Wednesday, May 1 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Mạng xã hội dấy lên một số ý kiến chỉ trích các báo ở Việt Nam đăng nhiều bản tin tưởng niệm vụ thảm sát Gạc Ma 1988 nhưng có điểm chung giống nhau là không nhắc hai chữ “Trung Quốc.”

Bản tin “36 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền tổ quốc” của báo Tin Tức hôm 14 Tháng Ba dùng chữ “địch” để mô tả về kẻ thù không rõ quốc tịch: “…Các tàu chiến của địch đã dùng súng, pháo bắn thẳng vào tàu của chúng ta, làm tàu HQ 604 bốc cháy và chìm rất nhanh.”

Tất cả các hoạt động tưởng niệm Gạc Ma đều do hội đoàn nhà nước tiến hành, trong lúc giới xã hội dân sự bị ngăn cản. (Hình: VOV)

Ông Lê Hữu Thảo, một cựu binh trận Gạc Ma, được dẫn lời về “kẻ thù” chung chung: “…Khi cùng nhau ra đảo Gạc Ma và đối diện với súng đạn kẻ thù, chúng tôi đã kết thành vòng tròn bảo vệ đảo. Thì khi trở về thời bình, chúng tôi cũng kết thành những vòng tròn khác tương trợ và đồng hành trên hành trình nghĩa tình đồng đội…”

Tương tự, bài tưởng niệm Gạc Ma trên báo VOV của Đài Tiếng Nói Việt Nam cùng ngày cũng tránh hai chữ “Trung Quốc” khi viết: “Cuộc chiến không cân sức đã diễn ra vô cùng ác liệt. Các anh [binh sĩ Việt Nam]đã anh dũng hy sinh. Tên tuổi và sự hiên ngang, kiêu hãnh của các anh đã làm cho kẻ thù phải run sợ, chùn bước…”

Báo Thanh Niên hôm 14 Tháng Ba kể những câu chuyện bi tráng về các liệt sĩ ở Gạc Ma nhưng cũng không có dòng nào đề cập “Trung Quốc.”

Việc tất cả các báo ở Việt Nam bài tưởng niệm Gạc Ma nhưng tránh nhắc “Trung Quốc” được hiểu là tuân lệnh của Ban Tuyên Giáo Trung Ương để tránh làm phật ý Bắc Kinh.

Có lẽ cũng vì lý do này là không có bất kỳ giới chức cao cấp nào của chính phủ, nhà nước Việt Nam tham gia các hoạt động tưởng niệm Gạc Ma, trong lúc giới xã hội dân sự hoàn toàn bị ngăn cấm việc này.

Ông Nguyễn Thông, cựu biên tập viên báo Thanh Niên, bình luận trên trang cá nhân: “…Chính báo chí mậu dịch, chứ không ai khác, đã xóa nhòa lịch sử, che giấu sự thật, rất tai hại đối với các thế hệ về sau. Qua vụ này, mới thấy cái chính sách cai trị bằng Tuyên Giáo rất hèn hạ, nguy hại.”

Vào ngày 14 Tháng Ba của 36 năm trước, Hải Quân Trung Quốc bất ngờ nổ súng tàn sát hai trung đội công binh của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, chiếm đá Gạc Ma (Johnson South Reef) và sáu đá khác thuộc quyền quản lý của Việt Nam.

64 chiến sĩ tử trận, nhiều người bị bắt làm tù binh.

Share.

Leave a Reply