Monday, May 6 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Một hệ thống pháo phản lực bắn loạt HIMARS của Mỹ, tương tự với loại Ukraine được cấp và sử dụng.
Một hệ thống pháo phản lực bắn loạt HIMARS của Mỹ, tương tự với loại Ukraine được cấp và sử dụng.

Bộ Ngoại giao Nga nói hôm thứ Năm 15/9 rằng nếu Washington quyết định cung cấp cho Kyiv các tên lửa tầm xa hơn, Mỹ sẽ vượt qua “lằn ranh đỏ” và trở thành “một bên trong cuộc xung đột”.

Trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Maria Zakharova nói thêm rằng Nga “bảo lưu quyền bảo vệ lãnh thổ của mình”.

Washington đã cung cấp cho Ukraine các tên lửa tiên tiến có thể bắn trúng mục tiêu cách xa tới 80 kilomet, trong khi cho đến nay họ vẫn chưa công khai tuyên bố sẽ chuyển cho các tên lửa có tầm bắn xa hơn gấp đôi. Các quan chức Mỹ nói rằng Ukraine đã hứa sẽ không sử dụng tên lửa của Mỹ để tấn công lãnh thổ Nga.

Bà Zakharova nói: “Nếu Washington quyết định cung cấp tên lửa tầm xa hơn cho Kyiv, thì Mỹ sẽ vượt qua lằn ranh đỏ và sẽ trở thành một bên trực tiếp trong cuộc xung đột”.

Ukraine đã đề nghị và đã nhận được một lượng lớn vũ khí từ Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây khác để giúp nước này chống lại các lực lượng vũ trang Nga được tung vào Ukraine hồi tháng 2.

Moscow nói họ đã đưa quân vào để ngăn chặn việc Ukraine được sử dụng như một bàn đạp cho phương Tây bành trướng và để bảo vệ những người nói tiếng Nga. Kyiv và các đồng minh phương Tây của họ bác bỏ những lập luận này, gọi đó là cái cớ vô căn cứ cho một cuộc chiến tranh xâm lược kiểu đế quốc.

(Reuters)

Share.

Leave a Reply