Friday, April 26 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
  • Mark Johanson
  • BBC Travel
Ruth Moscoso/Qori Inti

NGUỒN HÌNH ẢNH,RUTH MOSCOSO/QORI INTI

Ánh mặt trời nóng bỏng chiếu xuống một ngôi làng trong vùng Villaseca ở Chile khi Luisa Ogalde đặt một nồi thịt dê non cabrito vào chiếc hộp có nắp trong suốt và nghiêng theo góc, rồi xoay chiếc hộp về hướng ánh sáng mặt trời giữa trưa.

Cô giải thích món thịt dê cabrito sẽ được hầm nhừ trong hộp trong nhiều giờ, thịt sẽ mềm và mọng nước đến nỗi bạn có thể dùng nĩa và xẻ thịt thành miếng.

Trong một chiếc hộp khác gần đó, Ogalde bỏ vào gạo, theo cô sẽ cần nấu trong 40 phút, và khối bột mì đã được nhào kỹ với men nở, cần khoảng một giờ sẽ thành bánh mì. Những hộp khác có thịt thỏ, thịt gà, thịt heo, mỗi món sẽ được ninh nhừ khoảng hai giờ bằng ánh sáng mặt trời nóng bỏng thiêu đốt thị trấn ở rìa miền nam sa mạc Atacama.

“Ưu điểm khi sống ở đây là chúng tôi luôn có ánh sáng mặt trời gần như mỗi ngày trong năm,” Ogalde cho biết, và giải thích rằng cô sử dụng ánh nắng, thay vì bếp gas, bếp điện hay bếp củi, để nấu ăn cho nhà hàng Entre Cordillera Restobar Solar, khai trương vào năm 2018.

Những chiếc hộp là lò nướng dùng ánh sáng mặt trời, và cách chúng hoạt động để làm chín thịt tương tự khi xe hơi đậu một chỗ khiến ta nóng lên trong ngày hè nóng bỏng.

Ogalde có tám chiếc hộp, cùng với lò nấu dùng năng lượng mặt trời từ đĩa parabol mà cô dùng để nấu nước và một tấm phơi bằng năng lượng mặt trời để phơi thịt dê khô thành món ch’arki (dê khô), vốn là thành phần chủ chốt trong món bí ngô hầm nhừ với khoai tây có tên charquicán.

Ogalde sử dụng lò nướng năng lượng mặt trời để làm món hầm truyền thống, cùng với món súp gà hoặc bò cazuela, và thậm chí nấu món tráng miệng giống bánh flan có tên leche asada dùng sữa dê.

“Chúng tôi tái hiện lại tất cả các công thức nấu ăn trong vùng và đem lại giá trị cho cách nấu ăn gia đình từ thời ông bà,” cô giải thích. Dù những công thức nấu ăn có thể đã cũ, cách nấu lại hoàn toàn mới mẻ.

Ogalde thuộc thế hệ đầu bếp mở nhà hàng dùng năng lượng mặt trời ở những vùng xa xôi trên sa mạc Atacama nóng bỏng của Chile, khu vực bắt đầu từ vùng phía bắc Villaseca, kết thúc ở biên giới Peru và được biết đến là vùng khô hạn nhất Trái Đất.

Sa mạc Atacama có bức xạ mặt trời cao nhất trên hành tinh – cao hơn 30% so với mức trung bình, nóng hơn sa mạc Mojave ở miền tây nam nước Mỹ – nhưng một số cư dân nơi đây đã tận dụng nguồn năng lượng thật sáng tạo như những đầu bếp bình dân tại gia, được tạo cảm hứng từ một thí nghiệm diễn ra ở Villaseca từ năm 1989.

Mark Johanson

NGUỒN HÌNH ẢNH,MARK JOHANSON

Chụp lại hình ảnh,
Theo xu hướng mới, ngày càng nhiều đầu bếp ở miền bắc Chile sử dụng lò năng lượng mặt trời để nấu món truyền thống
Câu chuyện người Chile nấu ăn bằng ánh mặt trời bắt đầu từ mẹ của Ogalde, bà Francisca Carrasco, một nông dân nuôi dê ở Villaseca, người tiên phong nấu ăn bằng năng lượng mặt trời. Carrasco là một trong số ít người tham gia vào thí nghiệm nấu ăn bằng năng lượng mặt trời do một nhóm nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Dinh Dưỡng và Công nghệ Thực Phẩm Đại học Chile tiến hành.

Nghiên cứu có hai mục tiêu. Các nhà nghiên cứu muốn giúp gia đình sống ở nơi xa xôi trong thung lũng Elqui có thể thoát khỏi cảnh nghèo đói nhờ nguồn năng lượng miễn phí, nhưng họ cũng muốn tìm ra cách giúp người dân có thể nấu ăn mà không cần phải chặt mất những cánh rừng cây algarrobochurqui và cây carboncillo còn sót lại theo cách sử dụng lò đun củi truyền thống.

Vì vậy, từ năm 1989, một nhóm 25 gia đình tham gia vào thử nghiệm, đầu tiên là dùng lò năng lượng mặt trời có đĩa parabol, phản chiếu ánh sáng mặt trời vào một lò nướng trung tâm, và lò mặt trời dạng hộp, vốn phổ biến và vẫn còn được sử dụng nhiều nhất ngày nay.

“Villaseca chuyển đổi thành ngôi làng đầu tiên ở Chile sử dụng năng lượng mặt trời để nấu ăn, và mọi người cực kỳ phấn khích với những gì có thể làm được,” Juan Ibacache, thư ký Hiệp hội Thương mại Villaseca về Thủ công Mỹ nghệ dùng Năng lượng Mặt trời cho biết. “Tất nhiên, ban đầu mọi thứ cần phải qua tập luyện một chút vì nếu bạn không xoay lò nấu năng lượng mặt trời theo chuyển động của mặt trời, bạn sẽ mất nhiệt và lò không hoạt động nữa.”

Qua thời gian, những gia đình tham gia đã đưa ra những quan sát chủ đạo giúp họ hoàn thiện kỹ thuật nấu ăn kiểu mới. Họ nhận thấy lò năng lượng mặt trời dùng đĩa parabol tập trung nhiệt cực kỳ nhanh và có thể thay thế khi bạn cần nấu thứ gì đó trên ngọn lửa trực tiếp, ví dụ như đun nước. Trong khi đó, lò dạng hộp có thể nấu súp hầm nhừ và bắt chước lò nướng truyền thống để nướng bánh và làm món tráng miệng.

“Ban đầu mọi người chỉ nấu cho gia đình ăn, nhưng sau đó du khách nước ngoài bắt đầu đến thăm thị trấn và hỏi xem mọi người cách nấu ăn bằng ánh sáng mặt trời, đó là lúc ý tưởng tìm một nơi ở Villaseca để thành lập trung tâm năng lượng mặt trời ra đời,” Ibacache kể lại.

Năm 2000, hiệp hội mở nhà hàng năng lượng mặt trời đầu tiên, có tên Delicias del Sol, với quy mô phục vụ 24 thực khách. Từ đó nhà hàng này liên tục mở rộng đến nay đã có thể phục vụ 130 thực khác và khai sinh thêm hai nhà hàng mới nữa ở Villaseca, trong đó có nhà hàng của Ogalde và một số nhà hàng dùng năng lượng mặt trời khác ở miền bắc Chile khô hạn.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,
Ánh mặt trời thiêu đốt sa mạc Atacama, nơi nổi tiếng là nơi khô nhất trên Trái Đất
Ở một ốc đảo nhỏ tên Pica nằm giữa hoang mạc, nằm ở miền bắc xa xôi trên sa mạc Atacama, Ruth Moscoso có một nhà hàng dùng năng lượng mặt trời tên Qori Inti, tên gọi này có nghĩa là “Khúc xạ Mặt trời” theo tiếng Aymara của dân bản địa.

Moscoso sử dụng bốn lò đun mặt trời dùng đĩa parabol để nấu các món ăn truyền thống của cư dân vùng núi Andes. Rất nhiều món nấu với hạt quinoa và khoai tây trồng tại địa phương do họ hàng của bà trồng trong khu vực Altiplano thuộc vùng cao của dãy Andes dọc biên giới Bolivia.

“Trong nền văn hóa của chúng tôi, chúng tôi nhận thức sâu sắc về môi trường,” Moscoso giải thích. “Vì vậy, chúng tôi nói, vậy hãy làm gì đó có ứng dụng truyền thống và tập quán thể hiện sự quan tâm đến Mẹ Trái Đất, nhưng đồng thời truyền thống của chúng tôi cũng hướng về sự tiết kiệm và tối ưu hóa những gì chúng tôi sẵn có, ở đây là ánh mặt trời và sức nóng. Vì vậy, đây thực sự là hội tụ giữa truyền thống và đổi mới.”

Đa số thành phần trong các món ăn của Moscoso đến từ mạng lưới của bà với người dân Aymara bản địa, trong khi đó năng lượng bà sử dụng đến từ Inti (Cha Mặt Trời).

Bà đã dành nhiều năm kết hợp hai yếu tố để nấu các món ăn của dân Andes từ thời tiền Columbus bằng năng lượng mặt trời, như món chuño (món khoai tây phơi khô trong thời tiết đóng băng sử dụng cho nhiều món ăn), món sopa milinaria (món súp có nước dùng làm từ xương lạc đà không bướu), và món kalapurka (món hầm có sử dụng ớt).

“Tôi muốn kèm theo những món ăn đặc trưng này khi nấu ở Altiplano, đây là những món ăn hầu hết mọi người chưa thử qua, bà giải thích. Trong quá trình, bà cũng “khuyến khích ý thức xanh và đó là điều mọi người sẽ mang về nhà sau khi rời khỏi nhà hàng.”

Moscoso giờ đây lại tiếp tục sáng tạo với một lò nấu ăn đặc biệt dùng năng lượng mặt trời, nấu món ăn bên trong một ống bằng kính chân không, hấp thụ ánh sáng và chuyển thành sức nóng, nhanh chóng nướng thức ăn mà thường bạn dùng lò nướng truyền thống.

Với sự giúp đỡ từ một quỹ dành cho doanh nghiệp nhỏ trong vùng, bà mua sáu nồi nướng mặt trời đầu năm nay, để có thể bổ sung thêm món mới vào thực đơn, trong đó có món bánh mì làm từ bột quinoa và phiên bản nấu bằng ánh mặt trời của món huatia andina, món thịt với khoai tây thường được nấu bằng đá nóng trong một lỗ đào sâu vào đất.

Antu Cocina Solar

NGUỒN HÌNH ẢNH,ANTU COCINA SOLAR

Chụp lại hình ảnh,
Lò năng lượng mặt trời Antu Cocina Solar chuyển chất thải nhựa thành thiết bị nấu ăn không khí thải
Ở thủ đô Santiago của Chile, một doanh nghiệp startup mới có tên Antu Conina Solar đang triển khai lò nấu bằng năng lượng mặt trời có dạng ống, được phát triển dựa theo mô hình kinh tế xoay vòng đem lại lợi ích cho cả người sử dụng và môi trường, bằng cách sử dụng chất thải nhựa và biến nó thành thiết bị nấu ăn không khí thải cho việc nấu nướng hàng ngày.

Javier Henríquez Hernández, giám đốc marketing của công ty Antu cho biết công ty hy vọng “làm việc với những sáng kiến có thể tạo ra tác động trực tiếp đến cộng đồng,” giúp họ có công cụ nấu nướng mới ở vùng sâu vùng xa và có thể kiếm thu nhập.

Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Mặt trời của Chile cũng hướng đến việc khiến người dân Chile nấu ăn bằng ánh mặt trời nhiều hơn. Trung tâm này cũng thực hiện một hướng dẫn hồi đầu năm để bất kỳ ai với những vật dụng cơ bản nhất cũng có thể làm lò nấu dùng năng lượng mặt trời dạng hộp để dùng tại nhà.

Những gì khởi đầu ba thập niên trước từ người nông dân nuôi dê khiêm tốn ở vùng Villaseca giờ đã trở thành xu hướng khắp miền bắc Chile. Nhưng bạn sẽ không nghe ai gọi cách nấu nướng này là “ẩm thực bền vững”. Nhiều đầu bếp địa phương cho biết, khi bạn được ban phát cực kỳ nhiều ánh mặt trời, thì nấu ăn bằng cách này cũng có lý thôi.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

Share.

Leave a Reply