Sunday, May 12 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
Companies cut down trees to create grazing land to feed the world's hunger for meat

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,
Cây rừng thường bị đốn hạ để lấy đất nuôi gia súc hoặc để trồng trọt
Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới, trong thỏa thuận quan trọng đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh về chống biến đổi khí hậu COP26, cam kết sẽ chấm dứt và đảo ngược lại tình trạng phá rừng từ nay tới năm 2030.

Brazil – nơi có rất nhiều diện tích rừng nhiệt đới Amazon đã bị đốn hạ – nằm trong số các quốc gia ký hôm thứ Ba.

Cam kết bao gồm gần 14 tỷ bảng Anh (19,2 tỷ đô la Mỹ) các khoản quỹ công và quỹ tư nhân.

Các chuyên gia hoan nghênh bước đi này, nhưng cảnh báo rằng thỏa thuận trước đó, ký hồi năm 2014, đã “không hề đạt được mục tiêu làm chậm tốc độ phá rừng”, và các cam kết cần phải được thực hiện.

Việc đốn hạ cây góp phần làm biến đổi khí hậu, bởi nó tàn phá các khu rừng vốn hấp thụ lượng lớn khí thải CO2, là chất gây ấm nóng toàn cầu.

Thủ tướng Anh Boris Johnson, người đang tổ chức kỳ họp toàn cầu tại Glasgow, nói rằng đã có “thêm nhiều nhà lãnh đạo hơn bao giờ hết” – với tổng số là 110 người – đã đưa ra cam kết “cột mốc”.

“Chúng ta cần phải chấm dứt tình trạng tàn phá, gây mất rừng,” ông nói, và “con người cần chấm dứt vai trò là kẻ chinh phục thiên nhiên, thay vào đó hãy là người bảo hộ thiên nhiên”.

Aerial view of deforestation in the Menkragnoti Indigenous Territory in Altamira, Para state, Brazil

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,
Tốc độ phá rừng tại Amazon tăng nhanh chóng trong những năm gần đây
Kỳ họp thượng đỉnh kéo dài hai tuần tại Glasgow được coi như có vai trò then chốt trong việc thế giới có đưa tình trạng biến đổi khí hậu vào trạng thái kiểm soát được hay không.

Trong số các nước đã ký thỏa thuận có Canada, Brazil, Nga, Trung Quốc, Indonesia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Hoa Kỳ, Anh và cả Việt Nam chiếm khoảng 85% diện tích rừng toàn cầu.

Danh sách các nước của COP26 có Việt Nam (thứ 103), Indonesia (42), nhưng không thấy có Lào.

Một số phần trong ngân khoản sẽ được chuyển tới các nước đang phát triển, nhằm phục hồi những vùng đất đã bị hư hại, đối phó nạn cháy rừng, và hỗ trợ các cộng đồng dân cư bản địa.

A worker legally cuts a tree by an industrial company near Kisangani in the north-east of the Democratic Republic of Congo

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chính phủ 28 nước cũng cam kết sẽ loại bỏ việc phá rừng khỏi hoạt động thương mại toàn cầu đối với thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp khác như dầu cọ, đậu nành và ca cao.

Những ngành công nghiệp này khiến rừng bị mất đi nhanh chóng hơn, do con người cần đốn rừng lấy đất chăn nuôi gia súc hoặc trồng hoa màu.

Hơn 30 công ty tài chính lớn nhất thế giới, trong đó có Aviva, Schroders và Axa, cũng cam kết chấm dứt đầu tư vào các hoạt động có liên quan tới phá rừng.

Một ngân khoản trị giá 1,1 tỷ bảng Anh sẽ được thiết lập nhằm bảo vệ rừng nhiệt đới lớn thứ nhì thế giới ở vùng Lưu vực Congo (Congo Basin).

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị COP26 hôm 1/11
Những ý kiến nghi ngờ về tác dụng thực của Cam kết:

Giáo sư Simon Lewis, chuyên gia về khí hậu và rừng nhiệt rừng tại trường đại học University College London ( UCL), nói rằng “việc có cam kết chính trị nhằm chấm dứt tình trạng phá rừng từ nhiều nước và tài trợ những khoản lớn để thúc đẩy hành trình này là một tin rất tốt lành”.

Nhưng ông nói với BBC rằng thế giới “đã từng ra tuyên bố tương tự hồi 2014 tại New York”, là thỏa thuận đã thất bại do không hề làm chậm mức độ tàn phá rừng.

Nhà sinh thái học, Tiến sĩ Nigel Sizer gọi đây là “một thỏa thuận lớn”, nhưng nói rằng một số người sẽ thấy mục tiêu đưa ra cho năm 2030 là đáng thất vọng.

“Chúng ta đang đối diện với tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu, cho nên việc ta tự cho mình thêm 10 năm nữa để xử lý vấn đề có vẻ như không nhất quán cho lắm,” Tiến sĩ Sizer, cựu Chủ tịch Hiệp hội Rừng Nhiệt đới, nói.

“Nhưng có thể đây là điều thực tế, và là điều tốt nhất mà họ có thể đạt được.”

Trước COP26, nhà hoạt động môi trường Cao Vĩnh Thịnh viết cho BBC từ Hà Nội:

“Chúng ta cần nhớ là Việt Nam từng có hơn 30 triệu ha rừng tự nhiên. Hiện chỉ còn 41% diện tích, tức là 14 triệu ha được phủ xanh, trong đó 10 triệu là rừng tự nhiên, 4 triệu ha rừng trồng. Nếu diện tích rừng trồng được trồng bằng các loại cây hủy hoại môi sinh như cây keo thì thật là thảm họa lớn. Hay như vụ biến đất rừng Đak Đoa trở thành dự án sân golf chẳng hạn, họ chặt hạ đi toàn bộ cánh rừng thông có tuổi thọ 50 năm…”

Ý kiến này nhấn mạnh vào sự khó khăn của việc thực hiện các mục tiêu, cam kết bảo vệ rừng, chống phá rừng ở Việt Nam (xem bài: COP-26: Để Trái Đất không ‘tan chảy’, cần làm gì trước khi quá muộn?)(BBC)

Share.

Leave a Reply