Thursday, May 2 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
  • Faisal Islam
  • Biên tập viên kinh tế BBC
Vẫn còn nỗ lực khẩn cấp để đảm bảo nguồn cung cấp thay thế đang đẩy giá lên ở tất cả các quốc gia

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Đây không phải là việc ngẫu nhiên. Tập đoàn khí đốt khổng lồ do nhà nước kiểm soát của Nga đã thông báo gia hạn vô thời hạn đối với việc ngừng bảo trì ba ngày đối với việc truyền khí đốt qua huyết mạch năng lượng quan trọng của lục địa, vài giờ sau khi các bộ trưởng tài chính hàng đầu phương Tây tuyên bố sẽ tăng các lệnh trừng phạt đối với dầu của Nga.

Lý do chính thức của Gazprom là vi họ phát hiện thấy điểm rò rỉ dầu và đường ống không thể hoạt động nếu không có công nghệ nhập khẩu của Đức, thuộc hạng mục dùng để trừng phạt Nga.

Tuy nhiên, rất ít nhà quan sát tin rằng đây là bất cứ điều gì khác ngoài một nỗ lực về cơ bản nhằm tống tiền châu Âu về nguồn cung cấp.

Các nền kinh tế chính của G7, bao gồm cả Anh, đã đồng ý giới hạn mức giá mà họ phải trả cho dầu từ Nga. Đây là một cách để hạn chế nguồn thu tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine của Điện Kremlin. Nga kiếm được nhiều tiền từ xuất khẩu dầu mỏ hơn là từ khí đốt.

Nhưng đây là một diễn biến rất nghiêm trọng. Ngay cả trong thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh, Nga vẫn giữ nguồn cung cấp khí đốt của mình chuyển tới châu Âu.

Mặc dù vậy, sự cắt đứt này – và nỗ lực của Gazprom nhằm đổ lỗi cho tập đoàn năng lượng khổng lồ Siemens của Đức về sự cố – là đỉnh điểm của nhiều thập niên trục trặc trong mối quan hệ năng lượng giữa Nga và Đức.

Tất nhiên, trong phần lớn thời gian đó, Bonn và sau đó là Berlin đã rất vui khi được sử dụng khí đốt giá rẻ của Nga.

Vladimir Putin khi còn trẻ đã làm luận án tiến sĩ về tầm quan trọng của việc xuất khẩu năng lượng của Nga.

Khi tôi đến thăm trụ sở của Gazprom một thập niên trước và mỏ dầu của hãng ở Siberia, tôi đã bị dọa rằng “bất kỳ ai cố gắng làm giảm vai trò của khí đốt Nga một cách giả tạo đều đang chơi một trò chơi rất nguy hiểm”.

Chuyến thăm tới mỏ Novi Urengoy cho thấy Gazprom đang củng cố quyền lực của mình đối với nhà nước Nga, với một số hỗ trợ từ Berlin.

Tuyến vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu.
Chụp lại hình ảnh,Tuyến vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu.

Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder đã che giấu sự phụ thuộc này bằng việc xây dựng cùng một đường ống Nordstream này mà sau đó công ty Gazprom cho ông một ghế trong hội đồng quản trị của hãng.

Gazprom đã tài trợ cho bóng đá Đức, giải đấu bóng đá hàng đầu châu Âu là Champions League, và tài trợ cho các dự án quyền lực mềm khác nhau của Nga.

Điều đáng kinh ngạc nhất là, ngành công nghiệp Đức đã hoán đổi các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới đất của mình để được đặc quyền tiếp cận các nguồn dự trữ khí đốt nằm sâu dưới lãnh nguyên Siberia.

Chính các cơ sở, bao gồm cả cơ sở lớn nhất của Đức, được tạo lập để có sức tồn tại bền bỉ khi đối mặt với chính sách ngoại giao năng lượng của Nga đã được chuyển giao cho quyền sở hữu của Nga. Những cơ sở này kể như lên lịch để được hoàn thành vào năm 2015, sau khi Nga sáp nhập Crimea.

Tuy nhiên, một phần của hy vọng bây giờ nằm trong chính những cơ sở lưu trữ đó. Chính phủ Đức đã chiếm quyền sở hữu đối với các cơ sở lưu trữ đã bị bỏ lại ở mức rất thấp vào năm ngoái.

Ở đó, và trên khắp lục địa, các công ty năng lượng được hỗ trợ bởi các khoản vay của chính phủ suốt cả mùa hè mua nhiều khí đốt nhất có thể với bất kỳ giá nào.

Các nền kinh tế lớn hiện đang phải lấp đầy các kho dự trữ khí đốt khổng lồ, được thiết kế để đối phó với việc cắt giảm nguồn cung trong vài tuần. Các cơ sở lưu trữ khí đốt khổng lồ của Đức hiện đã đầy 84% khi chỉ lưu kho chưa đầy một nửa vào tháng Sáu.

Kết quả là, giá khí đốt giao dịch trên thị trường quốc tế đã giảm từ mức cực cao trong tuần qua. Nhưng chúng vẫn rất cao theo tiêu chuẩn bình thường.

Vẫn còn nỗ lực khẩn cấp để đảm bảo nguồn cung cấp thay thế đang đẩy giá lên ở tất cả các quốc gia, bao gồm cả Anh. Và tác động thực sự của tất cả những điều này sẽ phụ thuộc vào thời gian ngừng hoạt động của đường ống kéo dài bao lâu.

Nhưng chắc chắn bây giờ, đối với Đức và phần còn lại của châu Âu, sẽ không còn việc phụ thuộc vào Nga nữa.

Share.

Leave a Reply