Sunday, May 12 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói chuyện từ Bormes-les-Mimosas chiều ngày 19/08/2022 về tình hình Ukraina.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói chuyện từ Bormes-les-Mimosas chiều ngày 19/08/2022 về tình hình Ukraina. © AP / Eric Gaillard

Trong cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai người từ gần ba tháng nay, hôm 19/08/2022, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin đã kêu gọi tổ chức “càng sớm càng tốt” một cuộc thị sát nhà máy điện hạt nhân Ukraina ở Zaporijjia, thường xuyên bị oanh kích trong thời gian gần đây.

Trong một bản thông cáo, Điện Kremlin cho biết hai nhà lãnh đạo đã “nêu rõ tầm quan trọng của việc cử một phái đoàn từ Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế tới nhà máy điện hạt nhân càng sớm càng tốt, để có thể đánh giá tình hình tại chỗ”. Điện Kremlin nói thêm là cuộc điện đàm giữa hai bên được thực hiện theo yêu cầu của tổng thống Pháp Macron.

Về phía Paris, phủ tổng thống Pháp cho biết ông Macron đã “ủng hộ việc cử các chuyên gia của Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế đến nơi trong thời hạn sớm nhất và trong các điều kiện được cả Ukraina lẫn Liên Hợp Quốc chấp nhận”. Hai tổng thống Nga và Pháp sẽ nói chuyện với nhau một lần nữa “trong những ngày sắp tới về vấn đề này, sau khi trao đổi giữa các nhóm kỹ thuật và trước khi triển khai nhiệm vụ”. Điện Élysée nói rõ ông Putin đã đồng ý để cho phái đoàn thanh tra “đi ngang qua Ukraina” để đến Zaporijjia.

Theo Thông tín viên RFI Julian Colling tại Matxcơva, dù chấp thuận để cho quốc tế đến xem xét tình hình tại Zaporijjia, tổng thống Nga Putin vẫn không từ bỏ ý đồ chiếm trọn khu vực và tiếp tục đổ lỗi cho Ukraina là bên gây nguy hiểm:

“Đây là lần đầu tiên kể từ cuối tháng 5, tổng thống Nga và Pháp nói chuyện với nhau qua điện thoại. Theo Điện Elysée, Vladimir Putin thậm chí đã nhượng bộ khi rốt cuộc để cho phái đoàn quốc tế  đến nhà máy Zaporijjia qua ngã Ukraina, chứ không phải qua các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát ở phía nam, như yêu cầu trước đó.

Thông tin trên tuy nhiên vẫn chưa được Điện Kremlin xác nhận hoặc bình luận, nhưng nếu Matxcơva muốn thể hiện thiện chí qua cử chỉ đó, thì họ vẫn cho thấy lập trường cứng rắn, trung thành với đường lối đã được nhấn mạnh trong nhiều tuần qua, theo đó thì chính Ukraina là bên tạo ra nguy cơ về một “ thảm họa trên quy mô lớn” (như Putin đã nói với Macron), khi không ngừng bắn phá bừa bãi vào lực lượng Nga tại chỗ.

Truyền thông Nhà Nước Nga nhắc lại rằng chính tổng thống Zelensky, trong một video ngày 14/08 đã kêu gọi binh lính Ukraina không ngần ngại tấn công vào lực lượng chiếm đóng. Như vậy, Điện Kremlin tự thoái thác mọi trách nhiệm về hiểm họa đang gia tăng xung quanh nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu.

Dẫu sao thì Nga vẫn chưa sẵn sàng nới lỏng gọng kềm chung quanh Zaporijjia. Xin nhắc lại, khu vực Zaporijjia, phần lớn do Nga kiểm soát ở phía nam, là một điểm chiến lược thiết yếu đối với Điện Kremlin, đang muốn chiếm toàn bộ khu vực. Zaporijjia rất có thể bị sáp nhập vào Liên bang Nga, trong một cuộc trưng cầu dân ý sắp tới.”

TT Pháp lên án “cuộc tấn công tàn bạo” của Nga

Dù nối lại đối thoại với tổng thống Nga, nguyên thủ Pháp tiếp tục lên án Matxcơva tiến hành một “cuộc tấn công tàn bạo” Ukraina, đồng thời kêu gọi người dân Pháp chấp nhận khó khăn để bảo vệ tự do. Trong bài phát biểu hôm qua tại Bormes-les-Mimosas, ông Macron tuyên bố :

“Từ khi Vladimir Putin khởi động cuộc tấn công tàn bạo hôm 24 tháng Hai vừa qua, chiến tranh đã quay trở lai nơi chỉ cách biên giới của chúng ta vài tiếng đồng hồ trên lãnh thổ châu Âu, […] Tôi đã nói chuyện với tổng thống Ukraina Zelensky cách nay hai hôm, và với tổng thống Nga Putin vào sáng nay, cách đây vài tiếng đồng hồ, để có được những cam kết cần thiết nhằm bảo đảm được vấn đề an toàn hạt nhân trên lãnh thổ Ukraina. Tôi muốn là chúng ta cùng nghĩ về dân tộc Ukraina, đang anh dũng chống lại những đợt tấn công dữ dội của Quân Đội Nga… Đúng là những bóng ma của mong muốn trả thù, sự vi phạm trắng trợn chủ quyền của các quốc gia, thái độ khinh miệt dân tộc khác mà không ai có thể chịu đựng được, ý chí đế quốc chủ nghĩa tất cả những cái đó đang trỗi dậy từ quá khứ để ngự trị trong cuộc sống hàng ngày của châu Âu chúng ta.”(RFI)

Share.

Leave a Reply