Saturday, May 4 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
BBC

Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII, giữa nhiệm kỳ, khai mạc sáng 15/5 nhấn mạnh vào thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm với các ủy viên Bộ Chính trị trong lúc tình hình chung bị cho là nhiều thách thức, khó khăn.

Theo báo điện tử Chính phủ VN, hoạt động của hội nghị lần này (15-17/05) có phần “lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương đối với các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII”.

Những lần lấy phiếu như thế này có thể dẫn đến thay đổi cán cân quyền lực, thậm chí thay đổi nhân sự ở cấp cao nhất, theo thông lệ của Đảng CS VN.

Mới đây, TBT Nguyễn Phú Trọng nói “ai tay nhúm chàm thì nên xin thôi”.

“Rút lui trong danh dự là tốt nhất. Gần đây rất nhiều trường hợp và còn nữa, các đồng chí cứ chờ xem,” ông nói hôm 13/05.

Lời phát biểu khai mạc Hội nghị TW của TBT Nguyễn Phú Trọng hôm 15/05 phản ánh phần nào cách nhìn nhận tình hình VN thời gian qua, rằng thách thức “lớn hơn dự báo”.

Ông nói về nhiệm vụ chính trị “trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước đã, đang và sẽ tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức lớn hơn so với dự báo cũng như so với các nhiệm kỳ gần đây”.

Về nhân sự, ông yêu cầu các Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng “thể hiện chính kiến của mình về mức độ tín nhiệm đối với từng đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư”.

Khởi tố ‘tăng gấp đôi cùng kỳ năm 2022″

Hôm 10/05/2023, TBT Nguyễn Phú Trọng có phát biểu tại Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và nêu ra một số thành quả của công tác này.

Theo bài báo trích lời TBT Trọng, “các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 1.099 vụ/2.411 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế; khởi tố mới 242 vụ án/864 bị can về tội tham nhũng, tăng gần hai lần so với cùng kỳ năm 2022”.

“Đối với các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã khởi tố mới 4 vụ án/24 bị can, khởi tố thêm 78 bị can trong 11 vụ án, kết thúc điều tra 3 vụ án/88 bị can, ban hành cáo trạng truy tố 8 vụ án/153 bị can, xét xử sơ thẩm 6 vụ án/51 bị cáo”.

Trong Đảng, có tới 3.600 đảng viên bị kỷ luật.

Các vụ “gây bức xúc trong dư luận” ở Cục Đăng kiểm Việt Nam và các Trung tâm Đăng kiểm một số địa phương; vụ án Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số đơn vị liên quan; cùng các vụ Việt Á, Vạn Thịnh Phát, AIC… bị nêu ra trong bài.

Có mà chạy “đằng trời”

Hôm 13/05, TBT nói tại Hà Nội cụ thể về một số nghi phạm “bỏ trốn”.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ thời gian qua có một vài cá nhân liên quan các vụ án tham nhũng, tiêu cực trốn đi nước ngoài nhưng “có mà chạy đằng trời, trốn cũng không được đâu”, theo báo VN.

Nguyễn Thị Thanh Nhàn, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC.

NGUỒN HÌNH ẢNH,INTERNET

Chụp lại hình ảnh,
Nguyễn Thị Thanh Nhàn, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC, được cho là “đã bỏ trốn”, theo các báo VN cuối 2022
Cuối 2022, các báo VN nói về vụ AIC và một bị cáo, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, người mà nhà chức trách nói là “đã bỏ trốn”.

Một bài phát biểu hôm 18/11/2022 của TBT Nguyễn Phú Trọng được đăng toàn văn trên trang Tuổi Trẻ Online dài độ 4.000 chữ có đến ba lần nhắc đến vụ án bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và AIC, được coi là vụ án “trọng điểm”.

Về các trường hợp khác, TBT Nguyễn Phú Trọng nói hôm 13/05 “cán bộ nếu đã vi phạm, thấy tay nhúng chàm rồi tốt nhất xin thôi”.

Việc “hồi tố” với những người đã nghỉ hưu cũng được nhắc tới, như vụ khởi tố, điều tra hai thiếu tướng quân đội “đã nghỉ hưu”, theo trang web chính phủ VN.

Được biết, Quốc hội VN cũng đang chuẩn bị bổ sung thủ tục “lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn”, theo báo VN hôm 11/05. Đây là cách Quốc hội, hiện có Chủ tịch là ông Vương Đình Huệ, thực thi quyền giám sát với bên chính phủ – tức khối hành pháp.

Tương tự như vậy, Nghị quyết 85/2014/QH13 với phần bổ sung sẽ giúp Hội đồng Nhân dân – cấp lập pháp ở địa phương- rọi đèn vào bên Ủy ban Nhân dân (hành pháp) và các cơ quan khác trong bộ máy, đều do Đảng Cộng sản chỉ đạo.

Tuy thế, các nhà bình luận lâu này không còn thấy ấn tượng với các con số hàng nghìn cán bộ, đương chức và đã về hưu, bị Đảng Cộng sản xử lý.

Đơn giản là con số đối tượng là cán bộ, công chức, những người hưởng lương từ ngân sách tại VN quá đông, lên tới trên 7 triệu (có cách tính khác nói là 11 triệu), nên xử lý hàng vạn người cũng chưa ăn thua gì.

Ngoài ra, cơ chế cầm quyền độc tôn bị cho là nguồn gốc của độc quyền trong các quyết định, thiếu cạnh tranh về ý tưởng, thiếu giám sát độc lập, dẫn tới tham nhũng sâu rộng.

Tham nhũng tại VN hiện diện “ở khắp mọi nơi, trong mọi hoạt động của cuộc sống như một căn bệnh ung thư đã di căn khắp cơ thể”, theo một đánh giá từ nghiên cứu tại ĐH Victoria University of Wellington, New Zealand.

Bản tiếng Anh của nghiên cứu do Cherry Vũ thực hiện năm 2017 này có tựa đề “Tiền là tiên là phật: Investigating the Persistnece of Corruption in Vietnam” (Điều tra tham nhũng dai dẳng ở Việt Nam) (nguồn tại đây).

Có hai loại tham nhũng điển hình ở Việt Nam, theo nghiên cứu, là tham nhũng chính trị, lớn và có tổ chức, và tham nhũng vặt liên quan đến đời sống hàng ngày.

Các loại hình tham nhũng tất nhiên có liên quan đến nhân sự, từ cấp cao xuống cấp thấp.

Từ đó đến nay, công tác chống tham nhũng ở VN đã tiến triển mạnh, khiến nước này tăng hạng trên một số bảng đánh giá quốc tế.

Năm 2021, Việt Nam đạt hạng 87/180 quốc gia trên bảng cảm nhận về tham nhũng của Minh bạch Quốc tế.

Chỉ số này, tăng lên từ hạng 104 năm 2020, được cho là một sự tiến bộ, theo một tờ báo Anh đầu 2023.(BBC)

Share.

Leave a Reply