Wednesday, May 1 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

19:25 21.06.2023

Nhà máy Thuong Dinh Shoe tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2023
Trong số hơn 700.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo diện hợp đồng, có hơn 46.000 người bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp ở nước tới làm việc, chủ yếu là tại Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Đó là chưa kể, nhiều lao động còn có những hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật nước sở tại như trộm cắp, đánh bạc, đánh nhau, nấu rượu lậu…

Hàng chục ngàn lao động Việt Nam làm “chui” ở nước ngoài

Mới đây, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã có văn bản trả lời chất vấn của đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình về vấn đề lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (lao động xuất khẩu).
Theo đó, thống kê cho thấy Việt Nam hiện có hơn 712.600 người lao động đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Trong đó, hơn 46.600 người vi phạm hợp đồng (bỏ trốn) và cư trú bất hợp pháp tại các nước, chiếm 6% tổng số lao động làm việc nước ngoài theo hợp đồng. Đây là con số gây bất ngờ.
Về tỷ lệ người lao động bỏ trốn, Hàn Quốc là thị trường có tỷ lệ cao nhất, với hơn 12.200 người bỏ hợp đồng trốn ra ngoài làm việc “chui”, chiếm đến 26% tổng số lao động sang làm việc.
Về số lượng lao động bỏ trốn, Đài Loan là thị trường dẫn đầu với hơn 24.000 lao động Việt Nam bỏ trốn (chiếm 9% trong hơn 256.500 người đang làm việc).
Ngoài ra, ước tính tại Nhật Bản cũng có gần 4.700 người lao động bỏ trốn. Tại các nước Trung Đông – châu Phi, có hơn 1.300 người lao động bỏ trốn. Ở châu Âu, số lượng lao động Việt bỏ trốn là gần 600 người.
Trong số các lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp và làm việc “chui” tại nước ngoài, có nhiều lao động còn vi phạm pháp luật nghiêm trọng hơn như trộm cắp, nấu rượu lậu, đánh bạc, đánh nhau… Những vi phạm này ít nhiều đã ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh người lao động Việt Nam ở nước ngoài.

Blue Dragon đại diện cho nạn nhân tại tòa trong một vụ án về buôn bán người xuyên quốc gia - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2023

Hàng nghìn lao động bị cưỡng ép ở Philippines: BNG Việt Nam có động thái gì?

Nguyên nhân khiến lao động Việt ở nước ngoài “bỏ trốn”

Bộ LĐ-TB&XH lý giải, trong những năm qua, một số lao động không tìm hiểu kỹ thông tin về thị trường, chỉ mong được đi sớm, sẵn sàng mất tiền cho các đối tượng “cò” để nhanh chóng được đi làm việc ở nước ngoài.
Trong thời gian làm việc, một số lao động có ý thức kỷ luật kém, chưa chấp hành đầy đủ các quy định của nơi làm việc, thiếu tôn trọng phong tục tập quán của nước sở tại.
Về mục đích, các lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp muốn ở lại nước ngoài làm việc lâu hơn, có thu nhập cao hơn khi làm theo hợp đồng.
Ngoài ra, giai đoạn 2020-2023, do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều lao động hết hạn hợp đồng không thể về nước, nên tiếp tục bỏ trốn ở lại làm việc, nhất là tại Đài Loan, Nhật Bản.
Đưa ra giải pháp cho tình trạng này, Bộ LĐ-TB&XH cho biết đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động; đồng thời xử lý trách nhiệm doanh nghiệp phái cử có nhiều lao động bỏ trốn, bao gồm cả việc rút giấy phép.
Thêm nữa, người lao động phải ký quỹ trước khi đi, chẳng hạn như đi Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng/người.
Mấy năm nay, Bộ LĐ-TB&XH còn bổ sung chế tài dừng tuyển lao động mới đi Hàn Quốc làm việc đối với những địa phương có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao.(Spunik Vietnam)
Share.

Leave a Reply