Wednesday, May 1 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Đăng ngày:

Tên lửa liên lục địa Sarmat của Nga được trưng bày tại một địa điểm không được tiết lộ ở Nga, 01/03/2018.
Tên lửa liên lục địa Sarmat của Nga được trưng bày tại một địa điểm không được tiết lộ ở Nga, 01/03/2018. AP

Nga sẽ không tiếc tiền đầu tư cho quân đội để tiếp tục « chiến dịch quân sự đặc biệt » tại Ukraina, nhưng mục tiêu cuối cùng là để chống lại « những sức mạnh quân sự được tất cả các nước NATO sử dụng để chống Nga », theo phát biểu của ông Putin ngày 21/12/2022. Quân số của lực lượng chính quy quân đội Nga sẽ tăng lên thành 1,5 triệu người ngay từ năm 2023 và quân đội sẽ được trang bị thêm hai loại siêu tên lửa Zircon và Sarmat.

Thông báo được nguyên thủ quốc gia Nga đưa ra vào lúc Mỹ cho biết sẽ giao hệ thống phòng không tối tân Patriot cho Ukraina nhân chuyến thăm Washington của tổng thống Volodymyr Zelensky. Bố trí tên lửa Patriot tại Ba Lan từng là lằn ranh đỏ được Matxcơva cảnh cáo với NATO, trước khi tấn công Ukraina. Bây giờ hệ thống phòng thủ tối tân của Mỹ lại được triển khai ở sát sườn Nga.

Zircon, Zermat phá thủng hệ thống phòng không Patriot ?

Trong một thông cáo được công bố trước khi tổng thống Zelensky đến Washington, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh: « Hệ thống phòng không Patriot có thể bắn chặn những tên lửa hành trình, tên lửa liên lục địa tầm ngắn và các máy bay ở độ cao hơn tầm bắn của những hệ thống phòng không được giao cho đến nay ».

Thực vậy, Ukraina hiện có sẵn hệ thống phòng không S-300 và được cung cấp nhiều hệ thống khác của châu Âu, như Crotal của Pháp, IRIS-T của Đức, SAMP-T của Ý, nên đã có thể bắn chặn 75% tên lửa và drone của Nga nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng. Tên lửa phòng không Patriot của Mỹ, có tầm bắn từ 60 đến 160 km, sẽ giúp Ukraina lấp lỗ hổng phòng không, nâng tỉ lệ bắn chặn thành công lên thành 85%-90%, theo nhận định của tướng Dominique Trinquand, cựu chỉ huy phái bộ quân sự Pháp tại Liên Hiệp Quốc, trên đài LCI ngày 21/12.

Tuy nhiên, khi thông báo tài trợ không giới hạn cho quân đội Nga, tổng thống Putin không nhắc đến Ukraina – vẫn được ông coi là dân tộc « anh em », mà nhắm đến kẻ thù chính là « những nước thứ ba muốn thế giới Nga tan rã ». Cựu đại tá Michel Goya lưu ý khi trả lời đài RFI rằng tổng thống Nga nhắc đến NATO rất nhiều lần, như thể « chiến dịch quân sự đặc biệt » chỉ là « một trận chiến của cuộc đối đầu ở quy mô rộng hơn với NATO ». Cho nên, có thể thấy hai loại siêu tên lửa Zircon và Sarmat của Nga không nhằm « mục đích khiến Ukraina sợ », mà là để « cân xứng với NATO ».

Tên lửa Zircon và Sarmat từng được tổng thống Nga cho biết sớm được đưa vào biên chế trong dịp kỉ niệm ngày thành lập Hải quân Nga vào cuối tháng 7. Theo ông, tên lửa Zircon « không có đối thủ trên thế giới », với tốc độ gấp 9 lần vận tốc âm thanh, sẽ giúp cho hải quân Nga « có khả năng đáp trả chớp nhoáng bất kỳ ai quyết định xâm phạm chủ quyền và tự do » của Nga.

Liên quan đến tên lửa nhiệt hạch liên lục địa Sarmat, Matxcơva cho biết vụ thử lần đầu tiên đã được tiến hành hôm 20/04/2022 ở phía tây bắc Nga. Tên lửa có thể mang hơn 10 đầu đạn hạt nhân hoặc quy ước và có tầm bắn đến 5.000 km. Khi vào đến bầu khí quyển, mỗi đầu đạn bay theo một lộ trình riêng biệt.

Nga tăng cường quân đội để đối phó với NATO

Do đó, những loại vũ khí tối tân này không có ý nghĩa thực tế trong cuộc chiến ở Ukraina, quá tốn kém nếu chỉ để phá hủy một kho vũ khí hoặc một nhà máy điện. Zircon và Sarmat thường khó bị bắn chặn, nên chủ yếu được nhắm vào những mục tiêu quân sự có tầm quan trọng hơn, như tầu sân bay. Theo cựu đại tá Michel Goya, thông báo của tổng thống Putin về việc triển khai hai loại siêu tên lửa là nhằm « răn đe Mỹ », vớt vát hình ảnh của quân đội và ngành công nghiệp quốc phòng Nga trước những thất bại trên chiến trường Ukraina.

Ngoài ra, khả năng sản xuất và sử dụng những tên lửa đó cũng được tướng Dominique Trinquand nêu ra khi trả lời đài RFI. Đúng là nguyên thủ quốc gia Nga tuyên bố rất nhiều về các loại tên lửa công nghệ cao, nhưng có bao nhiên tên lửa như vậy sẽ được phóng đi ? Theo ông, « những tuyên bố trên chỉ nhằm gây tác động về truyền thông và chưa cho thấy hiệu quả trên thực địa ».

Điều chắc chắn là qua những phát biểu của nguyên thủ quốc gia Nga tại cuộc họp mở rộng của bộ Quốc Phòng, có thể thấy ông Putin sẽ không ngừng chiến tranh, dù ông thừa nhận cuộc xung đột ở Ukraina là một « thảm kịch chung » và lỗi là tại « những nước thứ ba muốn thế giới Nga tan rã ».(RFI)

Share.

Leave a Reply