Thursday, May 9 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Lời khai từ các tù nhân chiến tranh, vạch trần hành động phi lý của quân đội Nga

.

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, có tới 600 binh sĩ Nga đã bị quân đội Ukraine bắt giữ. Đài “CNN” của Mỹ đã phỏng vấn 3 tù nhân chiến tranh Nga sau khi được Bộ Nội vụ Ukraine cho phép, các tù nhân đều khẳng định, cuộc chiến này không phải là thứ mà họ muốn.

Phóng viên của “CNN” đã sử dụng phương pháp một đối ba trong cuộc phỏng vấn, các tù nhân chiến tranh không bị còng tay trong phòng, và bộ phận an ninh Ukraine cũng không cử nhân viên vào phòng để giám sát.

Một phi công tên Maxim cho biết, anh ta đã nhận được “lệnh hoạt động bí mật” một ngày, trước khi Tổng thống Nga phát động cái gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt” chống lại Ukraine, mà ông Putin tuyên bố là “sự kiểm soát của Đức quốc xã mới”.

Một sĩ quan khác là ông Vladimir cho biết, chính phủ Nga nói với họ rằng, họ đến Ukraine để giải phóng dân thường, nhưng ông muốn nói với những người lính Nga: “Hãy bỏ vũ khí xuống và rời đi, đừng đến đây, vì ở đây ai cũng muốn hòa bình”. Sau đó, Vladimir nói thêm: “Tôi muốn nói với tổng tư lệnh của chúng tôi để ngăn chặn các hành động khủng bố ở Ukraine, và khi chúng tôi trở về nhà, chúng tôi sẽ vùng lên và kháng cự”.

Maxine đề cập đến vụ đánh bom Mariupol và những nơi khác, nói rằng quân đội Nga hiện đang phá hủy các thành phố yên bình, đó là một sự thật khủng khiếp, không chỉ vì đó là tội ác và sự hủy diệt, “Đánh bom bệnh viện phụ sản? Đó là tội lỗi không thể tha thứ”.

Còn một phi công khác tên là Alexei cho biết: “Quyết định ném bom ai hay ném bom cái gì không thuộc quyền của chúng tôi, đó là mệnh lệnh từ cấp trên”. Maxine tiết lộ rằng, anh ta thuộc đội hình máy bay cường kích thả bom truyền thống, tương tự như đội hình được sử dụng trong Thế chiến 2.

Tất nhiên, quân đội Nga có nhiều loại đạn dẫn đường chính xác hơn, nhưng thực tế, họ đã không sử dụng loại đạn dẫn đường chính xác. Phát biểu lần này của Maxine đã khẳng định mối quan ngại của các quan chức NATO và Hoa Kỳ rằng, nếu Không quân Nga sử dụng một số lượng lớn các loại bom truyền thống, khả năng vô tình làm bị thương dân thường sẽ tăng lên đáng kể.

Trong một cuộc họp báo khác, một số binh sĩ Nga đã kể lại sự tham gia của chính họ trong cuộc chiến, và một người lính trực thuộc pháo binh đã nói rằng, họ đã tấn công Chernihiv từ Belarus, nhưng do quân của họ bị kẹt trong một đầm lầy, nên đã phải bỏ lại xe và chạy trốn. Sau vài ngày ở một làng khác, họ tấn công hỏa lực với quân đội Ukraine, nhưng cuối cùng cũng đầu hàng.

Một người lính 22 tuổi khác cho biết, anh ta đã sớm biết ngay sau khi cuộc tấn công xảy ra, rằng họ không phải là “những người gìn giữ hòa bình”, mà ở đây để chiến đấu, nhưng anh ta không còn cách nào khác, vì đằng sau họ có những người chuyên bắn những người đảo ngũ, được gọi là “Biệt đội giám sát”.

Người lính này cho biết: “Chúng tôi được cấp trên thông báo, không có dân thường ở các làng và khu định cư địa phương, nhưng rõ ràng là họ vẫn ở đó, và chúng tôi nhận ra rằng, tên lửa nhắm vào dân thường và thị trấn bình thường, không phải mục tiêu quân sự, không giống như những gì chúng tôi đã được nghe, vì vậy tôi đã đầu hàng”.

Nước Nga trên bờ vực vỡ nợ khi đến hạn thanh toán trái phiếu

Cái giá kinh tế của cuộc tấn công của Nga vào Ukraina sắp được phơi bày đầy đủ vào ngày 16/3 khi chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin vốn bị các lệnh trừng phạt tàn phá đứng trên bờ vực vỡ nợ đầu tiên trên trường quốc tế kể từ Cách mạng Bolshevik.

Matxcova sắp đến hạn trả 117 triệu đô la tiền lãi cho hai trái phiếu chính phủ bằng đồng đô la mà họ đã phát hành hồi năm 2013. Nhưng những giới hạn mà họ phải đối mặt trong thanh toán và những lời lẽ từ Điện Kremlin rằng họ có thể thanh toán bằng đồng rúp có nghĩa là ngay cả các nhà đầu tư kỳ cựu cũng phải phán đoán điều gì có thể xảy ra.

Ông Pictet Guido Chamorro, giám đốc danh mục đầu tư thị trường mới nổi, nói: “Có thời gian ân hạn, vì vậy chúng ta sẽ không thực sự biết liệu đây có phải là vỡ nợ hay không cho đến ngày 15/4”. “Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra trong thời kỳ ân hạn”.

Việc chính phủ Nga vỡ nợ là điều không thể tưởng tượng được cho đến khi xảy ra điều mà ông Putin gọi là ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ ở Ukraina hồi cuối tháng 2.

Nga có gần 650 tỷ đô la dự trữ tiền tệ với xếp hạng tín dụng ở cấp đầu tư đáng thèm muốn do các hãng S&P Global, Moody’s và Fitch đánh giá, và đã gom được hàng trăm triệu đô la mỗi ngày nhờ bán dầu khí khi giá tăng vọt.

Rồi xe tăng Nga lăn bánh và sau đó Mỹ, châu u và các đồng minh phương Tây đã đáp trả với các biện pháp trừng phạt chưa từng thấy, khiến 2/3 dự trữ ngoại tệ của Nga được cất giữ ở nước ngoài bị đóng băng.

Jeff Grills, lãnh đạo bộ phận nợ thị trường mới nổi tại hãng quản lý tài sản Aegon, cho biết: “Tôi nghĩ thị trường hiện đang trông chờ Nga sẽ không thanh toán tiền lãi trái phiếu”.

Hầu hết trái phiếu chính phủ của Nga hiện đang được mua đi bán lại chỉ ở mức 10%-20% mệnh giá.

Hai khoản trả lãi trái phiếu đến hạn vào ngày 16/3 là đợt thanh toán đầu tiên trong nhiều đợt, với đợt nữa vào nửa sau tháng 3 sẽ thanh toán 615 triệu đô la và chỉ riêng đợt trả lãi và gốc đầu tiên – lần thanh toán sau cùng cho trái phiếu – là vào ngày 4/4 với 2 tỷ đô la.

Các nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm thấy ba kịch bản khả dĩ. Kịch bản đầu tiên là Matxcova thanh toán đầy đủ bằng đồng đô la, nghĩa là lo lắng Nga vỡ nợ trong thời gian này không còn nữa.

Các hãng cung cấp năng lượng lớn của Nga như Gazprom và Rosneft đều đã thanh toán trái phiếu quốc tế trong 10 ngày qua, do đó vẫn còn chút hy vọng kịch bản này có thể xảy ra nếu Matxcova cảm thấy đó là lợi ích của chính họ.

Khả năng thứ hai là Matxcova không thanh toán, và thời gian ân hạn 30 ngày bắt đầu đếm ngược cho đến ngày vỡ nợ.

Khả năng thứ ba mà Nga thanh toán nhưng bằng đồng rúp, mặc dù các điều khoản pháp lý của trái phiếu khiến cho việc này tương đương với vỡ nợ. Quy tắc ân hạn 30 ngày vẫn sẽ được áp dụng.

Các công ty công nghệ của ĐCSTQ giúp Nga thực hiện tuyên truyền giả mạo

Các phương tiện truyền thống của ĐCSTQ đang giúp Nga thực hiện những tuyên truyền sai lệch, khiến người dân thế giới hiểu sai mục địch của cuộc xâm lược Nga-Ukraine.

Các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc, bao gồm các cơ quan ngôn luận nổi tiếng nhất của ĐCSTQ là “Nhân dân nhật báo” và “Nhật báo Trung Quốc” đã giúp Nga biện hộ lý do tấn công Ukraine trong cuộc chiến Nga-Ukraine gần đây, cũng như nhiều luận điệu chống lại Hoa Kỳ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Một cơ quan ngôn luận khác của ĐCSTQ là Thời báo Hoàn cầu (Global Times), thậm chí còn cường điệu hơn, so sánh tình hình ở Đài Loan với Ukraine, nói rằng cuộc xâm lược đảo Đài Loan là một cách tiếp cận dân chủ.

Tranh chấp Nga-Ukraine, được mô tả bởi các phương tiện truyền thông Trung Quốc do ĐCSTQ kiểm soát, mô tả cuộc xâm lược của ông Putin là một nỗ lực nhằm ngăn chặn người Nga bị ‘diệt tuyệt chủng tộc’ ở Ukraine và ‘hoạt động quân sự đặc biệt’ để ngăn chặn ‘sự mở rộng của NATO’ đe dọa lợi ích của cả Nga và Trung Quốc. Đó là tuyên truyền giả, nó tẩy trắng cuộc chiến đẫm máu của ông Putin chống lại một quốc gia có chủ quyền, như thể đó là một cuộc phẫu thuật của một bác sĩ.

Việc ĐCSTQ bóp méo sự thật còn cực đoan hơn cả Nga. Gần đây, Nga đã phá hủy một số bệnh viện ở Ukraine, trong đó có bệnh viện phụ sản và bệnh viện nhi. Khi đối mặt với sự việc như vậy, ĐCSTQ thậm chí còn sử dụng phương pháp thông thường là “hệ thống kiểm duyệt” để xóa bỏ mọi sự chú ý của người dân trên tất cả các phương tiện truyền thông xã hội liên quan đến vụ đánh bom bệnh viện, trường học, các tòa nhà chung cư và sự cảm thông dành cho người Ukraine.

ĐCSTQ còn ngang nhiên giúp Nga tung tin thất thiệt rằng Hoa Kỳ đã thành lập một phòng thí nghiệm sinh hóa ở Ukraine. Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Victoria Nuland cho biết trong một bài phát biểu rằng Ukraine có các phòng thí nghiệm sinh hóa sẽ rất nguy hiểm nếu chúng rơi vào tay Nga. Kết quả, Nga nói rằng phòng thí nghiệm này là một phần của chương trình phát triển vũ khí do Mỹ tài trợ. Đương nhiên, câu nói này là không đúng, bà Nuland không có nói như vậy.

ĐCSTQ sử dụng nhiều phương tiện khác nhau như cơ quan ngôn luận và kiểm duyệt mạng xã hội để giúp Nga tiến hành tuyên truyền chính trị giả mạo. Mục tiêu cốt lõi là tấn công Hoa Kỳ và NATO.

Bà Maria Repnikova và bà Wendy Zhou đã viết trong một bài báo trên tạp chí Atlantic ngày 11/3 rằng: “Từ các tuyên bố ngoại giao (ĐCSTQ) và các cuộc thảo luận trên mạng xã hội, cuộc chiến của Nga ở Ukraine là một bước đi cần thiết trong việc chống lại sự bành trướng của phương Tây (chủ yếu là Mỹ). Các quan chức Trung Quốc chưa bao giờ công khai ủng hộ cuộc xâm lược của Nga, nhưng họ nói rằng đó là kết quả của một cuộc xung đột leo thang thành một cuộc chiến dưới sự khiêu khích liên tục của Hoa Kỳ”.

Như các quan chức Mỹ nói, các chiến dịch thông tin sai lệch của Nga bị hạn chế. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của các kênh khác nhau và các chiến lược tuyên truyền đa cấp của ĐCSTQ, tác động còn tồi tệ hơn nhiều, khiến người dân ở nhiều quốc gia bị lừa bởi những thông tin sai lệch này, chẳng hạn như Pháp, Đức, Anh, Canada, Ấn Độ, và Bangladesh, và tất nhiên là cả người dân Mỹ. Điều này đã ảnh hưởng đến sức mạnh của các nước này trong việc cùng nhau chống lại Nga và tham vọng bành trướng toàn cầu của ĐCSTQ.

Một số gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc như Sina Weibo, Tencent và ByteDance dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ, đã buộc phải tham gia vào các nhiệm vụ hỗ trợ tuyên truyền của Nga. Họ phải xóa bất kỳ quan điểm nào có thiện cảm dành cho Ukraine khỏi nền tảng của mình. Nhiều công ty trong số này đã nhận được đầu tư quy mô lớn từ phương Tây, bao gồm các quỹ thụ động trong ngành môi trường, xã hội và quản trị (ESG).

Tuy nhiên, những nhà đầu tư này đang bắt đầu nhìn xem ĐCSTQ đang làm gì. Tuần trước, cổ phiếu và quỹ của Trung Quốc đã có một trong những tuần tồi tệ nhất trong năm, bao gồm cả những cổ phiếu công nghệ đã giúp Nga lan truyền chiến dịch thông tin sai lệch.

Các tổ chức đầu tư ở Hoa Kỳ và Châu Âu đang giảm mạnh việc nắm giữ cổ phiếu Trung Quốc. Nhiều cổ phiếu phải đối mặt với việc bị hủy niêm yết tại Hoa Kỳ vì chúng không tuân thủ các yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) đối với các công ty niêm yết hoặc bị trừng phạt vì tham gia vào việc ĐCSTQ diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dễ bị tổn thương khác. Giờ đây, nó lại càng bị cộng đồng quốc tế tẩy chay vì ĐCSTQ tham gia vào hoạt động tuyên truyền giả mạo của Nga.

Dưới nhiều áp lực như tình hình đại dịch đang gia tăng mạnh mẽ ở Trung Quốc, cuộc khủng hoảng giá cả và thị trường nhà đất, một số lượng lớn các công ty bán cổ phiếu Hồng Kông, điều này chắc chắn đã khiến tình hình chứng khoán Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang (Fed) thắt chặt chính sách tiền tệ, một lượng lớn nhà đầu tư đã rút vốn khỏi các dự án đầu tư bên ngoài Hoa Kỳ và chuyển sang thị trường Hoa Kỳ an toàn hơn, cũng gây áp lực nặng nề khác lên chứng khoán Trung Quốc.

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 5,6% trong tuần trước, trong đó cổ phiếu công nghệ giảm 11%. Tencent và Alibaba cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Điều này phản ánh sự vi phạm quy định quá mức hiện đang mở rộng đến việc ĐCSTQ ngày càng được công nhận là lạm dụng các công ty Trung Quốc cho các mục đích tuyên truyền của mình.

Trên thực tế, các công ty Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ không tốt đối với cả chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Trung Quốc. Chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu các công ty này phải đáp ứng các tiêu chuẩn về tính minh bạch trong các vấn đề kế toán; và trớ trêu thay, chính phủ Trung Quốc cũng cảnh giác với các công ty này, vì sợ rằng họ đang làm những việc ở nước ngoài gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc.

Trong hoàn cảnh cộng đồng quốc tế đang trừng phạt Nga, ĐCSTQ không chỉ mở cửa kinh tế cho Nga mà còn sử dụng các nguồn lực để giúp Nga thực hiện các hoạt động tuyên truyền giả mạo, cộng đồng quốc tế nên thấy rõ ĐCSTQ ủng hộ những thế lực nào, đó là chế độ độc tài. Các chế độ độc tài này đều có tham vọng bành trướng toàn cầu bằng quyền lực của mình và bắt nạt dân thường ở các nước như Ukraine, Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Iran, Venezuela, Triều Tiên và các nước Ả Rập.

Các nhà đầu tư bây giờ nên rút tiền của họ ra khỏi thị trường Trung Quốc và các đồng minh của nó, vì những khoản tiền này có thể được sử dụng để thúc đẩy thông tin sai lệch và thậm chí giúp các chế độ độc tài tiến hành chiến tranh. Số tiền đổ vào các chế độ độc tài này sẽ ngày càng trở nên đẫm máu, gây ra mối đe dọa cho nền dân chủ của cộng đồng quốc tế. Việc này phải dừng lại.

ĐCSTQ đang tích trữ hàng hóa

Chiến tranh Nga – Ukraine đang củng cố sức mạnh kinh tế của Trung Quốc

Hoa Kỳ và Châu Âu đã cảnh báo các chủ ngân hàng Trung Quốc và Nga. Để trừng phạt việc Nga xâm lược Ukraine, họ đã đóng băng kho dự trữ ngoại hối của Nga trị giá khoảng 630 tỷ USD vào ngày 26/2.

Matxcơva đột nhiên không thể khai thác dự trữ ngoại tệ mà họ nghĩ rằng họ đang sở hữu. Họ có thể đã lên kế hoạch bảo vệ đồng rúp trên thị trường quốc tế với hàng tỷ USD. Tuy nhiên, đồng rúp đã giảm khoảng 30% so với đồng đô-la vào ngày 28/2.

Bắc Kinh đang quan tâm đến điểm này. Đối mặt với khả năng dự trữ ngoại hối trị giá 3,2 nghìn tỷ USD của mình có thể trở nên vô giá trị, ĐCSTQ đang mua tài sản trên khắp thế giới, bao gồm cả gần đây nhất là thông qua thúc đẩy năng lượng và hàng hóa, âm thầm chi tiêu đô-la.

Được thúc đẩy bởi những bất ổn địa chính trị cộng thêm cuộc xâm lược của Nga, các lệnh trừng phạt đối với nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch gây ra, gián đoạn thương mại ở Biển Đen, tranh chấp thương mại với Úc và chi phí vận chuyển tăng cao, Bắc Kinh đang mua các hàng hóa quan trọng như dầu, khí đốt, quặng sắt, lúa mì, lúa mạch, ngô và vàng.

Giá cả dường như không phải là một vấn đề đối với những người mua thuộc sở hữu nhà nước, mua nguyên liệu để chuẩn bị cho sự khan hiếm hàng hóa dự kiến ngày càng tăng. Giá nhiều mặt hàng đã tăng 3% đến 8% chỉ trong vài ngày do chiến tranh. Các lệnh trừng phạt đối với kali của Belarus khiến Trung Quốc phải trả thêm 139% cho phân bón từ Israel và Canada.

Mặt khác, chiến tranh đôi khi có thể giúp ích cho vị thế cạnh tranh của Trung Quốc. Với tình trạng bị quốc tế ruồng bỏ mới của Nga, Bắc Kinh có khả năng thương lượng để ký các hợp đồng hàng hóa với Nga bằng đồng nhân dân tệ của nước này. Giao dịch bằng đô-la và euro với Nga hiện đang ngày càng trở nên bất hợp pháp do các lệnh trừng phạt của quốc tế, vì vậy các ngân hàng Trung Quốc vui vẻ tuân thủ các quy định và chuyển sang đồng nhân dân tệ. Nga có rất ít nơi khác để bán năng lượng, vì vậy Bắc Kinh được hưởng thị trường bên mua.

Ví dụ, trước đây Trung Quốc mua khoảng 1% lượng than (khoảng 30 triệu tấn) từ Nga, nhưng nếu cuộc xâm lược Ukraine tiếp tục, Nga sẽ buộc phải cố gắng chuyển 38% lượng than xuất khẩu (khoảng 76 triệu tấn) từ Châu Âu và Ukraine sang các thị trường Châu Á do lệnh trừng phạt.

Nhưng hai ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc hiện đang hạn chế các khoản vay ngoại tệ để mua hàng hóa của Nga. Ví dụ, chi nhánh ở nước ngoài của Ngân hàng Công thương Trung Quốc đã ngừng phát hành tín dụng mệnh giá đô-la để mua nguyên liệu thô của Nga. Tuy nhiên, tín dụng mệnh giá nhân dân tệ vẫn được cung cấp cho một số khách hàng.

Trung Quốc mua khoảng 60 tỷ USD năng lượng từ Nga mỗi năm. Các nhà sản xuất thép và nhà máy điện của Trung Quốc, thường nhập khẩu một lượng lớn than từ Nga, đang tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế. Các ngân hàng của họ khuyến nghị ngừng mua năng lượng của Nga vì nguy cơ bị trừng phạt thứ cấp đối với các công ty Trung Quốc.

Việc Trung Quốc tăng cường mua các loại ngũ cốc và đậu nành đã gây áp lực lên giá thế giới, hiện đang trở nên không đủ khả năng chi trả đối với người nghèo trên thế giới. Theo báo cáo của Bloomberg ngày 3/3, Trung Quốc sẽ nhập khẩu 34 tỷ USD nông sản từ Mỹ vào năm 2021.

Giá đậu tương đã tăng gần 50% kể từ tháng 11/2021, một phần do báo cáo của Nikkei tháng 12 gọi là “tích trữ” của chính quyền Trung Quốc. Xuất khẩu ngũ cốc từ Nga và Ukraine đã bị ngừng lại do chiến tranh và các lệnh trừng phạt, khiến giá tiếp tục tăng.

Theo Nikkei, Trung Quốc, quốc gia chiếm khoảng 18% dân số thế giới, đã dự trữ hơn một nửa lượng ngũ cốc của thế giới, làm tăng giá cả đến mức “khiến nhiều quốc gia rơi vào tình cảnh đói kém hơn”. Một quan chức của Cục Dự trữ Nguyên liệu và Ngũ cốc Nhà nước Trung Quốc nói với các phóng viên rằng trong khi phần còn lại của thế giới chiến tranh và hỗn loạn, kho dự trữ lúa mì của Trung Quốc có thể kéo dài một năm rưỡi.

Trung Quốc không chỉ mua thực phẩm mà còn mua toàn bộ các công ty, bao gồm cả một nhà chế biến thịt của Châu Âu vào năm 2021 và một công ty sữa hàng đầu ở New Zealand vào năm 2019. Từ năm 2020 đến năm 2021, chỉ số giá lương thực của Liên hợp quốc đã tăng 30%.

ĐCSTQ cũng là một kẻ đào vàng. Nó tự khai thác rất nhiều vàng trong khi mua nhiều hơn trên thị trường quốc tế. Trong khi, Bắc Kinh chính thức nắm giữ 1.948 tấn kim loại quý màu vàng, hầu hết các nhà phân tích ước tính dự trữ ở mức từ 10.000 đến 30.000 tấn, cao hơn nhiều so với 8.133 tấn mà Hoa Kỳ nắm giữ. Với nhiều vàng như vậy, ĐCSTQ có thể sử dụng vàng để hỗ trợ đồng nhân dân tệ trong tương lai, thay thế cho đồng đô-la Mỹ không được hỗ trợ.

Nền kinh tế Trung Quốc cần lương thực và hàng hóa, cũng như tất cả các nước. Nhu cầu của nó là thứ thúc đẩy cung nhiều hơn, đồng nghĩa với việc nhiều việc làm hơn trên khắp thế giới. Nhưng cách tiếp cận của ĐCSTQ là cạnh tranh vô đạo đức, lừa dối và độc đoán, bao gồm cả nỗ lực đánh cắp tài nguyên thiên nhiên và độc quyền các mặt hàng khan hiếm nhất.

Nếu thế giới để cho ĐCSTQ tiếp tục đi trên con đường phi đạo đức tự làm trầm trọng hóa bản thân, chúng ta đang đặt tương lai của chính mình vào nguy hiểm.

Share.

Leave a Reply