Thursday, May 2 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Happy New Year!

Mỹ tiếp tục đứng đầu về số lượng công ty giá trị nhất toàn cầu trong năm 2022


Theo dữ liệu do công ty tư vấn EY (Ernst & Young) công bố hôm 29/12, Mỹ là nơi đặt trụ sở của 61 trong số 100 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất toàn cầu và tiếp tục giữ vị trí số một trong bảng xếp hạng năm 2022. Năm 2021, Mỹ cũng giữ vị trí đầu bảng với 62 công ty.

Cụ thể, sự thống trị của các công ty Mỹ trên thị trường toàn cầu trong năm 2022 trở nên rõ nét hơn khi trong top 10 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất có đến 9 công ty có trụ sở ở “xứ cờ hoa”. Hãng công nghệ Apple đứng đầu với giá trị thị trường là 2.100 tỷ USD. Tiếp theo là tập đoàn dầu mỏ Saudi Arabia, Saudi Aramco, với giá trị vốn hóa 1.900 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên Saudi Aramco đứng vị trí thứ 2 bảng xếp hạng, trở thành công ty duy nhất trong top 10 không có trụ sở ở Mỹ. Vị trí thứ 3 và thứ 4 lần lượt thuộc về 2 tập đoàn công nghệ Microsoft và Alphabet của Mỹ với giá trị vốn hóa là 1.800 tỷ USD và 1.100 tỷ USD.

Thụy Sĩ giữ vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng với 3 trong số 100 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất toàn cầu. Tập đoàn Nestlé được định giá 321,2 tỷ USD, xếp thứ 23, trong khi các công ty dược phẩm Roche và Novartis lần lượt xếp thứ 32 và 45.

Trong khi vị trí của Thụy Sĩ vẫn ổn định nhờ 3 đối thủ nặng ký kể trên, thì sự hiện diện chung của châu Âu trong bảng xếp hạng đã giảm dần. Trước cuộc khủng hoảng tài chính hơn một thập niên trước, 46 trong số 100 công ty hàng đầu là của châu Âu. Năm 2022, không có công ty nào từ châu Âu lọt vào top 10. Và trong top 100, chỉ có 15 công ty có trụ sở tại châu Âu, so với 19 công ty ở châu Á.

Vốn hóa thị trường châu Âu lớn nhất hiện nay là tập đoàn hàng xa xỉ LVMH của Pháp, ở vị trí thứ 15. Có tổng cộng 5 công ty đến từ Pháp trong bảng xếp hạng, trong khi Anh có 4 đại diện trong top 100 công ty.

Trung Quốc và Hồng Kông có tổng số 15 công ty hiện nằm trong top 100, tăng so với 10 công ty hồi năm 2021. Ấn Độ có 2 công ty lọt top 100, trong khi Nhật Bản có 1 công ty.

Tem năm Thỏ của Trung Quốc bị người dân chỉ trích ‘toả ra yêu khí mãnh liệt’

Bộ tem được công bố, nó đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội từ cư dân mạng Trung Quốc. 

Bưu chính Trung Quốc phát hành tem hoàng đạo hàng năm trong dịp Năm Mới. Bộ tem đặc biệt “Năm Quý Mão” 2023 đã được công bố và dự kiến phát hành một bộ gồm hai con tem vào ngày 5 tháng 1. Tuy nhiên, phong cách vẽ tranh kỳ lạ của bộ tem cho năm con thỏ được truyền thông công bố cách đây vài ngày đã khiến cư dân mạng Trung Quốc khó chịu, một số cư dân mạng gọi nó là “thỏ xanh Omicron, thỏ u linh”.

Theo Sina, bộ tem cho năm con thỏ này được thiết kế bởi Hoàng Vĩnh Ngọc, một hoạ sĩ được mệnh danh là “một trong ba thần đồng của Trung Quốc” khi còn là một thiếu niên. Trong đó, một con tem là hình một con thỏ mắt đỏ thân xanh, chỉ có bàn tay là màu da, có năm ngón giống tay người, cầm giấy và bút. Theo lời giới thiệu chính thức, chú thỏ cơ trí màu xanh đang chuyển lời chúc năm mới tốt lành đến mọi người. Con tem còn lại là hình ba con thỏ màu vàng, trắng, và xám chạy vòng tròn thể hiện sự nhanh trí, sinh cơ và ấm áp của sinh mệnh.

Tuy nhiên, sau khi thiết kế của bộ tem được công bố, nó đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội từ cư dân mạng Trung Quốc. Sound of Hope đã trích dẫn một số bình luận của cư dân mạng, một số người thẳng thừng nói: “Bưu chính Trung Quốc có nghiêm túc không? Nhìn thế nào cũng thấy nó toả ra yêu khí mãnh liệt!” Các cư dân mạng khác cũng bày tỏ ý kiến: “Đầu năm nay chuyên gia đều biến dị rồi sao?”, “Đây là chỉ con chuột dịch bệnh”, “Cô của tôi nhìn thấy và nói rằng đó là một con chuột”, “Họa sĩ đang cố gắng hết sức để truyền đạt quan niệm thẩm mỹ của phần lớn người Trung Quốc”.

Tranh kỳ lạ của bộ tem cho năm con thỏ khiến cư dân mạng Trung Quốc khó chịu, một số cư dân mạng gọi nó là “thỏ xanh Omicron, thỏ u linh”.

Một số cư dân mạng còn liên tưởng đến bộ tem năm Nhâm Dần đầu năm 2022. Vào thời điểm đó, nhiều người cho rằng con hổ trên con tem trông mệt mỏi, mặt đầy vẻ lo lắng, họ mỉa mai gọi đó là “khắc hoạ chân thực người Trung Quốc”. Vì vậy, sau khi bộ tem năm con thỏ được công bố, một cuộc tranh luận khác lại nổ ra: “Năm nay hổ bệnh, sang năm thỏ ma, năm nay không có nhiều may mắn, sang năm lại là thỏ điên còn không may mắn nữa.”

Tổng thư ký NATO nói về con đường hòa bình cho Ukraine

image.png
NATO sẽ tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine để chấm dứt xung đột và mang lại hòa bình cho Kiev trong thời gian ngắn nhất có thể.

Trả lời phỏng vấn báo DPA của Đức ngày 30/12, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói: “Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng hỗ trợ quân sự cho Ukraine là con đường nhanh nhất dẫn đến hòa bình”.

Người đứng đầu liên minh quân sự NATO cho biết, Moscow chỉ sẵn sàng đàm phán khi xác định không thể đạt các mục tiêu ở Ukraine.

Các nước thành viên NATO, đặc biệt là Mỹ, liên tục cung cấp vũ khí, trang thiết bị quân sự cho Ukraine kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra hồi cuối tháng 2. Những nước này tuyên bố sẽ hỗ trợ đến chừng nào cần thiết để giúp Kiev khôi phục lãnh thổ.

Lãnh đạo phương Tây, trong đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, khẳng định không thúc ép Kiev đàm phán, song sẽ giúp nước này có giành những thắng lợi trên chiến trường để có vị thế tốt nhất trên bàn đàm phán.

Về phía Nga, Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã bác bỏ “công thức hòa bình” 10 điểm do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đưa ra. Công thức này bao gồm yêu cầu Nga phải rút quân khỏi Crimea, Donetsk, Lugansk, Kherson, Zaporizhia – các vùng đã sáp nhập vào Nga sau những cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi.

Tướng Mỹ Clark: Cách tiếp cận của Mỹ khiến Ukraine ‘chảy máu’

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng  Đồng minh NATO ở châu Âu, Tướng Mỹ đã nghỉ hưu Wesley Clark cho biết, cách tiếp cận mà Hoa Kỳ lựa chọn đối với tình hình xung quanh Ukraina dẫn đến sự chảy máu dần dần của đất nước này. 

Khi đề cập đến hướng đi của Washington đối với Ukraina ông nói, “Chúng ta đang trong quá trình thúc đẩy sự bế tắc.” Theo ông, những gì đang xảy ra không đáp ứng lợi ích của Hoa Kỳ, nhưng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục làm như vậy.

Trong quá trình này… chúng ta đang làm Ukraine chảy máu.” Ông giải thích rằng người Ukraina đang chịu tổn thất, họ đang mất cơ sở hạ tầng quan trọng nhất, họ đang mất năng lượng, tiềm năng công nghiệp cũng như cơ sở tài chính của họ.

Ông Clark cũng lưu ý rằng Nga đang thay đổi tình hình trên chiến trường, tăng cường đáng kể nỗ lực trong lĩnh vực phòng thủ.

Đồng thời, ông cho rằng Washington nên tích cực hơn trong việc cung cấp vũ khí mới nhất cho Kyiv. Ông Clark lưu ý rằng Hoa Kỳ không muốn bế tắc ở Ukraina. Ông cho biết, “Đó không phải là lợi ích của chúng ta và chính quyền nên làm rõ điều đó.”

Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng các đề xuất của Nga về phi quân sự hóa và phi hạt nhân hóa Ukraina nên được thực hiện “đúng đắn”, nếu không vấn đề sẽ do quân đội Nga quyết định. Về thời gian của cuộc xung đột, sau đó, ông Lavrov lưu ý, quả bóng đang đứng về phía chế độ này và Washington đứng đằng sau nó, bất cứ lúc nào cũng có thể ngăn chặn sự kháng cự vô nghĩa.

TT Putin mời ông Tập Cận Bình đến Matxcơva

Truyền thông Nga đưa tin, TT Nga Vladimir Putin đã mời nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới Matxcơva vào năm 2023. 

Ông Putin nói với ông Tập Cận Bình qua video: “Tôi tin chắc rằng ngài và tôi sẽ tìm cơ hội gặp mặt trực tiếp. Chúng tôi đang chờ ngài, ngài chủ tịch thân mến, người bạn thân mến, vào mùa xuân năm sau với chuyến thăm cấp nhà nước tới Matxcơva”

Theo TT Nga, chuyến thăm này “sẽ chứng minh cho toàn thế giới thấy sức mạnh của mối quan hệ Nga-Trung trong các vấn đề then chốt, và sẽ trở thành sự kiện chính trị chính trong năm của quan hệ song phương”.

Trước đó có tin Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ điện đàm trước cuối năm nay.

Được biết, nhà độc tài Nga Putin và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc hội đàm để thảo luận về các sự kiện của năm 2022 vào cuối tháng 12.

Trung Quốc bổ nhiệm đại sứ tại Mỹ làm tân ngoại trưởng

image.png
Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng nước này đã bổ nhiệm Đại sứ của Bắc Kinh ở Mỹ Tần Cương làm tân ngoại trưởng.

Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) tối ngày 30/12 thông báo, nước này đã bổ nhiệm ông Tần Cương, Đại sứ của Bắc Kinh tại Trung Quốc, trở thành ngoại trưởng mới.

Theo CNR, quyết định trên được đưa ra tại cuộc họp của Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc.

Ông Tần, 56 tuổi, người tới Mỹ nhận nhiệm vụ vào tháng 7/2021, được xem là có quan điểm cân bằng giữa việc bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc và thể hiện sự mềm mỏng hơn trong chính sách ngoại giao.

Theo Bloomberg, động thái này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc có các dấu hiệu cho thấy, họ có thể đang hướng tới chiến lược ngoại giao bớt đối đầu hơn với các đối thủ trong năm tới. 

Ông Tần từng là phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Trong thời gian qua, ông đưa ra các thông điệp khá ôn hòa trước những chủ đề nóng trên toàn cầu và khu vực, như cuộc chiến Nga – Ukraine hay căng thẳng ở eo biển Đài Loan.

Hôm 25/12, chính phủ Trung Quốc đã nêu ra những nhiệm vụ đối ngoại của năm 2023. Bắc Kinh cho biết sẽ nỗ lực để điều chỉnh quan hệ với Mỹ và tăng cường đối thoại với các nước châu Âu.

Trong vài năm qua, một số nhà ngoại giao của Trung Quốc đã thể hiện phong cách cứng rắn và quyết liệt. Phong cách “Ngoại giao chiến lang” đã trở thành thuật ngữ phổ biến từ năm 2019, khi các nhà ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng bảo vệ Trung Quốc mạnh mẽ trước các đối thủ của Bắc Kinh. 

Thụy Điển: Trộm cắp thực phẩm gia tăng khi giá cả tăng

image.png
Các nhà bán lẻ thực phẩm tại Thụy Điển đang lên tiếng báo động về sự gia tăng các vụ trộm cắp thực phẩm trên khắp đất nước gần đây, đặc biệt là trộm cắp các sản phẩm thịt, trong bối cảnh lạm phát và chi phí sinh hoạt tiếp tục gia tăng.

Tại Thụy Điển, việc thiết lập một hệ thống trộm cắp thịt rồi bán cho các nhà hàng không phải là hiếm, theo Cảnh sát Thụy Điển ở vùng Mitt, nơi bao gồm thành phố Uppsala, chia sẻ với hãng tin UNT tại Uppsala. Khi giá thịt tăng, thì nguy cơ trộm cắp thịt cũng sẽ gia tăng, theo Jonas Eronen, phát ngôn viên báo chí của cảnh sát vùng Mitt, nói với hãng tin UNT.

Đây là hiện tượng mà nhiều cửa hàng tạp hóa ở Uppsala hiện đang chứng kiến, theo UNT cho hay.

“Các vụ trộm đã thực sự leo thang trong năm vừa qua. Chúng tôi gặp những vụ trộm vặt gần như hàng ngày. Và những vụ trộm lớn hơn xảy ra mỗi tháng một lần khi chúng tôi phát hiện ra rằng ai đó đã vào và lấy đi rất nhiều”, Andreas Selsborg, quản lý một siêu thị Willys ở Uppsala, chia sẻ với UNT.

Anders Jonasson, người đứng đầu bộ phận an ninh tòa nhà tại hệ thống bán lẻ ICA Thụy Điển, chia sẻ với hãng tin Nyheter24 rằng, các vụ trộm đã gia tăng đáng kể từ những tuần gần đến tháng 10/2022, nhưng chính xác các vụ trộm xảy ra như thế nào thì vẫn chưa rõ ràng. “Còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào, nhưng chúng tôi có thể thấy một sự gia tăng nhất định [các vụ trộm]”.

Trong khi đó, Gustav Johansson, chủ một cửa hàng ICA gần thủ đô Stockholm, nói với đài truyền hình quốc gia Thụy Điển SVT: “Chắc chắn rồi, một điều chúng tôi nhận thấy vào cuối mùa thu là đã có sự thay đổi. Người ta không ăn trộm đồ như máy cạo râu nữa, mà ăn trộm thịt”.

“Và không chỉ thịt đắt tiền, mà [ăn trộm] đủ loại thịt. Cũng có những hàng hóa khác [bị trộm]. Chúng tôi đã chặn được một tên trộm một tuần trước, người đấy đã lấy đi ba thùng bơ, tức là hơn một trăm gói bơ. Rốt cuộc thì [bơ] cũng đã trở nên đắt đỏ rồi mà”.

Theo ông Johansson, những người trộm cắp thực phẩm rất đa dạng. “Chúng tôi thấy các gia đình bình thường ăn cắp… nhưng cũng có nhiều tội phạm có tổ chức hơn”.

Để ngăn chặn nạn trộm cắp thịt, một số cửa hàng tạp hóa tại Thụy Điển đã đặt báo động trên các sản phẩm thịt để ngăn chặn trộm cắp, hoặc cất những miếng thịt đắt tiền sau quầy bán thức ăn làm sẵn, theo SVT cho hay. Chẳng hạn, siêu thị giá rẻ Lidl ở Tranås đã loại bỏ thịt đắt tiền khỏi quầy đông lạnh sau một số vụ trộm trong mùa thu, tờ Tranås Tidning cho biết.

Một số cửa hàng cũng đã thuê nhân viên bảo vệ mặc đồng phục và thường phục để giảm thiểu trộm cắp, và có chính sách yêu cầu khách hàng xuất trình hóa đơn trước khi rời khỏi cửa hàng, SVT cho hay.

Lạm phát hàng năm ở Thụy Điển đã tăng lên mức 11,5% vào tháng 11/2022 — mức cao nhất kể từ tháng 2/1991, sau khi đạt 10,9% vào tháng 10, theo dữ liệu từ Cục Thống kê Thụy Điển.

Lạm phát chủ yếu tăng mạnh ở thực phẩm và đồ uống không cồn (18,1%), nhiên liệu (23,6%), và điện (36,8%).
Share.

Leave a Reply