Sunday, May 5 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Tòa nhà Quốc hội Việt Nam, Hà Nội

Chụp lại hình ảnh,
Tòa nhà Quốc hội Việt Nam, Hà Nội
5 tháng 10 2022
Vấn đề cán bộ, công chức, viên chức, y bác sĩ xin nghỉ việc đã được lãnh đạo Việt Nam xác nhận là có lý do “thị trường tự do”, và nguyên nhân chủ quan của hệ thống.

Dù dư luận quan tâm hơn cả đến hiện tượng y bác sĩ bỏ việc, khiến nhiều cơ quan y tế không vận hành được sau đại dịch Covid, hiện tượng “bỏ việc nhà nước” xem ra sâu rộng hơn, vượt ra ngoài ngành y.

Các báo và mạng xã hội từ mấy năm qua cũng nêu ra các hiện tượng “nhân tài đi du học không về nước” và các “cán bộ nguồn” đi du học về cũng bỏ nhà nước, ra làm tư.

Về con số 39.552 cán bộ, công chức, viên chức xin nghỉ việc trong 2,5 năm qua, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho là có nguyên nhân khách quan và chủ quan.

“Khách quan là nền kinh tế thị trường XHCN, trong đó có thị trường lao động…nền kinh tế nhiều thành phần có cả công và tư nên có sự tương tác cùng phát triển, cạnh tranh trong đó có thị trường lao động…”

Ông cũng cho biết phương thức ký hợp đồng làm việc nên có sự ra vào giữa khu vực công và tư.

Còn về nguyên nhân chủ quan, ông Thăng nêu ra chế độ chính sách, rằng “tiền lương trong khu vực công so với nhu cầu cuộc sống còn nhiều khó khăn”.

Ngoài ra còn là công tác quy hoạch cán bộ, nhất là với các chuyên gia là chưa làm tốt nên với những người có năng lực giỏi thì khu vực tư lại có nhiều chính sách để thu hút, theo thứ trưởng Bộ Nội vụ.

Một bài của BBC News Tiếng Việt hôm 03/10/2022 đã mổ xẻ vấn đề này trong ngành y tế Việt Nam, với các ví dụ thực từ TP HCM.

“Theo thống kê của Bộ Y tế, trong vòng 18 tháng, đã có 9.680 nhân viên y tế xin thôi việc, bỏ việc. Làn sóng nghỉ việc của các y bác sĩ phơi bày những bất cập trong ngành y tế về chế độ đãi ngộ, lương bổng cũng như áp lực từ xã hội mà họ phải chịu đựng.”

Đây không phải là điều mới, nhưng đáng ngại vì khu vực công mất đi chất xám, trình độ thay nghề.

Vì ngay từ tháng 8/2022 TPHCM cho hay “hầu hết nhân viên y tế nghỉ việc là người có thâm niên, kinh nghiệm”, theo các báo Việt Nam.

Rủi ro quan trường

Ngoài ra, các vụ bắt bớ liên tiếp trong chiến dịch ‘Đốt Lò’ của Ban lãnh đạo Đảng CSVN những năm qua  khiến một số không nhỏ người có trình độ e ngại vào làm trong cơ quan nhà nước, hoặc đã làm thì muốn bỏ đi.

Một cán bộ trong ngành bảo hiểm ở Hà Nội cho BBC biết “không phải người ta sợ bị bắt, vì không tham nhũng thì đâu có sợ bị ai bắt”, nhưng không khí chung của nhiều đơn vị kinh doanh thuộc khu vực công, và “bạn bè tôi ở nhiều bộ ngành trung ương” là muốn tránh các rủi ro.

“Thăng tiến theo các con đường của Đảng, Đoàn hay qua các cấp của Tổ chức cán bộ đều cần quan hệ. Mà quan hệ là có hệ lụy trong thời buổi này,” ý kiến xin được ẩn danh cho biết.

Hiện nay, đường lối chung của Đảng Cộng sản Việt Nam là “sai đâu sửa đó”, và truy cứu trách nhiệm không kể người đó là ai.

Dự kiến một loạt chức vụ cao cấp sẽ được thay trong thời gian tới sau khi hàng chục quan chức các bộ ngành Y tế, Ngoại giao, Quốc phòng bị bắt và khởi tố chỉ trong một vụ án “Việt Á”.

Mới nhất, một cựu giám đốc sở tài chính Thanh Hóa, bà Đinh Cẩm Vân bị bắt vì án xây cất.

Hồi tháng 6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng ở Hà Nội đã nêu quan điểm chỉ đạo là “xử lý nghiêm cán bộ sai phạm là nhằm làm bài học răn đe chung, cảnh tỉnh để những người khác không vi phạm”.

“Vì sự nghiệp chung, không thể không làm, cắt một vài cành sâu để cứu cả cây”, ông Nguyễn Phú Trọng trích lời cố Chủ tịch Hồ Chí Minh để nói lên ý của mình.

Ông cũng tỏ ra tự tin rằng chính sách cán bộ đang đúng, và trích câu nói dân gian có câu “con chị nó đi, con dì nó lớn”, hàm ý không lo không có cán bộ làm việc.

Nhưng các vấn đề cơ bản hơn như cần một hệ thống cân bằng quyền lực, tư pháp độc lập, báo chí không bị chỉ đạo, để chống tham nhũng thì ông không đề cập tới.

“Cán bộ không chỉ vi phạm pháp luật mà còn sai cả về đạo lý thì không thể không xử,” TBT Trọng nói.

“Quan trọng là phải chọn đúng cán bộ thay thế, phải làm thật chính xác, chín chắn, không được vội.”(BBC)

Share.

Leave a Reply