Saturday, April 27 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
Nghệ An

NGUỒN HÌNH ẢNH,BÁO NGHỆ AN

Chụp lại hình ảnh,
Một vụ cháy rừng ở Nghệ An – ảnh của báo địa phương
Số liệu của Global Forest Watch cho thấy Việt Nam không nằm trong số 10 quốc gia bị mất diện tích rừng nhanh nhất thế giới nhờ các chương trình phục hồi, phủ xanh đất rừng.

Nhưng tại nước này, trong giai đoạn mà quốc tế giám sát 2010-2020, các tỉnh Bắc Trung Bộ và miền Trung bị cho là “mất rừng nhanh, và nhiều”.

Thống kê của Global Forest Watch có trụ sở tại Washington, Hoa Kỳ, ghi nhận trong giai đoạn nói trên có 11 khu vực tại Việt Nam “chịu trách nhiệm cho 50% diện tích xanh bị mất đi”.

Riêng Nghệ An được nêu tên với con số lớn mất diện tích phủ cây xanh (tree cover loss): 203kha, so với số trung bình cả nước là 48,7kha tức số kilohectare.

•1 Nghệ An: 203 kha

•2 Quảng Nam: 200 kha

•3 Kon Tum: 171 kha

•4 Gia Lai: 154 kha

•5: Quảng Ngãi: 146 kha

Nhìn tổng thể, từ 2002 tới 2020, Việt Nam mất đi 689 ha/năm rừng nguyên sinh, bằng toàn bộ 23% diện tích cây xanh bị mất.

Cùng thời gian, rừng VN mất đi 10% diện tích.

Nước này, theo một số tài liệu quốc tế khác, đứng thứ năm trong khu vực Đông Nam Á về tốc độ mất diện tích rừng, sau Indonesia, Malaysia, Myanmar và Campuchia.

Trước đó, tính từ 2001 đến 2019, 68% diện tích đất có cây xanh mất đi tại Việt Nam là do phá rừng, hoặc cháy rừng.

Tuy thế Global Forest Watch cũng ghi nhận nỗ lực trồng cây và phục hồi rừng ở Việt Nam: Từ 2001 đến 2012, nước này tăng thêm được 564kha cây trồng, bằng 0,70% con số toàn cầu.

Nạn chặt cây và nhất là đốt rừng vẫn còn phổ biến ở Việt Nam

Tuy thế, Việt Nam đứng trên Lào, Thái Lan và Philippines về tốc độ mất rừng, với lý do từ cháy rừng, đốt rừng và xâm thực vùng rừng.

Chỉ nửa đầu 2020, Việt Nam mất đi 756ha rừng vì 160 vụ cháy, theo VietnamNet 09/07/2020.

Trong năm 2021, 480ha bị mất thêm đi vì cháy và đốt rừng.

Global Forest Watch nhắc lại năm 2015 là năm 1,5 triệu ha rừng ở Việt Nam bị cháy.

Theo đánh giá của Cơ quan Viện trợ Hoa Kỳ (USAid) sau các vụ cháy rừng lớn ở Thừa Thiên-Huế năm 2020 thì rất nhiều vụ xảy ra do người quản lý đất rừng không làm đủ trong công tác ngăn ngừa hỏa hoạn (xem thêm USAid).

Cơ quan này nói họ cam kết hỗ trợ chính phủ Việt Nam tăng cường kỹ năng ở các địa phương nhằm phòng chống nạn cháy rừng.

Lãnh đạo đã cam kết nhưng có làm nổi?

Cleared land in Sumatra, Indonesia

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,
Indonesia ‘về nhất’ Đông Nam Á trong việc đốt phá diện tích phủ xanh để trồng cây công nghiệp
Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới, trong thỏa thuận quan trọng đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh về chống biến đổi khí hậu COP26, tại Glasgow, LH Vương quốc Anh hồi đầu tháng 11/2021 đã nêu cam kết sẽ chấm dứt và đảo ngược lại tình trạng phá rừng từ nay tới năm 2030.

Trong số các nước đã ký thỏa thuận COP26 gồm phần chống phá rừng có Canada, Brazil, Nga, Trung Quốc, Indonesia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Hoa Kỳ, Anh và Việt Nam.

Các quốc gia này chiếm khoảng 85% diện tích rừng toàn cầu.

Không chỉ cam kết chấm dứt phá rừng ở VN vào 2030, Thủ tướng Phạm Minh Chính còn phát biểu tại Hội nghị COP26 cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 cho nước ông.

Tuy thế, giới hoạt động nói chung đều không tin tưởng nhiều vào các cam kết của lãnh đạo các nước tại COP26.

Riêng về VN, vấn đề chính là hệ thống kinh tế đã tạo ra cơ chế quan chức cấp phép cho doanh nghiệp khai thác tài nguyên đất, rừng và nước từ lâu nay.

Các đại gia xây khu nghỉ dưỡng thường bị cho là câu kết chặt với quan chức để lấn dần vào các khu vực đất rừng nhằm tạo nguồn lợi cho công ty của họ.

Trước COP26, nhà hoạt động môi trường Cao Vĩnh Thịnh viết cho BBC từ Hà Nội:

Vườn quốc gia Tam Đảo

NGUỒN HÌNH ẢNH,REFOREST NOW

Chụp lại hình ảnh,
Một phần hình ảnh Vườn quốc gia Tam Đảo ngày nay (hình do tác giả Cao Vĩnh Thịnh cung cấp)
“Chúng ta cần nhớ là Việt Nam từng có hơn 30 triệu ha rừng tự nhiên. Hiện chỉ còn 41% diện tích, tức là 14 triệu ha được phủ xanh, trong đó 10 triệu là rừng tự nhiên, 4 triệu ha rừng trồng. Nếu diện tích rừng trồng được trồng bằng các loại cây hủy hoại môi sinh như cây keo thì thật là thảm họa lớn. Hay như vụ biến đất rừng Đak Đoa trở thành dự án sân golf chẳng hạn, họ chặt hạ đi toàn bộ cánh rừng thông có tuổi thọ 50 năm…”

Ý kiến này nhấn mạnh vào sự khó khăn khi thực hiện cam kết bảo vệ rừng, chống phá rừng ở Việt Nam (xem bài: COP-26: Để Trái Đất không ‘tan chảy’, cần làm gì trước khi quá muộn?)

Riêng với tỉnh Nghệ An, từ 2015, chính quyền đã có các hoạt động phòng chống cháy rừng.

Nhưng đến 2017, vấn đề “phá rừng ở Nghệ An” vẫn nóng và được đưa vào nghị trường Quốc hội, theo báo Tài nguyên Môi trường.

Chụp lại video,Việt Nam còn bao nhiêu con hổ hoang dã?

Mới nhất, sau khi dự COP26 về, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết chống biến đổi khí hậu (21/12/2021) mà mục tiêu ngăn diện tích rừng bị mất đi là một trong số các tiêu chí chính. (BBC)

Share.

Leave a Reply