Monday, May 6 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Ảnh lấy từ một đoạn phim trên YouTube do Bộ Quốc phòng Armenia phát hành ngày 13/09/2022, cho thấy binh sĩ Azerbaijan băng qua biên giới Armenia-Azerbaijan và tiếp cận các vị trí của Armenia.
Ảnh lấy từ một đoạn phim trên YouTube do Bộ Quốc phòng Armenia phát hành ngày 13/09/2022, cho thấy binh sĩ Azerbaijan băng qua biên giới Armenia-Azerbaijan và tiếp cận các vị trí của Armenia. AP

Theo AFP, chưa đầy một ngày ngừng bắn, hôm nay 14/09/2022 các cuộc giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan tại khu vực Thượng Karabakh bùng lên trở lại. Hai bên đổ lỗi cho nhau vi phạm lệnh ngừng bắn.

Các cuộc đụng độ ngày hôm qua (13/09) đã làm ít nhất 100 binh sĩ Armenia và Azerbaijan thiệt mạng. Hai bên sau đó đã chấp nhận ngừng bắn theo yêu cầu của Nga.

Hôm nay, bộ Quốc Phòng Armenia khẳng định Baku đã dùng pháo lớn tấn công trở lại các địa điểm Djermouk, Verin Chorja khu vực do Erevan kiểm soát tại Thượng Karabakh. Về phần mình, bộ Quốc Phòng Azerbaijan cũng tố cáo quân đội Armenia đã vi phạm lệnh ngừng bắn, trong đêm qua đã pháo kích vào các vị trí của Azerbaijan ở Kelbajar và Latchine.

Các vụ đụng độ giữa hai nước bùng lên vào lúc đang diễn ra cuộc chiến tranh ở Ukraina khiến cộng đồng quốc tế rất lo ngại. Hoa Kỳ, Nga, Pháp và Liên Hiệp Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua đã lên tiếng kêu gọi hai bên kiềm chế, tôn trọng ngừng bắn.

Azerbaijan được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn. Trong khi Armenia là thành viên của Tổ Chức Hiệp Ước Tự Vệ Tập Thể do Nga đứng đầu.

Hai nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ trong vùng Kavkaz, Armenia và Azerbaijan trong 3 thập kỷ qua đã đối đầu nhau qua hai cuộc chiến tranh nhằm giành quyền kiểm soát vùng đất lọt giữa hai nước là Nagorny Karabakh (còn gọi là Thượng Karabakh). Các tranh chấp vùng đất có lịch sử phức tạp này khiến hai nước trở thành đối thủ của nhau.

Cuộc chiến tranh đầu tiên đầu những năm 1990 đã làm hơn 30 nghìn người của hai bên thiệt mạng. Gần đây, cuối năm 2020, Azerbaijan và Armenia lại lao vào cuộc chiến mới giành quyền kiểm soát vùng núi Karabakh. Cuộc giao tranh này kéo dài hơn một tháng đã làm 6.500 người Armenia chết và chỉ chấm dứt sau khi Nga đứng ra dàn xếp cùng với việc cho triển khai quân ở Thượng Karabakh.(RFI)

Share.

Leave a Reply