Saturday, May 4 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
May 7, 2023
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Sản lượng quặng đất hiếm khai thác tại Việt Nam gia tăng gấp 10 lần trong năm 2022 khi nhiều công ty quốc tế đổ xô tới nước này thu mua.

Theo ước lượng quốc tế, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm (rare earth) nhiều thứ nhì trên thế giới. Nhiều công ty đến Việt Nam để thu mua quặng đất hiếm khi đang bị Trung Quốc bắt chẹt cả về tăng giá bán cũng như số lượng.

Toàn cảnh khu vực núi đồi gần với mỏ khai thác đất hiếm Steenkampskraal, Nam Phi, được nhìn nhận như một trong những khoáng chất đất hiếm với hàm lượng cao nhất trên thế giới. (Hình minh họa: Rodger Bosch/AFP/Getty Images)

Đất hiếm là tên gọi chung của một nhóm kim loại đặc biệt tồn tại trong thiên nhiên như một dạng đá cứng, gồm 17 nguyên tố, không phải nước nào cũng có. Đất hiếm được sử dụng trong các ngành kỹ thuật cao để sản xuất các bộ phận cho xe điện, điện thoại thông minh, phần cứng máy điện toán, màn ảnh phẳng máy truyền hình, trang bị quân sự v.v…

Các mỏ đất hiếm ở Việt Nam phần lớn tập trung tại ba tỉnh Lai Châu, Lào Cai, và Yên Bái. Một số nhỏ quặng đất hiếm (được gọi là sa khoáng) rải rác tại một số khu vực ven biển từ Quảng Ninh đến Vũng Tàu. Việt Nam có khoảng 11 triệu tấn nhưng ước lượng có thể đến 22 triệu tấn và không có khả năng tinh lọc quy mô như một kỹ nghệ vì thiếu điều kiện tài chính cũng như kỹ thuật máy móc chuyên môn. Hiện Việt Nam chỉ có khả năng khai thác quặng, sơ luyện rồi bán cho các công ty nước ngoài.

Theo hãng tin Reuters, công ty Australian Strategic Materials Ltd (ASM) của Úc tuần qua cho hay họ dự trù mua 100 tấn đất hiếm từ Việt Nam trong năm nay và dự trù ký kết thỏa thuận để có nguồn cung cấp lâu dài. ASAM nói một thỏa thuận dài hạn với một công ty Việt Nam, thực chất do chính phủ Trung Quốc làm chủ (ultimately owned by China’s government), sẽ cung cấp cho họ nhiều nguồn nguyên liệu và thêm sự an toàn nguồn cung cấp cho nhà máy tinh luyện của họ ở Nam Hàn.

Năm 2022, sản lượng đất hiếm của Việt Nam lên tới 4,300 tấn trong khi năm 2021 chỉ được 400 tấn, theo thống kê của Cục Khảo Sát Địa Chất của chính phủ Hoa Kỳ (United States Geological Survey (USGS). Thật ra, con số vừa kể chỉ là một phần rất nhỏ so với lượng đất hiếm được Trung Quốc khai thác.

USGC cho hay năm 2022, Trung Quốc khai thác 210,000 tấn, trong khi Hoa Kỳ khai thác được 43,000 tấn, còn Úc khai thác được 18,000 tấn. Nếu Việt Nam tiếp tục gia tăng sản lượng khai thác đất hiếm như con số thống kê nêu trên, đây có thể là khởi điểm cho bước ngoặc về khai thác nguồn tài nguyên đặc biệt này tại Việt Nam.

Mẫu đất hiếm tại khu vực Nậm Xe (Lai Châu) được đưa về chiết tách, định lượng khoáng chất. (Hình: Nhóm nghiên cứu/VNX)

Tuy nhiên, theo Reuters, kẻ hưởng lợi chính yếu khi gia tăng sản lượng đất hiếm tại Việt Nam có vẻ là Trung Quốc, nước có thị trường xe hơi điện lớn nhất thế giới và cũng là trung tâm sản xuất các sản phẩm điện tử cho thế giới, đặc biệt là điện thoại thông minh và máy truyền hình, máy điện toán.

Thống kê của Hải Quan Trung Quốc cho thấy nước này nhập cảng gấp đôi lượng đất hiếm từ Việt Nam và các loại quặng khác, thường là các kim loại mang tính chiến lược, lên gần 12,000 tấn hồi năm ngoái. Số lượng nhập cảng vừa kể gồm bao nhiêu đất hiếm đã được sơ luyện hoặc còn nguyên dạng quặng thô, vẫn không có tin tức rõ ràng. Việt Nam cũng nhập cảng đất hiếm để sơ luyện rồi xuất cảng. (TN) [đ.d.]

Share.

Leave a Reply