Wednesday, May 1 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Tàu cá của ngư dân Việt Nam neo đậu gần đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Tàu cá của ngư dân Việt Nam neo đậu gần đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Hội Nghề cá Việt Nam hôm 21/4 gửi công văn phản đối lệnh cấm đánh bắt cá thường niên của Trung Quốc trên Biển Đông và cho rằng lệnh này là phi lý và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Trước đó, Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá thường niên trên Biển Đông. Lệnh này có hiệu lực từ ngày 1/5/2023 đến ngày 16/8/2023 trong khu vực bao gồm quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.

“Đây là lệnh cấm lặp lại đơn phương và phi lý của phía Trung Quốc, đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền và lợi ích biển, đảo của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế”, công văn của Hội Nghề cá Việt Nam viết.

Theo hội này, lệnh cấm đánh bắt cá dài ngày lặp lại mỗi năm của Trung Quốc là “sai trái, ngang ngược”, gây ảnh hưởng xấu cho nghề cá và sinh kế của ngư dân Việt Nam và làm tăng nguy cơ đụng độ giữa tàu cá của ngư dân Việt Nam với tàu hải cảnh Trung Quốc.

Hội này đề nghị giới hữu trách Việt Nam “phản đối mạnh mẽ và có những biện pháp quyết liệt” để buộc Trung Quốc phải chấm dứt ngay lệnh cấm này.

Đồng thời, Hội Nghề cá cũng đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam bảo vệ an toàn cho ngư dân, hướng dẫn ngư dân đánh bắt cá theo đội để kịp hỗ trợ nhau khi có sự cố trên biển.

Trước đó, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam trong cuộc họp báo vào chiều 20/4 nói lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc đơn phương ban hành là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam, không làm phức tạp tình hình, đóng góp và duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông”, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt nói.

Trung Quốc hàng năm đều ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong thời gian 3 tháng mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 8, trên vùng biển bao gồm một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa.

Share.

Leave a Reply