Saturday, May 11 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Lok Lee và Elsa Maishman

BBC News

Bieu tinh
Chụp lại hình ảnh,Người biểu tình Hong Kong mang theo hình áp phích đặt trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Manchester, Anh ngày 16/10/2022
Một người Hong Kong biểu tình ủng hộ dân chủ hôm Chủ Nhật 16/10 bị lôi vào trong sân cơ quan lãnh sự Trung Quốc ở Manchester, Anh và bị đánh đập.

Từ trong lãnh sự quán, một số người đàn ông không xác định danh tính đi ra và kéo một người đàn ông biểu tình vào trong sân tòa nhà lãnh sự và đánh đập ông ta.

Người đàn ông này sau đó được cảnh sát và người biểu tình giúp thoát ra ngoài.

Ông ấy nói với BBC: “Họ lôi tôi vào bên trong, họ đánh đập tôi.”

Chính phủ Anh gọi các báo cáo là “vô cùng đáng quan ngại”. Lãnh sự quán nói rằng những người biểu tình trưng bày một bức chân dung xúc phạm chủ tịch Tập Cận Bình.

“Điều này thật là quá quắt và không thể chấp nhận được đối với bất kỳ cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự nào của bất kỳ quốc gia nào. Do đó, chúng tôi lên án hành động đáng trách này với sự phẫn nộ và phản đối mạnh mẽ”, người phát ngôn của lãnh sự nói.

Bộ Ngoại giao Anh cho biết họ đang khẩn trương làm rõ vụ việc. Cảnh sát Greater Manchester đã mở một cuộc điều tra.

Nói sau vụ việc, người biểu tình tự xưng là Bob, nói với BBC Tiếng Trung rằng “người đại lục” – những người đến từ Trung Quốc đại lục, đối lập với Hong Kong – đi ra khỏi lãnh sự quán và phá hủy các áp phích của họ.

“Khi chúng tôi cố ngăn họ, họ lôi tôi vào bên trong, họ đánh đập tôi,” ông nói,và cho biết thêm rằng sau đó ông ấy được cảnh sát Anh kéo ra ngoài.

“Thật nực cười. Họ [những người tấn công] lẽ ra không nên làm như vậy. Chúng tôi được cho là có quyền tự do nói bất cứ điều gì chúng tôi muốn ở đây [ở Vương quốc Anh].”

Sau khi vụ việc xảy ra, đám đông vẫn phẫn nộ. Những người biểu tình đã hét vào mặt những người đàn ông từ lãnh sự quán và cảnh sát Anh, cho rằng họ có thể làm được nhiều hơn thế.

Nhân viên lãnh sự quán trước đó đã yêu cầu những người biểu tình di chuyển sang bên đường đối diện.

Có hai nhân viên cảnh sát ở đó khi cuộc biểu tình diễn ra, nhưng một số cảnh sát khác đã xuất hiện trong vòng vài phút sau khi cuộc cãi lộn bắt đầu.

Cảnh sát tập trung trước cổng lãnh sự để cố gắng giải tán cuộc ẩu đả và di chuyển người biểu tình lùi lại.

Một nhân viên cảnh sát vào trong khuôn viên lãnh sự quán và kéo người đàn ông bị lôi vào trong ra ngoài.

Ít nhất tám người đàn ông – một số người đội mũ bảo hiểm và mặc áo bảo hộ – sau đó quay trở lại vào trong tòa lãnh sự.

Lãnh sự quán nằm trên đất của Vương quốc Anh, nhưng không thể vào nếu không có sự đồng ý.

Phản ứng trên Twitter, cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ Iain Duncan Smith nói rằng chính phủ Anh nên yêu cầu đại sứ Trung Quốc xin lỗi, và những người liên quan vụ việc phải được đưa trở lại Trung Quốc.

Bieu tinh
Chụp lại hình ảnh,Cảnh sát Greater Manchester đã có mặt khi vụ ẩu đả xảy ra
Bình luận của James Landale – Phóng viên Ngoại giao BBC News

Các cuộc biểu tình bên ngoài các đại sứ quán và lãnh sự quán nước ngoài tại Anh thường kéo theo một vài cuộc ẩu đả. Cảnh sát vì thế hay có mặt để giữ trật tự.

Nhưng hiếm khi nhân viên lãnh sự xuất hiện trên đường để kéo đổ băng rôn và áp phích của người biểu tình. Và thậm chí càng hiếm xảy ra hơn việc người biểu tình bị kéo vào trong cổng và có vẻ như bị đánh đập.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều lời kêu gọi Ngoại trưởng James Cleverly triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Anh để giải thích. Người phát ngôn phụ trách đối ngoại của đảng Lao động (đốl lập), ông David Lammy, nói rằng vụ hành hung bị cáo buộc là không thể chấp nhận được. “Việc dập tắt các cuộc biểu tình ôn hòa sẽ không bao giờ được dung thứ trên các đường phố của chúng tôi,” ông nói.

Trước tiên, cảnh sát và Bộ Nội vụ sẽ điều tra, và quyết định hành động nào cần thực hiện – nếu có – trên quan điểm tư pháp hình sự. Về phía Bộ Ngoại giao, họ sẽ phải quyết định xem liệu có thực hiện bất kỳ phản ứng ngoại giao nào hay không.

Nước Anh đã ký kết Công ước Vienna nên chấp nhận quyền miễn trừ ngoại giao đối với nhân viên lãnh sự nước ngoài và địa phận hoạt động của họ. Nhưng các nhà ngoại giao và nhân viên của họ vẫn phải tuân thủ luật pháp Vương quốc Anh và có khả năng bị chính phủ Anh tuyên bố là “cá nhân không được hoan nghênh” (persona non grata) tại Anh.

Share.

Leave a Reply