Sunday, May 5 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI :3//10/2022

9 nước NATO ủng hộ Ukraine gia nhập liên minh

“Chúng tôi ủng hộ quyết định của Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Bucharest năm 2008 liên quan đến tư cách thành viên tương lai của Ukraine”, tổng thống của Cộng hòa Séc, Estonia, Latvia, Lithuania, Bắc Macedonia, Montenegro, Ba Lan, Romania và Slovakia cho biết trong tuyên bố chung ngày 2/10.

Tại hội nghị thượng đỉnh Bucharest, các thành viên liên minh hoan nghênh “nguyện vọng trở thành thành viên của NATO” của Ukraine và Georgia, nhưng không đưa ra bất kỳ khung thời gian nào cho việc gia nhập của các quốc gia này.

“Chúng tôi ủng hộ Ukraine trong việc phòng thủ trước Nga, yêu cầu Nga rút khỏi tất cả các vùng lãnh thổ bị kiểm soát và khuyến khích tất cả đồng minh tăng đáng kể viện trợ quân sự cho Ukraine”, tuyên bố chung của lãnh đạo các nước thành viên NATO cho biết.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 30/9 thông báo đang thực hiện bước đi mang tính quyết định với việc ký đơn xin nhanh chóng gia nhập NATO. Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cũng xác nhận Kiev đã nộp đơn chính thức để gia nhập liên minh quân sự này.

Đề cập đến việc Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố sáp nhập 4 khu vực tại Ukraine vào Nga, các nhà lãnh đạo của các nước thành viên NATO nói rằng họ sẽ “không bao giờ” công nhận “những nỗ lực của Nga nhằm sát nhập bất kỳ lãnh thổ nào của Ukraine”.

Nga tuần trước đã tổ chức lễ sáp nhập 4 khu vực gồm Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson ở miền Đông và miền Nam Ukraine vào Nga. Tổng thống Nga và lãnh đạo của 4 vùng Ukraine đã ký thỏa thuận, mở đường cho quy trình sáp nhập vào Nga.

Tuyên bố lưu ý rằng các nhà lãnh đạo của các nước thành viên NATO “đã đến thăm Kiev trong thời gian diễn ra xung đột và tận mắt chứng kiến tác động từ chiến dịch quân sự của Nga”.

“Chúng tôi khẳng định lại sự ủng hộ của chúng tôi đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Chúng tôi không công nhận và sẽ không bao giờ công nhận những nỗ lực của Nga nhằm sáp nhập bất kỳ lãnh thổ nào của Ukraine”, tuyên bố nêu rõ.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng, việc kết nạp Ukraine đòi hỏi sự đồng thuận của tất cả 30 thành viên của khối do Mỹ đứng đầu. Ông Stoltenberg cũng cam kết ủng hộ “kiên định” đối với Ukraine, nhưng khẳng định điều đó không khiến NATO trở thành một bên trong cuộc xung đột với Nga.

Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan ngày 30/9 cho biết, Mỹ cam kết duy trì chính sách mở cửa với các nước muốn gia nhập NATO. Tuy nhiên, ông Sullivan cho rằng, đây không phải là thời điểm thích hợp để xem xét đơn xin gia nhập liên minh quân sự của Ukraine.

Theo ông Sullivan, cách tốt nhất để hỗ trợ Ukraine ở thời điểm hiện tại là thông qua hoạt động hỗ trợ trên thực địa, còn quá trình gia nhập NATO có thể được tiến hành vào một thời điểm khác.

Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell ngày 1/10 cho biết, đề xuất gia nhập NATO của Ukraine không phải là vấn đề được ưu tiên ở thời điểm hiện tại.

Nga – Mỹ đối đầu về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân, Elon Musk có vũ khí bí mật?

Elon Musk có vũ khí bí mật kiểm soát vũ khí hạt nhân của Nga?

Hoa Kỳ ủng hộ các lựa chọn phi hạt nhân hóa, bao gồm cả việc triệt hạ ông Putin tại Điện Kremlin. Quân đội Mỹ cũng đã chuẩn bị cho việc ném bom hạt nhân trên không và trên biển. Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng đã chuẩn bị máy bay ném bom B52 có thể treo đầu đạn hạt nhân và đưa chúng đến các căn cứ ở châu Âu. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một văn bản chính thức vào ngày 30 tháng 9, tuyên bố rằng bốn khu vực ở miền đông Ukraine là lãnh thổ của Nga. Mỹ và châu Âu cho biết họ sẽ không bao giờ công nhận sự sáp nhập của Nga và sẽ làm việc với các đồng minh để áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga.

Mỹ cũng đã chuẩn bị sẵn sàng, một khi ông Putin vượt qua lằn ranh đỏ “vũ khí hạt nhân”, sẽ có hai bộ kế hoạch để hạ gục ông. Các chuyên gia cho rằng Elon Musk cũng có một ” vũ khí bí mật ” để chống lại các nỗ lực sử dụng vũ khí hạt nhân của ông Putin . Bộ Ngoại giao Nga nói rằng họ sẵn sàng thảo luận trực tiếp về hiệp ước vũ khí hạt nhân với Hoa Kỳ.

Ngày 29/9, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham và Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Richard Blumenthal công bố đề xuất lưỡng đảng, theo đó sẽ cấm Hoa Kỳ viện trợ cho bất kỳ quốc gia nào công nhận việc ông Putin sáp nhập lãnh thổ của Ukraine.

Ông Blumenthal nói với các phóng viên: “Bất kỳ quốc gia nào hỗ trợ và tiếp tay cho TT Putin trong hoạt động hoàn toàn bất hợp pháp này đều phải chịu trách nhiệm về sự đồng lõa của mình: đối với bất kỳ quốc gia nào công nhận sự sáp nhập này, Hoa Kỳ không có hỗ trợ tài chính, cũng như không cung cấp viện trợ quân sự. Thật đáng xấu hổ, đó là ăn cướp”.

Ngày 28/9, Bộ Quốc phòng Nga công bố thông tin về cơ cấu lực lượng, cho thấy tàu ngầm hạt nhân Nga “Prince Oleg” và tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân “Novosibirsk” đã được biên chế vào Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga. Đội hình như vậy gây áp lực lên vùng Viễn Đông, Tây Thái Bình Dương và Vòng Bắc Cực, đồng thời đã gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với châu Âu và Hoa Kỳ.

Theo Newsweek, những người quen thuộc với vấn đề này cho biết ông Biden nói rằng Hoa Kỳ sẽ đáp trả mạnh mẽ mối đe dọa hạt nhân của Nga. Chính quyền ông Biden hiện đang thảo luận về cách hiệu quả nhất để giáng một đòn thảm khốc vào Nga mà không cần dùng đến chiến tranh hạt nhân.

Các quan chức Mỹ cho biết Washington không muốn sử dụng vũ khí hạt nhân trong một cuộc tấn công phủ đầu và nếu Nga vượt qua “lằn ranh đỏ hạt nhân”, ông Biden sẽ có thể có một “lựa chọn phi hạt nhân hóa” hơn là một “lựa chọn hạt nhân”.

Giáo sư Chương Thiên Lượng trong Chương trình “Khoảnh khắc quan trọng” phân tích rằng nếu ông Putin vượt qua ranh giới đỏ và sử dụng vũ khí hạt nhân, Mỹ đã chuẩn bị hai bộ kịch bản: một là hành động tấn công triệt hạ, hai là quân đội Mỹ tấn công hạt nhân Nga.

Chương trình phân tích rằng Hoa Kỳ ủng hộ các lựa chọn phi hạt nhân hóa, bao gồm cả việc triệt hạ ông Putin tại Điện Kremlin. Quân đội Mỹ cũng đã chuẩn bị cho việc ném bom hạt nhân trên không và trên biển. Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng đã chuẩn bị máy bay ném bom B52 có thể treo đầu đạn hạt nhân và đưa chúng đến các căn cứ ở châu Âu. 

Cố vấn an ninh Mỹ Sullivan cho biết trước đó Mỹ đã gửi thông điệp tới ông Putin qua các kênh riêng về ý nghĩa của việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông Sullivan nói rằng Hoa Kỳ sẽ đáp trả ngay lập tức, nếu ông Putin tấn công hạt nhân. 

Ông Chương Thiên Lượng, một chuyên gia quân sự, cũng cho rằng ông Putin không dám sử dụng vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, ông Chương cũng đề cập đến việc tỷ phú Hoa Kỳ Elon Musk nói rằng nếu Nga muốn sử dụng vũ khí hạt nhân, ông ấy sẽ tìm cách đưa vũ khí hạt nhân trở lại điểm phóng, vì nơi phóng vũ khí hạt nhân cần có hệ thống định vị.

ông Chương Thiên Lượng cho biết: “Ông Musk có thể làm sai lệch tín hiệu vệ tinh, đưa ra các thông số kỹ thuật sai và cuối cùng để tên lửa bay về quê hương của nó… Hoa Kỳ đang giám sát chặt chẽ các hầm chứa của Nga. Nếu các hầm chứa bị mở, Hoa Kỳ có thể tấn công phủ đầu. Khả năng thành công của ông Putin là rất nhỏ và ông có thể không sử dụng (vũ khí hạt nhân)” 

Bộ Ngoại giao Nga ngày 29/9 cho biết Nga đang nghiên cứu khả năng đàm phán trực tiếp với Hoa Kỳ về hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân, Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới giữa Nga và Mỹ.

Đường ống khí đốt Bulgari-Hy Lạp khai trương: EU nói đến một ‘‘kỷ nguyên mới’’

Liên Âu tiếp tục có thêm các biện pháp căn bản nhằm giảm mạnh phụ thuộc vào khí đốt Nga. Hôm qua, 01/10/2022, lễ khai trương đoạn đường ống khí đốt Bulgari – Hy Lạp diễn ra long trọng tại thủ đô Sofia. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu (EU) khẳng định ‘‘một kỷ nguyên mới’’ đang mở ra cho khu vực Đông Nam châu Âu.

AFP dẫn lời chủ tịch EU, bà Ursula von der Leyen nhấn mạnh : đường ống khí đốt nói trên ‘‘đồng nghĩa với tự do, và việc thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga’’. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu nhấn mạnh là đường ống IGB cho phép ‘‘đáp ứng hoàn toàn nhu cầu về khí đốt của Bulgari, và đây là một tin tức rất tốt lành trong bối cảnh rất khó khăn hiện nay… Nhờ những dự án như thế này, châu Âu sẽ có tương đối đủ khí đốt trong mùa đồng này’’.  

Trong số các lãnh đạo khu vực tham gia vào nghi thức đưa vào hoạt động đoạn đường ống khí đốt Bulgari – Hy Lạpj, có nguyên thủ Azerbaidjan Ilham Aliev, nguyên thủ Serbia Aleksandar Vucic, tổng thống Bắc Macedonia Stevo Pendarovski, tổng thống Bulgari Roumen Radev, cùng các thủ tướng Hy Lạp, Rumani.  

Đường ống IGB dài 182 km, hoàn tất từ tháng 7, nhưng chỉ đến hôm qua mới chính thức đi vào hoạt động, theo thủ tướng Bulgari Galab Donev, có mặt tại buổi lễ. Đường ống Bulgari – Hy Lạp sẽ cho phép Bulgari nhận được một tỉ mét khối khí một năm, trên tổng số ba tỉ mét khối lưu chuyển. Ý tưởng về đường ống khí đốt trị giá 200 triệu euro nói trên đã có từ năm 2009, nhưng việc xây dựng bị trì hoãn. Chiến tranh Nga chống Ukraina và cuộc khủng hoảng năng lượng thúc đẩy dự án sớm được hoàn thiện.  

Công ty Nga đình chỉ cấp khí đốt cho Ý 

 Việc cung cấp khí đốt Nga tại châu Âu có thêm trục trặc. Hôm qua, 01/10, theo tập đoàn năng lượng Ý ENI, nước Ý không còn nhận được khí đốt của Gazprom. Thông tín viên Anne Treca tường trình từ Roma :  

‘‘Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, tập đoàn Gazprom của Nga đã đình chỉ việc cung cấp khí đốt cho Ý vào thứ Bảy, 01/10, theo thông báo của tập đoàn năng lượng của Ý, nhà nhập khẩu khí đốt chính ở tại nước này. Theo Gazprom, việc ngừng giao hàng này là do một số thủ tục hành chính ở Áo, nơi trung chuyển khí đốt đến Ý.  

Tại Roma, các nhà lãnh đạo của ENI đang liên hệ với Gazprom để cố gắng phục hồi nguồn cung này. Tuy nhiên, không thể loại trừ sự gián đoạn này có thể kéo dài.   

Nếu chuyện này xảy ra vào một năm trước, việc đóng cửa đường ống khí đốt của Nga có thể sẽ gây ra những hậu quả đáng kể cho nền kinh tế Ý, bởi Ý khi đó phụ thuộc vào khí đốt của Nga tới 40% lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, kể từ cuộc chiến ở Ukraine, tình hình đã thay đổi rất nhiều. Nước Ý hiện mua ít hơn 10% khí đốt từ Nga. Ý đã tăng cường mua khí đốt từ các nước Bắc Âu và hiện đang tìm các nhà cung cấp mới, chẳng hạn như Algerie hoặc Azerbaijan. Ý cũng đã có trong kho dự trữ khoảng một phần tư lượng khí đốt dự kiến tiêu thụ trong mùa đông.  

Vấn đề còn lại là giá cả năng lượng. Châu Âu hiện chưa có được sự đoàn kết cần thiết trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Thách thức nói trên đang trở thành ưu tiên tuyệt đối của tất cả các lãnh đạo chính trị Ý’’. 

Sinh viên đại học danh tiếng Nga công khai thách thức ông Putin

Truyền thông Anh Daily Mail đưa tin, hàng nghìn sinh viên ưu tú tại một trong những trường đại học danh tiếng nhất của Nga đang công khai thách thức cuộc chiến của ông Putin ở Ukraine, với yêu cầu trở lại học trực tuyến để họ có thể học từ nước ngoài, và tránh bị gọi tham chiến trong cuộc xung đột đẫm máu.

Theo báo cáo, khoảng 3.100 sinh viên tại Trường Kinh tế thuộc Đại học Nghiên cứu Quốc gia ở Matxcova đã đe dọa sẽ bỏ học nếu họ bị từ chối.

Lời đe dọa của họ đã khiến các nhà bình luận ủng hộ chiến tranh phẫn nộ, nhưng động thái của họ làm nổi bật một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tàn khốc đối với ông Putin từ phía những sinh viên sáng giá nhất của Nga.

Đây là trường đại học duy nhất ở Nga được xếp hạng trong 100 trường đại học hàng đầu của Bảng xếp hạng các trường đại học trẻ của tạp chí Times Higher Education.

Kênh Readovka ủng hộ Điện Kremlin chỉ trích: ‘Các sinh viên có tư tưởng chống đối quyết định phản bội nhà nước của họ, nhưng họ vẫn tiếp tục nhận được lợi ích từ đó’.

Những người theo chủ nghĩa dân tộc ủng hộ chiến tranh đã chết lặng trước hành động của sinh viên.

Tờ Daily Mail viết rằng: “Làn sóng phản đối dâng cao cho thấy ông Putin đang lạc nhịp với nhiều người Nga trẻ tuổi, những người không đồng quan điểm với ông rằng Ukraine đầy rẫy phát xít và phải bị xâm lược bằng cách huy động dân thường”.

Về lý thuyết sinh viên được miễn điều động. Nhưng cuộc biểu tình cho thấy sinh viên không tin tưởng vào chính quyền về việc miễn nhập ngũ đối với họ.

Tướng Mỹ: Ông Putin không còn gì để điều động ở Ukraina

Theo Tướng quân đội Mỹ về hưu Mark Hertling, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang không còn nhiều lựa chọn trong cuộc chiến ở Ukraine

Ông Hertling, Tổng chỉ huy Quân đội Hoa Kỳ ở Châu Âu từ năm 2011 đến năm 2012, đã xuất hiện trên CNN hôm thứ Bảy 1/10để thảo luận về những diễn biến mới nhất trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bất chấp những tuyên bố gần đây và nỗ lực của TT Putin trong việc tuyên bố sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraina, quân đội Nga gần đây đã phải đối mặt với một bước thụt lùi lớn khi các lực lượng Ukraine tái chiếm Lyman, một thành phố ở khu vực ly khai Donetsk

Ông Hertling nói rằng TT Putin ngày càng mất liên lạc với thực tế và rằng ông “không còn gì để điều động” ở Ukraine. Vị tướng Mỹ nhận định rằng những nỗ lực của TT Putin để thôn tính và tuyên bố chiến thắng là “tâm thần”.

Ông Hertling nói: “Ông Putin đã bị lên án trên trường thế giới, ông ấy thua trên chiến trường, nền kinh tế của ông ấy đang suy giảm. Ông ta vẫn đang ngoan cố. Ông ta chưa thành công trong bất kỳ mục tiêu chính trị, chiến lược hoặc hoạt động nào của mình”

Tướng Hertling còn nói rằng tuyên bố gần đây của nhà lãnh đạo Nga rằng Matxcơva sẽ sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine là bất hợp pháp và vi phạm luật pháp quốc tế. Việc chiếm lãnh thổ của Ukraina diễn ra sau khi Nga tổ các cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý, mà ông Hertling cũng cho là bất hợp pháp, ông cáo buộc Điện Kremlin đã ra lệnh làm giả các phiếu bầu.

Ngân hàng Thế giới sẽ viện trợ thêm 530 triệu USD cho Ukraine


Ngân hàng Thế giới tuyên bố sẽ hỗ trợ thêm 530 triệu USD cho Ukraine khi cuộc xâm lược của Nga vẫn đang tiếp diễn, nâng tổng số tiền mà ngân hàng này viện trợ cho Ukraine lên 13 tỷ USD.

Theo Ngân hàng Thế giới, khoản tiền được hỗ trợ bởi Vương quốc Anh (500 triệu USD) và Vương quốc Đan Mạch (30 triệu USD).

Tính đến nay, trong tổng số 13 tỷ USD viện trợ Ukraine có 11 tỷ USD đã được giải ngân hết, ngân hàng cho biết thêm.

Phân tích gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới tính toán tổng chi phí dài hạn cho việc tái thiết và phục hồi Ukraine trong 3 năm tới là hơn 100 tỷ USD, theo ông Arup Banerji – Giám đốc Quốc gia Khu vực Đông Âu của Ngân hàng Thế giới.

Gần đây vào ngày 30/9, Nhà Trắng cũng thông báo rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký dự luật thông qua các khoản ngân sách đến ngày 16/12/2022, trong đó có khoản viện trợ bổ sung trị giá 12,4 tỷ USD cho Ukraine. Sáng kiến này trước đó đã được Quốc hội Mỹ thông qua.

Đây được xem là phản ứng ngay lập tức sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 30/9 tuyên bố sáp nhập thêm 4 vùng lãnh thổ mà nước này chiếm đóng của Ukraine – vụ sáp nhập lãnh thổ lớn nhất tại châu Âu kể từ Thế chiến II. Các khu vực mới bị sáp nhập vào Nga chiếm 15% lãnh thổ Ukraine.

Nga không tái đắc cửvào Hội đồng cơ quan hàng không Liên Hợp Quốc ICAO

image.png

Hôm thứ Bảy, Nga đã không được bầu lại vào hội đồng quản trị của cơ quan hàng không Liên Hợp Quốc. Đây là bước đi mà các cường quốc phương Tây muốn buộc Moscow phải chịu trách nhiệm về cuộc xâm lược Ukraine.

Nga đã không nhận được đủ phiếu bầu để ở lại Hội đồng quản trị gồm 36 quốc gia của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).

Kết quả bỏ phiếu tại buổi họp ở Montreal, Canada diễn ra vào thứ Bảy (1 tháng 10), sau khi Nga có một kháng nghị. Poppy Khoza, chủ tịch Hội đồng và tổng giám đốc hàng không dân dụng Nam Phi, gọi tình huống này là “chưa từng có”.

Nga đã đóng cửa không phận của mình đối với các hãng hàng không từ 36 quốc gia, bao gồm tất cả 27 thành viên của Liên minh châu Âu, để đáp trả các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine nhằm vào lĩnh vực hàng không của nước này sau khi Moscow xâm lược Ukraine.

Phương Tây nói rằng Nga đã tịch thu bất hợp pháp hàng trăm máy bay phản lực nước ngoài, một cáo buộc mà Moscow phủ nhận.

Canada và Châu Âu cho biết trước cuộc bỏ phiếu rằng họ sẽ phản đối việc Nga tái bầu cử vào hội đồng.

Omar Alghabra, Bộ trưởng Giao thông của Canada, nói vào đầu tuần này rằng “điều quan trọng là Nga phải chịu trách nhiệm,” theo Reuters.

Đại hội đồng ICAO gồm 193 quốc gia, được tổ chức ba năm một lần, là cuộc họp đầu tiên kể từ sau đại dịch COVID-19 và chiến tranh Ukraine.

Đầu tuần này, một đại diện của Liên bang Nga đã yêu cầu Hội đồng lên án các tuyên bố và hành động công khai của một nhóm nước, “bao gồm cả việc đưa ra các lệnh cấm sử dụng không phận có chủ quyền.”

Share.

Leave a Reply