Tuesday, April 30 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

 

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính gặp gỡ ông Sergey Ivanovich Kudryashov, Tổng giám đốc Công ty Dầu khí Zarubezhneft của Nga

NGUỒN HÌNH ẢNH,ĐCS.VN

Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính gặp gỡ ông Sergey Ivanovich Kudryashov, Tổng giám đốc Công ty Dầu khí Zarubezhneft của Nga

Công ty dầu khí Zarubezhneft của Nga đã bày tỏ sự quan tâm việc phát triển các dự án điện gió ngoài khơi ở Việt Nam.

Thông tin này được ông Kudryashov Sergei Ivanovich, Tổng giám đốc Zarubezhneft, đưa ra tại buổi gặp Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính ngày 8/4, với tham vọng phát triển trang trại điện gió ngoài khơi 1GW ở phía đông nam đất nước.

Zarubezhneft đã hợp tác với tập đoàn dầu khí quốc doanh PetroViệt Nam trong hơn 40 năm, với hai liên doanh Vietsovpetro và Rusvietpetro trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí.

Ông Ivanovich cho biết Zarubezhneft đang hoàn thiện các thủ tục để thực hiện các dự án mới tại Việt Nam, đồng thời tìm cách mở rộng quan hệ đối tác, đặc biệt là phát triển điện gió ngoài khơi.

Ông lưu ý rằng công ty của ông đang tìm cách mở rộng các dự án của Rusvietpetro tại Nga để tạo sự phát triển cân bằng cho các dự án dầu khí ở cả hai nước.

Theo báo chí Việt Nam, ông Phạm Minh Chính đã đồng ý dỡ bỏ những trở ngại mà Zarubezhneft nêu ra, đồng thời đề nghị Zarubezhneft và Petrovietnam thành lập nhóm công tác để giải quyết vướng mắc, tiến hành nghiên cứu, đề xuất quan hệ đối tác phù hợp.

Tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam

Điện gió ven biển tại Bến Tre

NGUỒN HÌNH ẢNH,VGP

Chụp lại hình ảnh,Điện gió ven biển tại Bến Tre

Theo số liệu của Global Energy Monitoring cung cấp cho BBC News Tiếng Việt, cho tới tháng 1/2023, Việt Nam được xếp vào danh sách 20 nước có tiềm năng điện gió và mặt trời lớn nhất.

Điện gió Việt Nam có khả năng đóng góp 1,2% vào tổng công suất điện gió toàn cầu.

Uớc tính lĩnh vực điện gió ngoài khơi có thể bổ sung ít nhất 50 tỷ USD cho nền kinh tế của Việt Nam, theo Ngân hàng Thế giới.

Việt Nam đạt mục tiêu sản xuất được 6 GW điện gió ngoài khơi (từ mức 0 GW hiện nay), theo Quy hoạch phát triển điện lực VIII.

Hàng loạt công ty năng lượng quốc tế từng có dự định phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam nhưng sau nhiều năm kế hoạch vẫn nằm trên giấy vì Việt Nam thiếu nhiều cơ chế, chính sách liên quan.

Một số dự án tiềm năng:

  • Kế hoạch trang trại gió tổng công suất 4 GW của công ty năng lượng AES Corp trụ sở Mỹ, trị giá 13 tỷ USD
  • Dự án điện gió công suất 500 MG đến 1 GW vào 2030 của Sumitomo Corp của Nhật Bản
  • Kế hoạch điện gió ngoài khơi công suất 2 GW của tập đoàn Renova, Nhật, đã ký biên bản ghi nhớ với PetroVietnam Group
  • Dự án điện tái tạo công suất 2 GW vào năm 2030 của Orsted, Đan Mạch, đã ký biên bản ghi nhớ với tập đoàn T&T của Việt Nam

Thách thức

Bức ảnh này chụp ngày 2/5/2014, cho thấy ngư dân đang làm việc gần những tua-bin gió của nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam dọc theo bờ biển Bạc Liêu

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,Bức ảnh này chụp ngày 2/5/2014 cho thấy ngư dân đang làm việc gần những tua bin gió của nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam dọc theo bờ biển Bạc Liêu

Theo các chuyên gia, việc xây dựng một trang trại điện gió ngoài khơi thường mất hơn 5 năm và thậm chí còn lâu hơn nữa, với quy mô đầu tư lớn (khoảng 2-3 triệu USD/MW), quy trình và thủ tục đầu tư phức tạp.

Từng có nhiều cảnh báo từ chính các nhà điều hành các công ty năng lượng trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài rằng Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu đề ra nếu các rào cản pháp lý không được giải quyết.

“Thiếu các cơ chế, chính sách cho điện khí, điện gió ngoài khơi nên rủi ro rất cao cho nhà đầu tư,” Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN Lê Mạnh Hùng từng cho biết.

Nhiều cơ sở điện gió và mặt trời tại Việt Nam thời gian qua gặp khó khăn trong việc kết nối với mạng lưới điện kém phát triển của nước này.

Quy hoạch không gian biển quốc gia chưa được phê duyệt nên chưa có cơ sở triển khai thực hiện quy hoạch điện lực; bên cạnh các vấn đề về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư; điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi.

Bên cạnh đó, các thành viên G7 từng nêu quan ngại về việc Việt Nam “thiếu các chính sách, quy định và thủ tục phù hợp”. Chẳng hạn, Việt Nam thiếu dữ liệu về tốc độ gió ngoài khơi và cấu trúc đáy biển ngoài khơi Việt Nam.

G7 lưu ý rằng Việt Nam có năng lực tài chính hạn chế và ít kinh nghiệm trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi.

Nhóm G7 lưu ý rằng không gian biển của Việt Nam cũng cần phải được xác định rõ ràng, nhằm tránh nguy cơ các khu vực sau này có thể được giao cho mục đích quân sự hoặc vận tải và gây ra xâm lấn các trang trại gió ngoài khơi.(BBC)

 

Share.

Leave a Reply