với báo giới trong tuần này, Thư ký báo chí Ngũ Giác Đài Pat Ryder nói rằng Ukraine đã “tiếp tục các hoạt động tấn công” ở Kherson và “tiếp tục tiến lên”.

“Chúng tôi biết rằng họ đã chiếm lại một số ngôi làng”, Ryder nói.

Trong một tuyên bố về tên lửa Hellfire, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Na Uy Bion Arild Gram cho biết, “Đây là loại vũ khí mà Ukraine đã yêu cầu, và nó sẽ hữu ích trong cuộc chiến chống lại lực lượng xâm lược của Nga. Tên lửa này rất dễ vận hành và có thể được sử dụng chống lại các mục tiêu trên bộ và trên biển. “

Ông Grăm nói thêm, “Cho đến nay, chúng tôi và các đồng minh của chúng tôi đã tài trợ các hệ thống và thiết bị quân sự từ nguồn dự trữ của chúng tôi. Trong tương lai, chúng tôi sẽ cần hợp tác chặt chẽ với ngành công nghiệp quốc phòng để duy trì việc cung cấp thiết bị quân sự cần thiết cho Ukraine. Ukraine cũng sẽ nhận được nhiều thiết bị hiện đại và hiệu quả hơn”.

Phát biểu với Newsweek vào tháng 8, Peter Rutland, giáo sư Nghiên cứu Nga, Đông u và Á- u tại Đại học Wesleyan, nói rằng “việc chiếm lại lãnh thổ bị chiếm đóng của tỉnh Kherson ở bờ tây của Dnepr sẽ là một chiến thắng chính trị và tâm lý đối với Kyiv”.

“Thành phố Kherson là thủ phủ tỉnh duy nhất đã rơi vào tay Nga”, ông Rutland cho biết.

Hôm thứ Tư, đơn vị Tình báo Quốc phòng Ukraine thuộc Bộ Quốc phòng nước này đã đăng đoạn băng ghi âm cuộc gọi giữa một thành viên quân đội Nga và vợ của anh ta. Người đàn ông này đã được nghe nói về Kherson và cho biết, “Tất cả các cây cầu đều bị phá hủy, bọn anh ở đây đang hoàn toàn hỗn loạn”.

Mỹ viện trợ cho Ukraina đạn pháo dẫn đường chính xác nhất để đối phó Nga

Ngũ Giác Đài đã và đang viện trợ cho Ukraina dòng đạn pháo dẫn đường chính xác nhất trong kho vũ khí nước này, nhằm hỗ trợ lực lượng Kyiv đối phó với Nga.

Theo một tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ được Bloomberg trích dẫn, Washington đã quyết định viện trợ cho Ukraina đạn pháo Excalibur, dẫn đường bằng công nghệ định vị toàn cầu (GPS) và vệ tinh.

Cụ thể trong một tài liệu về ngân sách của Ngũ Giác Đài, cơ quan này dự kiến chi 92 triệu USD nhằm “mua sắm đạn pháo M982 Excalibur thay thế cho số hỏa lực đã được chuyển cho Ukraina đối phó Nga”.

Excalibur là loại đạn thông minh, có thể sử dụng tọa độ GPS được các máy bay không người lái (UAV) trinh thám cung cấp để bắn vào mục tiêu quân sự quan trọng của đối thủ.

Thông thường, với đạn pháo không dẫn đường, các quân nhân phải chấp nhận bắn một vài phát không chính xác, sau đó căn chỉnh lại đường bắn để dò ra tọa độ chuẩn của mục tiêu.

Excalibur lần đầu được sử dụng ở Iraq hồi năm 2007 trong những kế hoạch nhằm tiêu diệt các nhân vật khủng bố khét tiếng, như lãnh đạo al-Qaeda Abu Jurah và tay chân thân tín. Theo Bloomberg, đây được xem là dòng đạn pháo chính xác nhất của Mỹ.

Excalibur, vốn do 2 nhà thầu Raytheon và BAE Systems sản xuất, tương thích với pháo dã chiến M777 cỡ nòng 155mm mà Mỹ đã chuyển cho Ukraina trước đó.

Loại đạn pháo này có tầm bắn 40km, cho phép các chỉ huy chiến trường tấn công mục tiêu chính xác hơn.

Khoản chi 92 triệu USD của Mỹ tương đương với 900 quả Excalibur, vì mỗi quả có giá từ 98.700-106.400 USD.

Dòng đạn pháo được trang bị tính năng GPS này có thể tấn công mục tiêu đối thủ trong rừng và những địa hình hiểm trở. Theo giới quan sát, Excalibur có thể cùng với giàn hoả tiễn phóng loạt HIMARS trở thành vũ khí để Ukraina đối phó với chiến thuật mưa hỏa lực áp đảo của Nga trên các chiến trường.

Trên thực tế, Ukraina sẽ khó có thể có đủ hỏa lực để cân bằng với Nga. Nhưng trên lý thuyết, họ có thể đạt được hiệu quả tác chiến cao lên rất nhiều khi sử dụng một lượng đạn hạn chế nhưng chính xác và mạnh mẽ hơn nhằm vào các mục tiêu quan trọng của Nga.

Mặc dù vậy, hệ thống dẫn đường bằng GPS cũng được xem là một điểm yếu tiềm tàng của hệ thống vũ khí hiện đại. Trong kịch bản quả đạn bị đứt liên lạc với hệ thống vệ tinh dẫn đường, hoặc bị gây nhiễu trong môi trường tác chiến điện tử, hỏa lực sẽ không còn có thể tấn công chính xác mục tiêu như kỳ vọng. Tại Ukraina, Nga cũng đang khai triển các hệ thống tác chiến điện tử uy lực, dày đặc, nên rủi ro trên lại tăng cao hơn.

Huawei giới thiệu công nghệ ‘xuyên thủng bầu trời’ nhưng Mate 50 mở bán mà ‘không hỗ trợ kết nối

Huawei ra mắt điện thoại di động kết nối vệ tinh đầu tiên trên thế giới Mate 50, có thể gửi tin nhắn văn bản khẩn cấp ở những nơi không có tín hiệu mạng viễn thông, nhưng trong lần ra mắt đầu tiên lại không hỗ trợ kết nối.

Vào ngày 6, Huawei đi trước Iphone 14 của Apple khi giới thiệu Mate 50, điện thoại di động kết nối vệ tinh đầu tiên trên thế giới mà theo họ nói là “xuyên thủng bầu trời”, tuyên bố rằng có thể gửi tin nhắn văn bản khẩn cấp thông qua hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu ở những nơi không có tín hiệu mạng viễn thông, và được coi là “thần khí cứu mạng” cho những người leo núi. Tuy nhiên truyền thông Trung Quốc đã bị mất mặt, khi Mate 50 “ra mắt lần đầu nhưng không hỗ trợ kết nối“, khiến cư dân mạng phản bác “Tại sao lại quảng bá điều này (kết nối vệ tinh) làm gì?”

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần cầm trên tay dòng điện thoại Huawei Mate 50 là họ đã có công nghệ “xuyên thủng bầu trời” và gửi tin nhắn, trò chuyện thoải mái qua vệ tinh Bắc Đẩu? Sự thật chứng minh là hoàn toàn sai. Kênh NetEase dẫn thông tin từ Fast Technology báo cáo rằng công nghệ kết nối vệ tinh trên điện thoại di động “chỉ hỗ trợ gửi tin nhắn, không hỗ trợ nhận”, và cần được sử dụng trong môi trường mở và không bị che khuất.

 

Ông Lý Hiểu Long, lãnh đạo phụ trách dòng sản phẩm điện thoại di động của Huawei, cho biết trong môi trường đô thị hoặc rừng núi, bạn có thể sử dụng dòng Mate 50 để gửi tin nhắn đến vệ tinh Bắc Đẩu, nhưng không thể sử dụng trên máy bay.

 

Có nhiều yếu tố hạn chế, nhưng chức năng kết nối vệ tinh của dòng Mate 50 “không được hỗ trợ tại thời điểm ra mắt”. Nói cách khác, điện thoại không thể sử dụng chức năng này sau khi bán ra và phải đợi bản cập nhật sau. Ngay cả khi chức năng này được ra mắt trong tương lai, nó cần phải được kích hoạt trên mặt đất thông qua ứng dụng “Changlian” – một phần mềm kết nối riêng của Huawei và nó chỉ giới hạn sử dụng ở Trung Quốc, kể cả các đặc khu như Hồng Kông, Ma Cao hoặc nước láng giềng Đài Loan cũng không có quyền truy cập vào tính năng này.

Aboluowang đã trích dẫn bình luận của nhiều cư dân mạng Trung Quốc sau khi biết tin đã phàn nàn rằng: “Đây mà cũng được gọi là lần ra mắt đầu tiên?”, “Vốn dĩ là tàn phế, còn khoe khoang nhiều ngày như vậy”, “Cứ khoe khoang trước đã, còn khi nào người dùng sử dụng được thì phải đợi bản cập nhật sau”.

Share.

Leave a Reply