Wednesday, May 8 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
March 8, 2022
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Nam Hàn sẽ “mở rộng đào tạo lực lượng Thủy Quân Lục Chiến cho Việt Nam” trong chương trình hợp tác “đào tạo thủy thủ và sĩ quan Hải Quân.”

Thông Tấn Xã Việt Nam hôm Thứ Hai, 7 Tháng Ba, cho hay như vậy về cuộc hội thảo trực tuyến đầu Tháng Ba giữa Bộ Hải Dương và Nghề Cá Nam Hàn với phía đối tác CSVN nhưng không thấy được nêu rõ rệt danh tính và bộ phận nào của Hải Quân CSVN.

Lính CSVN trong một cuộc diễn hành. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Cuộc hội thảo dẫn lại việc Nam Hàn viện trợ cho Việt Nam tàu huấn luyện trọng tải 3,460 tấn hồi năm 2020. Nhờ đó “từ Tháng Giêng 2021, trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam đã tiến hành đào tạo tại chỗ cho khoảng 400 sinh viên và 60 giáo viên trên tàu.” Cũng nhờ vậy “thời hạn lấy bằng kỹ sư hàng hải được rút ngắn từ 5 năm xuống còn 4 năm.”

Ít lâu nay, Nam Hàn viện trợ cho một số tàu cho lực lượng Hải Quân và Cảnh Sát Biển Việt Nam, giúp đào tạo sĩ quan và thủy thủy cho Hải Quân Việt Nam. Việc giúp huấn luyện lực lượng Thủy Quân Lục Chiến cho Việt Nam đã tiến hành có thể với số lượng nhỏ nhưng không hề được thông tin. Nay thì lại thấy đưa tin phía Nam Hàn “mở rộng đào tạo lực lượng Thủy Quân Lục Chiến cho Việt Nam.”

Nam Hàn đã viện trợ cho Hà Nội hai hộ tống hạm lớp Pohang, trọng tải 1,200 tấn, từ ba, bốn năm trước nhưng đã tháo gỡ hầu hết các loại võ khí tối tân. Những tàu lớp Pohang Nam Hàn cho nghỉ hưu để thay thế bằng những tàu mới đóng trang bị tối tân hơn. Việt Nam, Thái Lan, Philippines và cả Ai Cập ở Trung Đông được thừa hưởng những chiếc bị thải loại.

Việt Nam chỉ chính thức thành lập lực lượng “Hải Quân đánh bộ từ những năm cuối thập niên 1970 với ba lữ đoàn,” nhưng hiện nay có vẻ chỉ duy trì có hai lữ đoàn với trang bị võ khí nhẹ sản xuất theo bản quyền mua của Do Thái. Các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến của Việt Nam được đưa tới trấn giữ các vị trí tại quần đảo Trường Sa.

Lâu nay, Trung Quốc luyện tập ráo riết lực lượng gồm cả chuyện “đổ bộ chiếm đảo” trên Biển Đông mà Việt Nam cũng biết. Bây giờ mới tung tin Nam Hàn “mở rộng đào tạo” cho lực lượng Thủy Quân Lục Chiến của Việt Nam hầu gia tăng khả năng tác chiến.

Năm 1988, hai tàu vận tải Việt Nam bị bắn chìm và 64 lính của Lữ Đoàn 146 bị thiệt mạng khi lực lượng Trung Quốc tới cướp bãi đá ngầm Gạc Ma. Mối quan hệ giữa hai nước Cộng Sản anh em chùng xuống rất thấp và chỉ nối lại từ năm 1991.

Hộ tống hạm săn tàu ngầm lớp Pohang được Nam Hàn viện trợ cho một số nước như Việt Nam, Philippines. (Hình: Wikipedia)

Bắc Kinh từng cho Tướng Phạm Trường Long, phó Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, năm 2017 tới Hà Nội đe dọa đánh chiếm các đảo và bãi đá ngầm mà Việt Nam đang trấn giữ tại Trường Sa nếu không dừng các hoạt động mở rộng dò tìm dầu khí trên các vùng biển dính cái “Lưỡi Bò” dù hoàn toàn nằm trong các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS).

Tại quần đảo Trường Sa, Việt Nam hiện đang trấn giữ 21 đảo và bãi đá ngầm, Philippines giữ 10 đảo và bãi đá, Trung Quốc giữ bảy bãi đá ngầm cướp từ Việt Nam nay đã biến thành bảy đảo nhân tạo và đã bồi đắp, xây dựng các căn cứ quân sự quy mô gồm cả cảng biển, phi đạo, các vị trí hỏa tiễn phòng không, chống tàu biển, hệ thống truyền tin, radar tối tân. (TN) [qd]

Share.

Leave a Reply