Tuesday, May 7 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Một quan chức Ukraine hôm nay nêu 12 bước Kiev sẽ thực hiện sau khi tái kiểm soát Crimea, trong đó có việc dỡ bỏ cây cầu nối bán đảo với Nga.

Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine Oleksiy Danilov công bố bản kế hoạch 12 bước trong bối cảnh quân đội nước này chuẩn bị tiến hành một cuộc phản công mùa xuân với hy vọng đạt những thành tựu mới, mang tính quyết định sau hơn 13 tháng xung đột với Nga.

Ông đề nghị truy tố những người Ukraine làm việc cho chính quyền do Nga chỉ định ở Crimea, lưu ý thêm rằng một số người có thể phải đối mặt cáo buộc hình sự và những người khác sẽ bị mất lương hưu hay bị cấm làm việc trong cơ quan nhà nước.

Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine Oleksiy Danilov tại Kiev hồi tháng 12/2021. Ảnh: Reuters

Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine Oleksiy Danilov tại Kiev hồi tháng 12/2021. Ảnh: Reuters

Tất cả công dân Nga đã chuyển đến Crimea sau năm 2014 nên bị trục xuất và mọi giao dịch bất động sản được thực hiện khi Moskva kiểm soát bán đảo đều sẽ bị vô hiệu hóa, Danilov viết trên Facebook.

Ông cũng kêu gọi dỡ bỏ cây cầu dài 19 km nối Nga với bán đảo Crimea do Moskva xây dựng. Cây cầu này bị hư hại nghiêm trọng hồi tháng 10 năm ngoái sau một vụ nổ bom xe tải. Nga đổ lỗi cho tình báo quân đội Ukraine đứng sau cuộc tấn công.

Nga sau đó sửa chữa phần hư hỏng của cây cầu và khôi phục dòng tiếp tế tới Crimea. Ukraine không nhận trách nhiệm về vụ đánh bom, nhưng các quan chức nước này đã nhiều lần đe dọa tấn công cây cầu trong quá khứ.

Danilov đồng thời đề xuất đổi tên thành phố Sevastopol trên bán đảo Crimea, nơi hạm đội Biển Đen của Nga đặt căn cứ chính kể từ thế kỷ XIX.

Mikhail Razvozhayev, người đứng đầu thành phố Sevastopol do Nga bổ nhiệm, gọi kế hoạch của Danilov là “bệnh hoạn”. “Thật sai lầm nếu coi trọng bình luận của những người bị bệnh. Họ phải được chữa trị và đó là những gì mà quân đội của chúng tôi đang làm”, ông nói với hãng thông tấn nhà nước Nga TASS.

Bán đảo Crimea và khu vực lân cận. Đồ họa: Guardian

Bán đảo Crimea và khu vực lân cận. Đồ họa: Guardian

Nga sáp nhập bán đảo Crimea sau cuộc trưng cầu dân ý hồi năm 2014. Moskva nói rằng kết quả trưng cầu dân ý cho thấy hầu hết người dân Crimea muốn trở thành một phần của Nga, song Ukraine và các nước phương Tây xem động thái này là bất hợp pháp.

Điện Kremlin yêu cầu Ukraine công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea và các khu vực khác mà Moskva đã sáp nhập như một điều kiện cho hòa bình. Kiev tuyên bố không đàm phán hòa bình nếu Nga chưa rời khỏi tất cả những vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát ở Ukraine, trong đó có Crimea.(VNExpress)

Share.

Leave a Reply