Sunday, May 5 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Tường thuật trực tiếp

    1. Bay ngang qua Cung điện Buckingham

      Màn trình diễn đẹp mắt của phi đội The Red Arrows đánh dấu kết thúc một ngày lễ huy hoàng, ngày Vua Charles III đăng quang.

      BBC
    2. Trên ban-công

      Tân vương và Hoàng hậu xuất hiện trên ban-công.

      BBC
Đám đông khổng lồ tụ tập chờ đón giây phút nhìn thấy Tân vương

Khu vực quanh Cung điện Buckingham tràn ngập sắc cờ Anh quốc, bất chấp thời tiết xấu.

BBC

Mọi chú ý nay dồn tới ban-công Cung điện Buckingham

Đây là nơi Vua và Hoàng hậu sẽ xuất hiện trong ít phút nữa.

Họ sẽ vẫy chào đám đông khổng lồ bên dưới, và ngắm nhìn màn biểu diễn trên không trước khi ngày lễ kết thúc.

BBC

TIN MỚI NHẬN: Thời tiết xấu khiến phần trình diễn phi cơ phải giảm bớt

Chúng tôi vừa mới nhận được tin nóng. Do thời tiết không thuận, trời có mưa nên màn trình diễn trên không sẽ được thực hiện ở quy mô nhỏ hơn so với dự kiến.

“Do thời tiết không ổn định, màn trình diễn bay trên Cung điện Buckingham nay sẽ chỉ gồm các trực thăng và đội bay nhào lộn The Red Arrows. Màn trình diễn sẽ kéo dài trong hai phút rưỡi,” thông cáo của Bộ Quốc phòng nói.

Quốc ca vang lên trong khu vườn của Cung điện Buckingham

Vua Charles III bước ra khu vực phía tây Cung điện Buckingham để tiếp nhận nghi thức chào mừng của binh sĩ.

Các binh lính chào đón nhà vua trong lúc dàn nhạc chơi bài hát quốc ca.

quoc ca

Quang cảnh tráng lệ của Lễ rước Tân vương về Cung điện Buckingham

Gần 4.000 thành viên các lực lượng vũ trang Vương quốc Anh sẽ tham gia vào sự kiện mà Bộ Quốc phòng gọi là nghi lễ quân sự hoàng gia lớn nhất trong suốt một thế hệ.

Đại diện từ các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung và các vùng Lãnh thổ hải ngoại của Anh cũng tham dự.

Quân đoàn Hoàng gia Anh sẽ cử đội danh dự gồm 100 người xếp hàng trên tuyến đường diễu hành ở Quảng trường Quốc hội.

Tuyến đường kéo dài 1,42 dặm (2,29 km) tính từ tu viện cho đến khuôn viên cung điện. Nhà vua và Vương hậu đã nhận được nghi thức chào mừng của Hoàng gia và ba lần reo hò cổ vũ từ các quân nhân tham gia diễu hành.

Năm 1953, tuyến đường thực hiện lễ rước hơn 4 dặm và mất 45 phút để cả đoàn rước mới đi qua hết một địa điểm.

trang le
trang le
trang le
trang le
trang le
trang le
  1. Vua Charles và Vương hậu về đến Cung điện Buckingham

    buckingham
    Buckingham

    Lễ rước tân vương về Cung điện Buckingham

    Nhà vua và Hoàng hậu sẽ rời khỏi ngai vàng và có khả năng sẽ đi vào Nhà nguyện St Edward – tại đây Charles sẽ bỏ Vương miện St Edward xuống để đội Vương miện Đế chế rồi tham gia đoàn rước rời khỏi tu viện trong tiếng quốc ca.

    Sau đó, Vua và Hoàng hậu sẽ trở lại Cung điện Buckingham theo hướng ngược lại với tuyến đường mà họ đã đến, lần này đi trên cỗ xe hoàng gia Gold State Coach 260 tuổi, vốn được sử dụng trong mọi lễ đăng quang kể từ William IV năm 1831.

    map
  2. Quốc ca vang lên

    “Chúa phù hộ vị Vua nhân từ của chúng ta,” dàn hợp xướng hát lên khi Vua Charles xuất hiện trở lại – và bắt đầu bước ra khỏi Tu viện Westminster.

    Bây giờ ông đang đội một chiếc vương miện khác:

    vuong mien de che

    Chùm ảnh: Vương hậu Camilla đội vương miện

    Trong Tu viện Westminster, Đức Tổng Giám mục Canterbury cũng đội lên chiếc Vương miện của Nữ hoàng Mary cho Vương hậu Camilla.

    Chiếc vương miện này đã được chỉnh lại cho vừa với đầu của bà, gắn 2.200 viên kim vương trang trí.

    camilla
    camilla 2
    camilla 3

    Cận cảnh chiếc vương miện St Edward

    Bạn có thể thấy chi tiết của chiếc Vương miện của St Edward trong bức ảnh này, sau khi được đội lên đầu của Nhà vua.

    Được làm bằng vàng nguyên khối 22 cara, chiếc vương miện 360 năm tuổi đời này cao hơn 30 cm và rất nặng, khoảng 2,23 kg.

    vuong mien
  3. Nghi thức đội vương miện

    Vua Charles III chính thức được đội vương miện, bắt đầu một triều đại mới.

    Getty Images
    Getty Images
    Getty Images
    BBC

    Lễ dâng quyền trượng, gươm báu

    Lễ dâng quyền trượng, gươm báu bắt đầu cùng lời nhắc của Tổng Giám mục Welby: “Bệ hạ dùng quyền vì tình thương, vì công lý, không vì bạo lực.”

    Sau đó là lễ mặc Hoàng bào.

    Các thủ tục này sẽ đạt đỉnh điểm bằng Lễ Đội vương miện cho Vua Charles và Hoàng hậu.

    BBC
  4. Nghi lễ xức dầu

    Sau phần tuyên thệ là lễ xức dầu cho Tân vương.

    Lễ xức dầu thánh bắt dầu, với dầu từ Jerusalem. Lời tuyên bố của Tổng Giám mục Welby nói đây là Thánh Lễ trong lúc Dàn đồng ca hát bài ngợi ca thầy tu Zadok. Lễ xức dầu diễn ra kín đáo sau tấm bình phong.

    Bình đựng và thìa dùng trong nghi lễ này được chế tác từ hàng trăm năm trước.

    BBC

    Phát biểu của Tổng Giám mục Anh giáo Justin Welby

    Xen vào giữa các đoạn ca hát mang tính tôn giáo là phát biểu của Tổng Giám mục Anh giáo Justin Welby. Ngài trích lời Chúa Giê Su rằng Nước Chúa là tấm gương cho Vương quốc, nơi quyền lực là để phụng sự, không phải “để bám lấy vì chính nó”.

    Vua Charles III tuyên thệ

    Lễ tuyên thệ, theo thủ tục từ 1688, bắt đầu sau khi các vị trưởng những Dòng tu Hiệp sĩ thay nhau nhắc nhà Vua, “Ngài có sẵn sàng phụng sự chưa?”

    Khi nhà vua gật đầu, dàn đồng ca hát, phụ hoạ: “God Save the King!”

    Vua nói trước Tổng Giám mục Canterbury, “Tôi nguyện phụng sự vì sự thật, sử dụng quyền lực theo pháp luật. Chúa Trời ban ân sủng giúp tôi và Vương quốc!”

    Các câu nói được thực hiện theo thủ tục của Anh Giáo và phản ánh truyền thống Ki Tô giáo. Thế nhưng Vua Charles III cũng phát tâm nguyện bảo vệ mọi tín ngưỡng khác ở Anh và Khối Thịnh vượng chung.

    Sau khi Vua Charles đã tuyên thệ và cùng Hoàng hậu Camilla ngồi xuống ngai, dàn đồng ca hát bài “Gloria in Excelsis Deo”-Vinh danh Chúa Trời cao nhất”. Thánh lễ của Anh giáo tiếp thu nhiều bài tụng ca của Công giáo La Mã như bài này.

    Sau lễ cầu nguyện, Thủ tướng Rishi Sunak (theo Ấn giáo) lên bục phát biểu, và chúc nhà vua. Điều thú vị là ông Sunak cũng trích dẫn ngôn từ của Ki Tô giáo trong diễn văn để chúc Vua Charles.

    tuyen the
    westminster

    Chồng cũ của Vương hậu Camilla có mặt tại Lễ Đăng quang

    BBC News vừa chiếu hình cựu Chuẩn tướng Andrew Parker Bowles, chồng cũ của Vương hậu Camilla, dẫn các con của họ vào Tu viện Westminster dự lễ, với lời bình luận rằng chuyện như thế này thời trước khó xảy ra.

    Nhưng nay, hai gia đình quen biết, giao lưu với nhau bình thường.

    Sau khi ông Andrew và bà Camilla ly hôn, bà cưới Thái tử Charles năm 2005.

    Một năm sau, tướng Parker Bowles tái hôn với bà Rosemary Dickinson.

    Đội kỵ binh trong lễ rước gồm những ai?

    ky binh
Share.

Leave a Reply